Các nguồn thông tin chủ yếu

Một phần của tài liệu Bảng cân đối lương thực thực phẩm việt Nam (Trang 28 - 43)

Bảng cân đối lương thực được biên soạn từ nhiều nguồn khác nhau. Chất lượng và qui mô của bảng cân đối lương thực thay đổi đáng kể giữa các quốc gia và các sản phẩm. Sự thiếu chính xác và sai số có thể gặp phải trong mỗi công đoạn xây dựng bảng cân đối này. Vì vậy người sử dụng số liệu phải luôn ý thức được những hạn chế của nó. Một cách lý tưởng, số liệu cơ bản cần để lập bảng cân đối lương thực phải lấy từ cùng một nguồn. Điều này ngụ ý rằng….

c, Nh ng khái niệm liên quan đến việc lập bảng cân đối lƣơng thực

Những vướng mắc về mặt khái niệm thường xuất hiện đối với phạm vi/tính đại diện của số liệu cơ sở. Thống kê sản xuất hầu như chỉ giới hạn với lương thực chủ yếu có tính thương mại. Sản xuất phi thương mại hay tự cung tự cấp (như sản xuất tại gia đình, thức ăn từ săn bắn, hái lượm) thường không bao gồm trong thống kê sản xuất. Rất có thể đây là một phần đáng kể trong tổng khối lượng sản xuất ở một số quốc gia. Các điều tra về công nghiệp chế biến có thể chỉ bao chùm một số nhất định các đơn vị sản xuất công nghiệp. Thông tin về tồn kho ở khâu lưu thông có thể lấy từ cơ quan quản lý thị trường, các công ty, những người bán buôn, bán lẻ. Nhưng tồn kho của các đơn vị hậu cần, các tổ chức và hộ gia đình lại có thể không có sẵn. Thông tin về hao hụt trong chế biến công nghiệp có thể có, nhưng hao hụt trong bảo quản và vận chuyển hoặc lượng thải hồi có chủ ý vì mục đích điều hành giá cả và kiểm soát dịch bệnh có thể không có. Trong những trường hợp này, mặc dù

29 thông tin cơ sở là đáng tin cậy nhưng vẫn đòi hỏi một số điều chỉnh phù hợp với khái niệm, phạm vi của bảng cân đối lương thực…

d, Tính chính xác của bảng cân đối lƣơng thực

Hiển nhiên là độ chính xác của bảng cân đối lương thực là số liệu thống kê, phụ thuộc vào độ chính xác của thống kê dân số, thống kê nguồn cung cấp và sử dụng lương thực và thống kê về giá trị dinh dưỡng của chúng. Những số liệu thống kê này biến động rất lớn cả về phạm vi cũng như tính chính xác. Trên thực tế có rất nhiều khoảng trống về số liệu, cụ thể là trong thống kê về sử dụng sản phẩm nông nghiệp không phải để ăn, như dùng cho chăn nuôi, làm giống và làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến…..

e, Nh ng yếu tố cấu thành bảng cân đối lƣơng thực

* Sản lượng:

Đối với những loại sản phẩm thô, sản lượng với nghĩa tổng sản lượng trong nước cho dù chúng được tạo ra trong hay ngoài khu vực nông nghiệp, nghĩa là bao gồm cả sản lượng phi thương mại và sản lượng tại các vườn của gia đình. Nếu không có chỉ dẫn khác, sản lượng được báo cáo ở mức độ trang trại cho các cây trồng chủ yếu (trừ phần hao hụt trong thu hoạch). Sản lượng sản phẩm đã qua chế biến là tổng sản lượng sản phẩm tại khâu chế biến (bao gồm cả sản lượng sản phẩm sản xuất trong nước và nguyên liệu nhập khẩu của sản phẩm ban đầu đó). Qui cách sản phẩm được lựa chọn tùy theo từng loại, ví dụ ngũ cốc được báo cáo dưới dạng lúa mỳ và thóc. Thông thường, số liệu sản lượng liên quan tới hoạt động diễn ra trong một thời kỳ nhất định. Tuy nhiên, nếu vụ thu hoạch rơi vào cuối năm, sản lượng của một số cây trồng có thể liên quan tới vụ thu hoạch của năm trước. Trong trường hợp này, sản xuất của năm trước nhưng lại chuyển phần lớn cho tiêu dùng của năm sau.

