V. Mô hình LMS (Learning Management System)
1. Định nghĩa
LMS là thành phần trong hệ thống E-learning quản lý đào tạo, là môi trường đa người dùng để giúp người phát triển đào tạo có thể tạo, lưu trữ, sử dụng, quản lý và phân phối các nội dung đào tạo từ kho lưu trữ đến các đối tượng.
Cụ thể, LMS quản lý việc đăng ký khóa học của học viên, tạo ra các bài giảng có sự hướng dẫn của giảng viên, giúp sinh viên tham dự các hoạt động đa dạng mang tính tương tác trên máy tính và thực hiện các bảng đánh giá. Hơn thế nữa, LMS cũng giúp các nhà quản lý và các giảng viên thực hiện các công việc kiểm tra, giám sát, thu nhận kết quả học tập, báo cáo của học viên và giúp nâng cao hiệu quả việc giảng dạy.
Hình minh họa vai trò và các chức năng của giáo viên và sinh viên trong hệ thống LMS
2. Phân loại
Có nhiều loại LMS khác nhau và điểm khác nhau giữa các sản phẩm dựa trên các đặc tính sau:
• Khả năng mở rộng.
• Chuẩn mà hệ thống tuân theo (SCORM).
• Hệ thống đóng hay mở.
• Tính thân thiện người dùng.
• Sự hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau.
• Khả năng cung cấp các mô hình học.
• Giá cả.
3. Đặc điểm của LMS
Quản lý học viên:
• Bao gồm việc hệ thống ghi lại những thông tin chi tiết về học viên như: họ tên, nghề nghiệp, địa chỉ liên lạc…, cung cấp tên truy cập và mật khẩu.
• Theo dõi tiến trình học của học viên, ghi lại các lần truy cập vào các khóa học, ghi nhận các đóng gói thông qua các câu trả lời trên các bài kiểm tra tự đánh giá, hay trên các bài tập, bài thi cuối khóa. Các kết quả kiểm tra này cho biết học viên đó có hoàn thành khóa học đó hay không.
Quản lý và theo dõi khóa học:
Quản lý nội dung khóa học, ghi lại các thông tin chi tiết về khóa học như:
• Điều kiện, kiến thức yêu cầu cần chuẩn bị trước khi tham gia khóa học.
• Mục tiêu, kết quả sẻ đạt được sau khi kết thúc bài học, chương, khóa học.
• Chú ý đến thời gian học, thông thường chú ý thời lượng tối thiểu cần thiết để hoàn thành khóa học.