14.8 1.3 6. KẾT LUẬN:
Trong những năm qua, sự tranh luận ngày càng tăng ở cả diễn đàn Trung Quốc và thế giới về sự tăng giá thực tế của đồng nhân dân tệ. Có nhiều tranh cãi cho rằng chính sách tỷ giá hối đoái sẽ không phục vụ cho mục đích làm giảm sự tăng thặng dư thương mại của Trung Quốc. Bài viết này cho thấy cán cân thương mại của Trung Quốc nhạy cảm với sự dao động của tỷ giá hối đoái thực. Thực tế, việc đánh giá độ co giãn dài hạn của xuất nhập khẩu Trung Quốc đến sự thay đổi của tỷ giá thực hiệu quả đồng nhân dân tệ trong giai đoạn từ năm 1994 đến cuối năm 2005, chúng ta thấy được minh chứng rõ ràng cho việc tăng tỷ giá thực làm giảm xuất khẩu dài hạn theo một cách chắc chắn. Trường hợp này cho cả xuất khẩu chế biến (như hàng hóa biến đổi và tái xuất khẩu) và xuất khẩu thông thường. Tuy nhiên, sự tăng tỷ giá thực cũng làm giảm nhập khẩu, cụ thể từ năm 2000, khi việc gia nhập của Trung Quốc vào WTO. Điều này lý giải tại sao sự ảnh hưởng toàn diện của chính sách tỷ giá trên tài khoản thương mại là sự liên quan là rất ít, sự ước lượng thô sơ sẽ giảm 26% cho 10% việc tăng đồng nhân dân tệ thực. Khi thặng dư thương mại được diễn ra, điều này không có nghĩa chính sách tỷ giá hối đoái một mình không thể giải quyết sự mất cân đối của nền kinh tế Trung Quốc, như tình trạng bong bóng của thặng dư thương mại. Do vậy, những chính sách đi kèm là cần thiết.
Giả định rằng tác động có giới hạn của chính sách tỷ giá hối đoái xoay quanh tác động bất thường của nhập khẩu đến sự định giá đồng nhân dân tệ, chúng ta khảo sát thêm kết quả bằng cách ước lượng phương trình nhập khẩu song phương. Sự co giãn về giá đối với việc nhập khẩu của Trung Quốc từ các nước Đông Nam Á là tiêu cực và đáng kể. Kết quả này có thể được lý giải bởi vai trò chủ yếu của Trung Quốc trong mạng lưới sản xuất của Châu Á. Mạng lưới này, dựa trên cơ sở tích phân dọc, khiến cho sản phẩm từ các quốc gia Châu Á khác trở nên sản phẩm bổ sung hơn là thay thế, do đó sự sụt giảm nhu cầu từ bên ngoài do bởi định giá đúng đồng nhân dân tệ cũng làm giảm việc xuất khẩu vào Trung Quốc. Sự co giãn tích cực và quan trọng của giá từ Đức xuất khẩu sang Trung Quốc cho thấy rằng việc định giá đúng đồng nhân dân tệ có thể có 1 tác động rất khác đến các đối tác thương mại của dựa vào cấu trúc của việc xuất khẩu vào NDT cấu trúc của việc xuất khẩu vào Trung Quốc.
Những phát hiện này làm gia tăng các mối quan tâm đến phản ứng tích cực của Châu Á đối với việc định giá đột ngột đồng nhân dân tệ. Thực tế, những tác động tiêu cực mà chúng ta đã nhận ra ở một vài nền kinh tế Đông Nam Á có thể lớn hơn nếu tiền tệ Châu Á theo xu hướng đi lên của đồng nhân dân tệ. Mặc dù lý thuyết này chỉ tập trung vào thặng dư thương mại, vì vậy các kết luận này có tác dụng ghi lại sự quan trọng về tác động tiềm tàng của hiệu ứng domino từ việc định giá thực đồng tiền Trung Quốc và sự kết hợp khác nhau của các chính sách tỷ giá ở Châu Á.