Bảng 3.4. Ảnh hưởng các phương pháp kích thích đến tỷ lệ đẻ của bào ngư vành tai Phương pháp kích thích Số cá thể kích thích (con) Số cá thể sinh sản (con) Tỷ lệ đẻ (%) Kích thích bằng đèn cực tím 62 30 48,38 Kích thích bằng sốc nhiệt kết hợp với đèn cực tím 35 25 71,42

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo bào ngư vành tai (haliotis asinina linnaeus, 1758) tại nha trang (Trang 28 - 50)

Bảng 3.1: Kết quả lựa chọn và sinh sản của bào ngư vành tai Nhóm kích thước (mm) Nhóm khối lượng (gr) Tỷ lệ đực:cái Tỷ lệ tham gia sinh sản Số lượng trứng Số lượng ấu trùng Tỷ lệ nở (%) 41-50 30-42 2:8 0 0 0 0 51-60 45-60 2:8 0:1 328 0 0 61-70 55-75 2:8 1:3 19800 572 2,88 71-80 70-95 2:8 2:8 124680 98539 79,03 81-90 90-110 2:8 2:8 143680 120124 83,60

Qua bảng 3.1 chúng tôi nhận thấy rằng bào ngư có kích thước từ 41-50 mm chưa tham gia sinh sản, bào ngư kích thước từ 55-60 mm có tham gia sinh sản nhưng tỷ lệ tham gia sinh sản thấp vì vậy tỷ lệ nở không đạt. Ở nhóm kích thước 61 mm trở lên thì số lượng bào ngư tham gia sinh sản cao hơn và kích thước càng lớn thì tỷ lệ đẻ, nở trứng càng cao. Qua bảng trên có thể thấy được nên chọn bào ngư vành tai bố mẹ có kích thước từ 71 - 90 mm, khối lượng từ 70-110 gr là tốt nhất, cho tỷ lệ nở cao (từ 79,03 – 83,60%). Điều này cũng trùng lặp với nghiên cứu của Nguyễn Chính, 1996 và Lê Đức Minh 2000.

3.1.2. Kỹ thuật vận chuyển bào ngư bố mẹ

3.1.2.1. Vận chuyển nước: Thí nghiệm vận chuyển bào ngư bằng thùng xốp có

diện tích (50x30x30) cm, vận chuyển 25 con/thùng. Hạ nhiệt độ nước xuống 20-230C, độ mặn 30-32‰, pH 7,5-8. Có sục khí. Vận chuyển bào ngư từ Cam Ranh về Nha Trang bằng xe ô tô với quãng đường 50km, trong thời gian từ 1h đến 1h30.

Vận chuyển nước Vận chuyển khô ẩm

Hình 3.2: Vận chuyển Bào ngư

3.1.2.2. Vận chuyển khô ẩm: Thí nghiệm vận chuyển bào ngư bằng thùng xốp có

biển hoặc lớp bông thấm nước biển để giữ độ ẩm, đồng thời tạo độ êm giúp bào ngư không xây xát, vở vỏ trong quá trình vận chuyển. Xếp Bào ngư theo từng lớp, giữa 2 lớp có một lớp giữ ẩm. Vận chuyển bào ngư từ Cam Ranh về Nha Trang bằng xe ô tô với quãng đường 50km, trong thời gian từ 1h đến 1h30. Kết quả vận chuyển được thể qua bảng 3.2

Bảng 3.2. Kết quả vận chuyển bào ngư bố mẹ thành thục.

TT Thời gian Vận chuyển nước Vận chuyển khô ẩm

S.lượn g ban đầu S.lượng sau khi vận chuyển Tỷ lệ sống (%) S.lượn g ban đầu S.lượng sau khi vận chuyển Tỷ lệ sống (%) 1 28/4/2013 90 90 100 90 90 100 2 20/6/2013 90 90 100 90 86 95,5 3 18/7/2013 90 90 100 90 90 100 4 02/12/2013 90 90 100 90 88 97,7 5 10/02/2014 90 90 100 90 90 100 6 04/3/2014 90 90 100 90 89 98,8 Tỷ lệ sống trung TB (%) 100 98,66±1,806

Qua bảng 3.2 nhận thấy với quãng đường 50 km, thời gian vận chuyển từ 1h-1h30 thì cả 2 phương pháp vận chuyển nước và vận chuyển khô đều cho tỷ lệ sống cao 98,66 -100% (không có khác biệt về thống kê vì P= 0,1>0,05). Tuy nhiên, vận chuyển nước cho tỷ lệ sống cao tuyệt đối, vận chuyển khô ẩm cho tỷ lệ thấp hơn do bào ngư bố mẹ khi vận chuyển một số con bò lê khỏi mặt rong nên có hiện tương phồng đường ruột và chết do thiếu oxy. Chính vì điều này, chúng tôi nghĩ rằng nếu vận chuyển ở quãng đường xa hơn, thời gian vận chuyển dài hơn thì nên áp dụng vận chuyển nước thì kết quả đạt tốt hơn.