* Thay đổi tồn kho:

Về nguyên tắc phần này bao gồm thay đổi tồn kho phát sinh trong một thời kỳ nhất định tại tất cả các khâu từ sản xuất đến bán lẻ, nghĩa là bao gồm thay đổi tồn kho của Chính phủ, tồn kho của các nhà chế biến, các nhà xuất, nhập khẩu, thương nhân bán buôn, bán lẻ khác, các đơn vị vận tải và bảo quản hàng tồn kho trong các trang trại. Trong thực tế chỉ có thông tin tồn kho của Chính phủ, thậm chí vì một số lý do khác nhau, thông tin về tồn kho của Chính phủ và thông tin tồn kho của một số sản phẩm quan trọng cũng không có. Vì vậy, bảng cân đối lương thực được biên soạn cho bình quân của một số năm sẽ giảm bớt ảnh hưởng xuaatu của hiện tượng thiếu thông tin về tồn kho. Khi sản phẩm tồn kho tăng làm giảm sản lượng sản phẩm sẵn có cho sử dụng trong nước. Do vậy, tăng tồn kho được biểu hiện bởi dấu (-), giảm tồn kho

30 bằng dấu (+) vì giảm tồn kho làm tăng mức cung cấp sẵn có. Do thiếu thông tin về tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ, do đó thay đổi tồn kho cũng được dùng để chuyển sản lượng từ năm dương lịch năm có vụ thu hoạch sang năm chúng được sử dụng trong nước hay xuất khẩu.

* Tổng nhập khẩu:

Về nguyên tắc, nhập khẩu bao gồm tất cả hàng hóa được chuyển vào một nước và hàng hóa đã qua chế biến nhưng không tách riêng trong bảng cân đối lương thực. Do đó, hàng nhập khẩu bao gồm hàng hóa qua buôn bán thương mại, viện trợ lương thực theo những điều kiện cụ thể, hàng hóa tài trợ và ước tính hàng hóa nhập khẩu qua đường tiểu ngạch. Theo qui định chung, số liệu về nhập khẩu được báo cáo theo trọng lượng tịnh, nghĩa là không tính trọng lượng của bao bì, thùng đựng.

* Nguồn:

Có một số cách định nghĩa nguồn và trong thực tế cũng dùng một số khái niệm khác nhau. Các yếu tố bên nguồn bao gồm sản lượng, hàng hóa nhập khẩu, xuất khẩu và thay đổi tồn kho (tăng hoặc giảm). Các yếu tố như sản xuất, nhập khẩu và giảm hàng tồn kho đích thực là những yếu tố của bên nguồn. Tuy vậy, xuất khẩu và tăng hàng hóa tồn kho có thể tính vào bên sử dụng. Như vậy các khả năng sau đây có thể dùng để định nghĩa tổng nguồn:

(a) Sản lượng + Nhập khẩu + Giảm hàng tồn kho = Tổng nguồn (b)Sản lượng + Nhập khẩu + thay đổi tồn kho (giảm hoặc tăng) =

Nguồn sẵn có cho xuất khẩu và sử dụng trong nước.

(c) Sản lượng + Nhập khẩu – Xuất khẩu + thay đổi tồn kho (giảm hoặc tăng) = Nguồn cho sử dụng trong nước.

Những năm qua FAO đã sử dụng cả 3 khái niệm trên về nguồn. Vài năm gần đây, khái niệm (c) về nguồn được sử dụng trong bảng cân đối lương thực để xác định khối lượng hàng hóa sẵn có dành cho sử dụng trong nước.

* Tổng xuất khẩu:

Xuất khẩu bao gồm tất cả các hàng hóa được đưa ra khỏi biên giới của một nước trong một thời kỳ nhất định. Các điều kiện xác định đối với hàng nhập khẩu trong mục Tổng nhập khẩu ở trên cũng được áp dụng tương đối với những hàng xuất khẩu. Do vậy cần phải xác định những thành phần cấu thành của nguyên liệu chế biến đã xuất khẩu để có được bức tranh chính xác về nguồn cho lương thực trong một thời kỳ nhất định

31

* Thức ăn cho chăn nuôi:

Thức ăn cho chăn nuôi bao gồm số lượng sản phẩm dùng cho chăn nuôi và những sản phẩm có thể dùng làm thức ăn đã qua chế biến nhưng không được tách riêng trong bảng cân đối lương thực (như sắn khô, nhưng không tính sản phẩm phụ trong quá trình chế biến như cám hay khô dầu), đã cho gia súc ăn trong một thời kỳ nhất định dù là sản xuất trong nước hay nhập khẩu

* Giống:

Về nguyên tắc, bao gồm số lượng tất cả những sản phẩm dùng làm giống với mục đích tái sản xuất trong một thời kỳ nhất định, như hạt giống bất kể chúng được sản xuất trong nước hay nhập khẩu. Nếu không có số liệu chính thức, thông tin về giống có thể được tính dựa vào tỷ lệ phần trăm của sản lượng hay nhân tỷ lệ làm giống với diện tích gieo trồng của năm sau. Trong trường hợp ở đó một phần được thu hoạch lúc còn non (ngô thu hoạch cây cho thức ăn gia súc, ngô bao tử..) thì cần phải điều chỉnh đối với phần diện tích thu hoạch non này. Thông thường, lượng giống bình quân cho mỗi ha gieo trồng thay đổi không nhiều qua các năm trong từng quốc gia.

