Tính đến Tính đến 3 tháng đầu năm 2008, Hải Dưong thu hút được 171 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) với tổng số vốn đăng ký đầu tư hơn hai tỷ USD, vốn thực hiện đạt hơn 828 triệu USD, tỉnh Hải Dương trở thànhmột trong mười tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI. Tuy nhiên, để tạo bước đột phá về thu hút FDI, Hải Dương cần thực hiện đồng bộ các giải pháp. Là một trong các doanh nghiệp sớm đầu tư Hải Dương, đến nay, Công ty TNHH Ford Việt Nam đóng góp nguồn ngân sách chủ yếu cho địa phương. Trao đổi ý kiến với chúng tôi, ông tổng giám đốc công ty Mi-chen Pít, cho biết: Công ty được phép hoạt động tại Hải Dương từ năm 1995 và chính thức đi vào hoạt động từ năm 1997. Ðể đưa nhà máy vào hoạt động, công ty đầu tư hơn 100 triệu USD xây dựng nhà máy lắp ráp trên diện tích 30 ha, tại thị trấn Lai Cách (Cẩm Giàng, Hải Dương). Tính đến hết tháng 2-2008, công ty lắp ráp hơn 35 nghìn xe ô-tô các loại; trong đó, năm 2007 là hơn 5.000 nghìn xe, với mức doanh thu đạt 163 triệu USD, nộp ngân sách 48,5 triệu USD, chiếm khoảng 25% tổng thu ngân sách của tỉnh trong năm 2007; thu hút hơn 500 lao động tại địa phương, với mức thu nhập cao và ổn định.
Công ty xi-măng Phúc Sơn đầu tư, sản xuất xi-măng đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, đóng góp nguồn ngân sách đáng kể và giải quyết lao động tại địa phương. Theo Tổng giám đốc Công ty Trần Kiên Nguyên, tháng 5-2005, công ty chính thức đưa vào sử dụng dây chuyền 1, công suất 1,8 triệu tấn/năm. Năm 2005, doanh thu của công ty chỉ đạt 35 triệu USD, năm 2007
đã tăng lên 91 triệu USD; nộp ngân sách địa phương 84 tỷ đồng, tạo việc làm cho gần một nghìn lao động.
Trên đây chỉ là những thí dụ chứng minh hiệu quả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Dương. Theo Trưởng phòng kinh tế đối ngoại (Sở Kế hoạch - Ðầu tư tỉnh), Nguyễn Xuân Ðoan, việc thu hút các dự án FDI trên địa bàn tỉnh trong những năm qua có bước phát triển vượt bậc. Riêng năm 2006, thu hút hơn 663 triệu USD đầu tư 51 dự án FDI, gần bằng cả tổng lượng vốn đầu tư FDI của tỉnh trong mười năm trước đó. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Hồng Văn, đến hết năm 2007, tỉnh Hải Dương thu hút 169 dự án FDI, với tổng vốn đầu tư khoảng hai tỷ USD, số vốn đăng ký thực hiện đạt hơn 800 USD. Ba tháng đầu năm 2008, tỉnh đã cấp phép thêm tám dự án FDI, nâng tổng số lượng dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài lên 171. Giám đốc Sở Kế hoạch - Ðầu tư tỉnh Hải Dương Ðỗ Quốc Tiến cho biết, từ năm 2005 đến nay, tình hình thu hút các dự án FDI trên địa bàn có bước phát triển vượt bậc. Trong ba năm (2001 - 2003), tỉnh thu hút 39 dự án FDI, trong đó có chín dự án đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN).
