Nghiệp khác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ về tăng diện tích đất rừng trồng tại việt nam và kết quả đạt được (Trang 39 - 45)

II. Tổ chức thực hiện

nghiệp khác.

2. Về tín dụng đầu tư:

Các lâm trường, các doanh nghiệp, các nhà đầu tư, các tổ chức, hộ gia đình tham gia trồng rừng trong các dự án trồng rừng nguyên liệu được cấp có thẩm quyền phê duyệt được vay vốn từ Ngân hàng Phát triển Việt Nam, vốn ODA của các nước, các tổ chức quốc tế và các nguồn vốn vay khác theo lãi suất ưu đãi hiện hành, thời gian vay theo chu kỳ của cây trồng, sau khi khai thác chính gỗ của chu kỳ đầu chủ rừng mới phải hoàn trả vốn và lãi theo hợp đồng tín dụng, không tính lãi gộp và có trách nhiệm tự trồng lại rừng;

Khuyến khích mọi thành phần kinh tế; các doanh nghiệp trong nước và nước ngoài đầu tư vốn vào trồng rừng. Nhà đầu tư được giao đất, cho thuê đất, bảo đảm điều kiện kinh doanh ổn định lâu dài trên đất được giao, được thuê theo các quy định hiện hành;

Hình thành Quỹ bảo vệ và phát triển rừng của Trung ương và địa phương từ các nguồn vốn khác nhau (vốn ngân sách, vốn ODA, thuế tài nguyên rừng, tài nguyên nước, điện, các dịch vụ môi trường, tín dụng các bon, du lịch sinh thái và các khoản đóng góp khác) để hỗ trợ đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng.

Chương IV: Một số kết quả đạt được và xu hướng phát triển rừng trồng trong thời gian tới.

1. Một số kết quả đạt được.

Tính đến nay diện tích rừng toàn quốc là khoảng 13,5 triệu héc ta, độ che phủ gần 39,7%, trong đó rừng tự nhiên còn khoảng 10,3 triệu héc ta.

Nếu so với số liệu được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn công bố năm 2009 khoảng 13,2 triệu héc ta với độ che phủ 39,1% thì diện tích rừng hiện nay đã tăng xấp xỉ 300.000 héc ta.

Tuy nhiên, Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết diện tích rừng nguyên sinh giảm trầm trọng, hiện chỉ còn rất ít, chủ yếu còn ở những khu rừng phòng hộ, khu bảo tồn, phần lớn rừng tự nhiên hiện nay chỉ còn lại là rừng nghèo. Diện tích rừng ngập mặn cũng đã giảm hơn một nửa trong các thập kỷ trước và vẫn tiếp tục suy giảm trong những năm gần đây. Đây là một thực trạng đáng báo động trong bối cảnh biến đổi khí hậu với những tác động gia tăng và khó lường.

Theo Bộ Công an thì có đến 43% vụ phá rừng liên quan đến việc chuyển đổi rừng nghèo, xây dựng thủy điện, thủy lợi, giao thông, khai thác khoáng sản, xây dựng các công trình văn hóa, tâm linh và đáng lo ngại là việc khai thác gỗ trái phép chủ yếu tập trung vào các loại lâm sản quý hiếm có giá trị kinh tế cao ở các rừng nguyên sinh, rừng quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, rừng phòng hộ đầu nguồn.

Chỉ tính trong 15 năm trở lại đây, các loại thiên tai như bão, lũ, lũ quét, sạt lở đất, ngập úng, hạn hán, xâm nhập mặn ... tại Việt Nam đã làm chết và mất tích hơn 10.700 người, thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP mỗi năm.

Đề án ứng phó biến đổi khí hậu của Bô Tài nguyên và Môi trường cũng đặt mục tiêu đến năm 2020 Việt Nam sẽ nâng độ che phủ rừng lên 45%, ổn định diện tích rừng đặc dụng trên 2 triệu héc ta, phục hồi 0,62 triệu héc ta rừng tự nhiên, trồng thêm 250.000 héc ta và tái sinh tự nhiên 750.000 héc ta rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, cải tạo 350.000 héc ta rừng tự nhiên nghèo.

2. Những hạn chế, tồn tại, bài học kinh nghiệm trong công tác triển khai, thực hiện chính sách phát triển diện tích rừng trồng trong thời gian vừa qua.