* Chế bến lương thực:

Số lượng sản phẩm dùng trong một thời kỳ nhất định của công nghiệp chế biến được đưa thành các chỉ tiêu riêng trong bảng cân đối lương thực dưới cùng một nhóm và được thể hiện ở mục chế biến. Lượng sản phẩm dùng trong chế biến. Lượng sản phẩm dùng trong chế biến cho mục đích phi lương thực được thể hiện trong nhóm sử dụng khác. Sản phẩm đã qua chế biến không phải luôn nằm trong cùng một nhóm lương thực, như lúa mạch, ngô, kê… thuộc cùng nhóm ngũ cốc, trong khi bia làm từ ngũ cốc lại thuộc nhóm đồ uống có cồn.

* Hao hụt

Bao gồm số lượng sản phẩm và những sản phẩm cùng nguồn gốc không đưa vào bảng cân đối lương thực, mất đi trong toàn bộ công đoạn giữa sản lượng sản xuất đã được hoạch toán và sản lượng tại hộ gia đình, nghĩa là mất mát trong quá trình vận chuyển và bảo quản. Không bao gồm mất mát xảy ra trước khi thu hoạch và trong khi thu hoạch.

Những hao hụt kỹ thuật xảy ra trong quá trình chuyển hóa từ sản phẩm thô thành sản phẩm đã qua chế biến được tính đến trong đánh giá về tỷ lệ thu hồi chuyển đổi tương ứng.

Hao hụt sau thu hoạch ở hầu hết các nước là một khối lượng không nhỏ với một thực tế là phần lớn sản lượng sản xuất sau khi thu hoạch đều được cất trữ tại nông trại để có thể đủ cung cấp trong giai đoạn giáp hạt. Tại nhiều

32 nước phương tiện bảo quản còn rất thô sơ và không đủ để bảo vệ trước những loài cạnh tranh tự nhiên với con người. Hao hụt trong giai đoạn này thậm chí còn trầm trọng ở một số quốc gia nơi mà những sản phẩm nông nghiệp đến được tay người tiêu dùng ở thành thị phải qua rất nhiều tầng, nấc thị trường. Trên thực tế một trong những nguyên nhân chính dẫn đến những thất thoát lớn ở một số quốc gia là do thiếu tổ chức và thị trường phù hợp.

Hao hụt những phần có thể ăn được hay không ăn được của sản phẩm tại hộ gia đình, chẳng hạn như trong bếp cũng chưa được tính đến.

* Sử dụng khác:

Để không làm méo mó bức tranh về cơ cấu lương thực quốc gia, khối lượng sản phẩm sử dụng cho mục đích khác, chủ yếu cho khách du lịch tiêu dùng cũng được gộp vào mục này cũng như số lượng sản phẩm dùng trong một thời kỳ nhất định cho công nghiệp chế biến phi lương thực. Sai số thống kê cũng được gộp vào đây. Sai số thống kê được xác định bằng chênh lệch giữa thống kê nguồn và sử dụng. Bảng cân đối lương thực được xác định từ các nguồn số liệu thống kê khác nhau. Khi không có số liệu chính thức, thì có thể sử dụng nguồn thông tin khác.

Nhiều yếu tố bên nguồn và sử dụng được tính toán từ thông tin sẵn có sẽ không khớp nhau. Gộp thông tin từ nhiều nguồn khác nhau luôn dẫn tới mất cân đối. Ngoài vấn đề về nguồn thông tin, mất cân đối thường rơi vào một trong ba tình huống sau: Mất cân đối phát sinh chủ yếu tại những nước phát triển, nơi mà không thiếu số liệu thống kê chính thức nhưng thông tin lại không đồng nhất; mất cân đối trong trường hợp thông tin đồng nhất nhưng lại không đầy đủ; và trong tình huống thông tin vừa không đầy đủ và vừa không thống nhất.

* Để ăn:

Bao gồm số lượng sản phẩm là lương thực và các sản phẩm có nguồn gốc từ lương thực không đưa vào bảng cân đối lương thực sẵn có dùng cho nhu cầu dân cư trong một thời kỳ nhất định. Ví dụ, chỉ tiêu lương thực là ngô bao gồm lượng ngô hạt, bột ngô và bất kỳ sản phẩm nào khác chế biến từ ngô như bánh bột ngô nướng để cho người ăn.