Ðến hết năm 2007, tỉnh Hải Dương có 93/168 dự án FDI đi vào sản xuất, kinh doanh, với mức doanh thu đạt hơn 680 triệu USD, chiếm hơn 38% giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh, nộp ngân sách gần 64 triệu USD, giải quyết việc làm cho hơn 43 nghìn lao động. Phần lớn các doanh nghiệp nghiêm túc thực hiện các quy định của Luật Thuế. Các doanh nghiệp FDI đóng góp nguồn ngân sách lớn của địa phương như: Công ty TNHH Ford Việt Nam, Công ty xi-măng Phúc Sơn, Công ty cổ phần hữu hạn may Venture, Công ty TNHH IQ Linhks. Có được kết quả trên là do: Trong quá trình thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh đã tranh thủ được sự giúp đỡ, ủng hộ của Chính phủ, của các bộ, ngành trung ương; đồng thời phát huy lợi thế và vị trí địa kinh tế, môi trường sản xuất, kinh doanh và kết cấu hạ tầng
khá thuận lợi tại địa phương; thủ tục hành chính được đơn giản hóa từng bước, phần nào giảm bớt phiền hà, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư yên tâm sản xuất, kinh doanh. Tỉnh thật sự quan tâm đến các doanh nghiệp, sẵn sàng tạo mọi điều kiện giúp đỡ và kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp trong quá trình triển khai đầu tư; luôn coi sự thành công của doanh nghiệp chính là sự thành công của tỉnh. Giám đốc Ðỗ Quốc Tiến khẳng định: Chất lượng cải cách hành chính là yếu tố cực kỳ quan trọng tác động việc thu hút đầu tư và làm tăng hiệu quả đầu tư. Việc triển khai thực hiện cải cách thủ tục hành chính với mô hình "một cửa", "một liên thông" tại các sở, ban, ngành, địa phương đã nâng cao trách nhiệm cho cán bộ, công chức khi thi hành công vụ; bước đầu đem lại những thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp. Ðồng chí Bí thư Tỉnh ủy Hải Dương Bùi Thanh Quyến nêu rõ: Kết quả 20 năm thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh đã đạt được khá rõ trên các mặt về số lượng doanh nghiệp, số lượng vốn đăng ký đầu tư, chất lượng đầu tư được quan tâm hơn. Tuy nhiên, việc thu hút các dự án FDI của tỉnh còn nhiều vấn đề bức xúc: Lĩnh vực đầu tư chưa cân đối theo ngành, vùng, đối tác đầu tư; các dự án FDI phần lớn nằm ven các trục quốc lộ thuận lợi về giao thông, hạ tầng, chưa có nhiều dự án đến từ các quốc gia phát triển; một số doanh nghiệp chưa quan tâm và chấp hành tốt pháp luật Việt Nam, cho nên xảy ra đình công, lãn công...
Ðến năm 2010, tỉnh Hải Dương phấn đấu đạt 8.800 tỷ đồng vốn thực hiện đầu tư trực tiếp nước ngoài. Với số vốn thực hiện đầu tư hiện nay (hơn 800 triệu USD) đã vượt chỉ tiêu đến năm 2010. Vì vậy, những năm tới, tỉnh cần chọn lọc, thu hút các dự án FDI có vốn đầu tư lớn. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hải Dương Lê Hồng Văn, nhằm thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn vốn FDI phục vụ cho định hướng và mục tiêu "tăng tốc" đầu tư trực tiếp nước ngoài, tỉnh thực hiện: Tiếp tục xây dựng và phát triển đồng bộ hệ
thống cơ sở hạ tầng nhằm đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp; bố trí sắp xếp các dự án theo quy hoạch; trong quá trình lập quy hoạch các khu công nghiệp, cụm công nghiệp đặc biệt chú ý các vấn đề môi trường, cấp thoát nước; tổ chức tốt công tác xúc tiến, vận động đầu tư theo hướng trọng điểm, trực tiếp đi vào các nhà đầu tư lớn; tiếp tục thực hiện cải cách, nhất là thủ tục hành chính; nhất quán chủ trương thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài của tỉnh; tập trung thu hút và phát triển các ngành công nghiệp có thị trường, có lợi thế cạnh tranh nhằm tiếp nhận chuyển giao công nghệ.
Chương II: Thực trạng đầu tư nước ngoài tại Hưng Yêntừ năm 2005-2008. từ năm 2005-2008.