Diện tích rừng hàng năm có tăng nhưng không nhiều, chưa tương xứng với tiềm năng cũng như mục tiêu đã đề ra;

- Ý thức về quản lý, bảo vệ và phát triển rừng của một bộ phận nhỏ dân cư còn kém nên còn xảy ra hiện tượng phá rừng, lấn chiếm đất rừng để nuôi tôm, khai thác lâm đặc sản;

- Năng suất, chất lượng rừng thấp do việc ứng dụng các tiến bộ khoa học trong khâu giống, cải tạo rừng…còn hạn chế;

- Tác động của ngành lâm nghiệp trong công tác xoá đói, giảm nghèo chưa cao; thu nhập từ nghề rừng còn thấp và không ổn định;

- Tăng trưởng lâm nghiệp còn chậm, đóng góp GDP của lâm nghiệp trong cơ cấu chung đạt thấp.

Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên là do:

- Một là, nhận thức về lợi ích nhiều mặt của rừng chưa thật sự đầy đủ, chưa đánh giá đúng các giá trị môi trường của rừng đem lại trong cộng đồng nên chưa có sự quan tâm đầu tư đúng mức;

- Hai là, diện tích đất từng hộ ít và manh mún ( từ 0,3 – 1 ha); chính sách đầu tư để trồng và quản lý bảo vệ rừng thấp (10 triệu đồng/ha/4 năm) và lợi nhuận từ việc kinh doanh rừng thấp; chu kỳ kinh doanh cây rừng dài (từ 5 – 10 năm mới có thu hoạch) cho nên không hấp dẫn người dân so với nuôi trồng thủy sản;

- Ba là, công tác giao đất giao rừng chưa triển khai thực hiện triệt để do đó người dân chưa thật sự an tâm đầu tư;

- Bốn là, diện tích quy hoạch để phát triển rừng, nhất là vùng phòng hộ rất xung yếu còn có những vuông tôm mà hiện tại khó có thể vận động người dân trồng rừng phủ kín được; trên đất giồng cát dọc ven biển người dân đang trồng cây màu (dưa hấu, củ sắn) hiệu quả kinh tế rất cao so với trồng rừng; đất bãi bồi ven biển người dân đang nuôi sò huyết, nuôi nghêu nên không thể trồng phát triển rừng thêm được;

- Năm là, năng lực cán bộ lâm nghiệp thiếu so với yêu cầu; công tác khuyến lâm còn hạn chế;

- Sáu là, vai trò và trách nhiệm quản lý nhà nước về rừng của chính quyền địa phương (huyện, xã) theo Quyết định 245 của Thủ tướng Chính phủ chưa được quan tâm đúng mức.

Từ thực trạng và những hạn chế trong công tác trồng rừng, quản lý bảo vệ rừng của tỉnh trong thời gian qua, cần rút ra những bài học kinh nghiệm như sau:

- Cần đẩy mạnh công tác tuyên truyền giáo dục để nâng cao nhận thức của công đồng trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Khi hiểu đầy đủ giá trị và lợi ích nhiều mặt của rừng đem lại thì họ mới quan tâm bảo vệ và phát triển rừng;

- Phải giao đất, giao rừng cho dân, bởi vì khi người dân thật sự làm chủ trên mảnh đất, mảnh rừng của mình thì họ mới an tâm đầu tư bảo vệ và phát triển rừng;

- Cần nghiên cứu xây dựng các mô hình sinh kế bền vững cho người dân vùng lâm nghiệp. Khi cuộc sống ổn định và phát triển thì mới hạn chế phá rừng;

- Vùng lâm nghiệp thường ở vùng sâu, xa; điều kiện đi lại khó khăn cho nên hạn chế cho việc phát triển kinh tế xã hội. Do vậy, cần đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng (giao thông, điện, nước sinh hoạt…), các công trình phúc lợi xã hội nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần nhân dân;

- Thường xuyên rà soát các văn bản quy phạm pháp luật để đề xuất chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn cũng như đặc điểm riêng từng vùng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hiện Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã và đang xúc tiến giải pháp đồng quản lý rừng, nhằm phát triển tài nguyên này một cách bền vững trong giai đoạn từ nay đến năm 2020.

Trước mắt, Bô ̣ sẽ tổ chức thực hiện thí điểm tại một số Công ty lâm nghiệp, ban quản lý rừng đặc dụng, ban quản lý rừng phòng hộ để tổng kết, rút kinh nghiệm và hoàn thiện chính sách thực thi trong cả nước.