Cần lưu ý khối lượng lương thực sẵn có cho tiêu dùng của dân cư như tính toán trong bảng cân đối lương thực chỉ phản ánh khối lượng thực sự đến tay người tiêu dùng. Khối lượng lương thực thực sự tiêu dùng có thể thấp hơn khối lượng thể hiện trong bảng cân đối lương thực do phụ thuộc vào mức độ hao hụt lương thực có thể ăn được và chất dinh dưỡng trong các hộ gia đình. Ví dụ, như trong bảo quản, trong chế biến và nấu nướng (ảnh hưởng đến lượng vitamin, các khoáng chất với mức độ lớn hơn đối với năng lượng,

33 protein và chất béo), và lượng thức ăn thừa cho các loại vật nuôi trong nhà hay phần vất bỏ đi.

* Cung cấp bình quân đầu người

Dưới đề mục này, kết quả tính toán cho chúng ta chỉ tiêu cung cấp lương thực bình quân đầu người sẵn có cho tiêu dùng của dân cư trong một thời kỳ nhất định dưới dạng số lượng, giá trị năng lượng, hàm lượng protein và chất béo. Cung cấp lương thực, thực phẩm bình quân đầu người dưới dạng số lượng tính bằng kg bình quân năm và gam bình quân ngày, cung cấp calo tính theo kilô calo trên mỗi ngày. Đơn vị đo truyền thống là kilô calo được tiếp tục sử dụng cho đến khi đề nghị về đơn vị kilô jun được hiểu và chấp nhận rộng rãi (1 calo = 4,19 kilô jun).

Cung cấp lương thực bình quân đầu người theo số lượng được tính bằng tổng nguồn cung cấp sẵn có cho tiêu dùng của dân cư bằng cách chia số lượng lương thực cho tổng số dân cư thực sự tiêu dùng, nghĩa là dân số tự nhiên hiện có trong biên giới địa lý hiện hành của quốc gia ở giữa thời điểm của một thời kỳ nhất định. Do đó, cư dân sống ở nước ngoài trong thời gian trên không tính nhưng lại bao gồm người nước ngoài sống trong nước. Nếu có thể nên điều chỉnh đối với những người có mặt hay vắng mặt trong thời gian ngắn, ví dụ cư dân di trú hay những người đi du lịch tạm thời, hay những nhóm dân cư đặc biệt không tiêu thu lương thực như thổ dân sống trong những điều kiện đặc thù (nếu như không thể tính sản lượng tự cung, tự cấp trong bảng cân đối lương thực), và những người tị nạn sống theo chế độ đặc biệt (nếu như không thể tính được lượng lương thực cung cấp theo chế độ cho người tị nạn trong hàng hóa nhập khẩu).

Con số về cung cấp bình quân đầu người trong bảng cân đối lương thực chỉ biểu thị lượng cung cấp bình quân sẵn có cho toàn bộ dân cư chứ không nhất thiết phải chỉ ra từng cá nhân thực sự tiêu thụ cái gì. Thậm chí chỉ tiêu cung cấp lương thực bình quân đầu người là số gần đúng, nhưng cần nhớ rằng có sự khác nhau rất lớn về mức độ và cơ cấu tiêu dùng giữa các cá nhân.

Để tính giá trị năng lượng và hàm lượng protein và chất béo trong cung cấp lương thực bình quân đầu người, việc chọn các yếu tố thích hợp cấu thành lương thực có ý nghĩa quan trọng. Chẳng hạn, chọn yếu tố cấu thành lương thực đối với bột mỳ phụ thuộc vào nhiều yếu tố trong đó có hàm lượng nước, mức độ nghiền nát, và các thành phần đa dạng khác. ếu tố dinh dưỡng có thể lấy trực tiếp từ bảng hàm lượng dinh dưỡng thực phẩm quốc gia. Bảng này đưa ra hàm các chất lượng dinh dưỡng có trong 100 gam thức ăn. Vì số liệu về lượng của bảng cân đối lương thực là dựa trên cơ sở “mua”, nghĩa là lương thực rời khỏi cửa hàng bán lẻ, hay bằng cách nào đó đi vào hộ gia đình, nên

34 nhất thiết thành phần dinh dưỡng trong thực phẩm ăn uống phải được chuyển đổi theo cơ sở này. Áp dụng hệ số hao hụt hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm để tính chuyển đổi. Tổng giá trị dinh dưỡng bình quân đầu người thường biểu thị trên cơ sở này. Nếu không có bảng hàm lượng các chất dinh

Một phần của tài liệu Bảng cân đối lương thực thực phẩm việt Nam (Trang 28 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)