Theo đó, ban quản lý rừng đặc dụng, rừng phòng hộ, doanh nghiệp được Nhà nước giao rừng và đất lâm nghiệp sẽ thực hiện cơ chế đồng quản lý với dân cư địa phương, trên cơ sở cùng chia sẻ trách nhiệm quản lý bảo vệ rừng, phát triển rừng và cùng hưởng lợi ích từ rừng và sự đóng góp của các bên chủ rừng và cộng đồng dân cư địa phương.

Thông qua cơ chế chia sẻ trách nhiệm và lợi ích tạo cho cộng đồng, các cá nhân, hộ gia đình sống trong và gần rừng (chủ yếu là rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất tự nhiên), có cơ hội tiếp cận có kiểm soát các nguồn tài nguyên được chia sẻ, nâng cao động lực của cộng đồng trong bảo vệ, bảo tồn và phát triển rừng, từng bước thực hiện xã hội hóa hoạt động quản lý, bảo vệ rừng và bảo tồn thiên nhiên.

Về cơ chế chính sách đối với rừng đặc dụng, Nhà nước bố trí ngân sách sự nghiệp bảo vệ rừng hàng năm cho khoán bảo vệ rừng đặc dụng ở khu vực rừng bị đe dọa xâm hại cao, gắn với bảo đảm cuộc sống của người dân với mức bình quân 300 ngàn đồng/hécta/năm.

Việc tổ chức tận thu, tận dụng lâm sản và chia sẻ lợi ích, kể cả việc tiếp cận nguồn gen trong các khu rừng đặc dụng phải theo quy định của pháp luật. Người dân tham gia bảo vệ rừng được hưởng lợi ích từ chi trả các dịch vụ môi trường của rừng, như cung cấp nước cho nhà máy điện, nước, cho thuê cảnh quan kinh doanh du lịch sinh thái theo dự án.

Đối với rừng phòng hộ, sẽ thành lập các ban quản lý những khu rừng phòng hộ quy mô lớn. Những diện tích dưới 5 ngàn hécta giao cho các tổ chức, hộ gia đình, doanh nghiệp quản lý; trong đó ưu tiên giao cho cộng đồng dân thôn, hộ gia đình và cá nhân sinh sống trên địa bàn.

Riêng với rừng phòng hộ là rừng tự nhiên, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đề xuất Nhà nước bố trí ngân sách sự nghiệp hàng năm, để tiếp tục ổn định diện tích giao khoán bảo vệ rừng cho đồng bào dân tộc tại chỗ (đặc biệt là khu vực thuộc đối tượng quy định tại Nghị quyết 30a của Chính phủ), ở một số khu rừng phòng hộ đầu nguồn, phòng hộ ven biển với mức khoán bình quân 200 ngàn đồng/hécta/năm. Đồng thời, tiếp tục thực hiện việc khai thác lâm sản theo phương án điều chế, tận thu, tận dụng lâm sản theo quy định của pháp luật. Người nhận khoán bảo vệ rừng cũng được hưởng lợi ích từ chi trả các dịch vụ của rừng.

Chương V: Kết luận

Với vai trò to lớn của rừng đối với con người cũng như nhu cầu thiết yếu của rừng đối với con người thì việc tôn tạo, phát triển rừng ngày càng cấp thiết đối với mỗi người Việt Nam nói riêng, Nhân loại nói chung. Thông qua những chính sách hỗ trợ và công tác tổ chức thực hiện, mục tiêu đưa ra là phát triển rừng sao cho đảm bảo đóng góp ngày càng tăng vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học, cung cấp các dịch vụ môi trường, xóa đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho người dân lâm nghiệp, đồng thời góp phần giữ vững an ninh, quốc phòng.

Tình trạng biến đổi khí hậu đã và đang diễn ra, ngay từ bây giờ chúng ta phải có những hành động cụ thể để giảm nhẹ và thích ứng với nó. Một trong những giải pháp quan trọng là phải bảo vệ và phát triển rừng, tạo sinh kế cho người dân. Đây là nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các địa phương và của cả cộng đồng. Chúng tôi mong rằng, tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước cùng chia sẻ, có trách nhiệm và bằng những hành động cụ thể nhằm chung tay, góp sức làm cho cuộc sống của chúng ta luôn xanh, sạch và phát triển bền vững.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu các chính sách hỗ trợ về tăng diện tích đất rừng trồng tại việt nam và kết quả đạt được (Trang 39 - 45)