3.2. Kỹ thuật nuôi vỗ Bào ngư bố mẹ thành thục sinh dục.

Thí nghiệm nuôi vỗ bào ngư bố mẹ trong bể xi măng tại khu vực trại sản xuất giống Ba Làng, Đồng Đế, Nha Trang và lồng bè nuôi tại khu vực Đầm Báy, Hòn Tre, vịnh Nha Trang. Bào ngư sau khi được tuyển chọn tiến hành nuôi vỗ trong thời gian từ tháng 4 năm 2013 đến tháng 3 năm 2014 thu được kết quả như sau:

Bảng 3.3. Kết quả nuôi vỗ bào ngư bố mẹ thành thục.

vực Đầm Báy

Điều kiện môi trường nuôi Nhiệt độ: 27-28,50C pH: 7,8-8 Độ mặn 28 - 34‰ DO mg/l: ≥6-8 Mật độ 25 con/lồng Sử dụng hệ thống lọc sinh học. Hàng ngày tiến hành vớt thức ăn thừa ra khỏi bể, thay ½ nước trong bể. Sau 1 tuần nuôi tiến hành thay 100% nước trong bể, đồng thời vệ sinh lại bể, giá thể

Nhiệt độ 26-28,50C pH: 7,8-8,2 Độ mặn 28-33‰ DO ≥6-8mg/l Mật độ 25 con/lồng Nuôi ở độ sâu 2,5m Hàng ngày kiểm tra bào ngư bố mẹ, vớt bỏ những thức ăn dư thừa. Định kỳ 2 ngày/lần vệ sinh lồng nuôi.

Tỷ lệ thành thục (%) 57.15±3.98 63.24±3.63

Sức sinh sản (trứng/cá thể) 296,750±8875,63 887,762,5±45782,94

Qua kết quả ở bảng 3.3 cho thấy: Ở điều kiện môi trường nuôi hoàn toàn phù hợp với điều kiện môi trường sống của bào ngư ngoài tự nhiên. Có thể áp dụng cả 2 phương pháp nuôi vỗ trong bể xi măng và lồng nuôi treo trên bè. Tuy nhiên phương pháp nuôi vỗ bào ngư trong lồng cho tỷ lệ thành thục cao hơn so với nuôi vỗ trong bể (63,24% so với 57.15%), thời điểm tỷ lệ thành thục khi nuôi trong lồng cũng sớm hơn so với khi nuôi trong bể.

Nuôi trong bể xi măng khu Ba Làng Nuôi ngoài bè khu vực Đầm Báy

Hình 3.3: Nuôi vỗ bào ngư bố mẹ thành thục sinh dục

3.3. Các phương pháp kích thích bào ngư vành tai sinh sản nhân tạo và ấp nở trứng.

3.3.1. Kích thích sinh sản

Cho bào ngư vào bể đẻ, cấp nước qua hệ thống đèn cực tím có công suất 10W. Dưới tác động của tia cực tím, sau khoảng 60-80 phút bào ngư bắt đầu tham gia sinh sản.

3.3.1.2. Kích thích đẻ bằng phương pháp gây sốc nhiệt kết hợp với đèn cực tím

Cho bào ngư vào bể đẻ, cấp nước qua hệ thống đèn cực tím có công suất 10W; nhiệt độ nước 270C nâng nhiệt độ nước lên 30 - 310C để khoảng 3 giờ sau đó hạ nhiệt về 270C. Dưới tác động của tia cực tím kết hợp với sốc nhiệt độ thì sau 40-60 phút bào ngư bắt đầu tham gia sinh sản.

Bảng 3.4. Ảnh hưởng các phương pháp kích thích đến tỷ lệ đẻ của bào ngư vành tai

Phương pháp kích thích Số cá thể kích thích (con) Số cá thể sinh sản (con) Tỷ lệ đẻ (%) Kích thích bằng đèn cực tím 62 30 48,38 Kích thích bằng sốc nhiệt kết hợp với đèn cực tím 35 25 71,42 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Qua bảng 3.4 cho thấy: Kích thích bằng sốc nhiệt kết hợp với đèn cực tím cho kết quả tốt hơn, tỷ lệ tham gia sinh sản cao hơn hẳn (71,42%).

3.3.1.3. Hiện tượng phóng tinh và đẻ trứng

Quan sát thí nghiệm sinh sản nhân tạo trong phòng thí nghiệm cho thấy, thời gian bào ngư vành tai sinh sản từ 22h10 giờ tối đến 2 giờ sáng hôm sau (Bảng 3.4). Khi chuẩn bị phóng tinh, con đực di chuyển nhiều, bò lên thành rồi xuống đáy bể, bám chặt và nâng cao vỏ rồi phóng tinh qua lỗ hở hô hấp thứ 2 hoặc thứ 3, tạo thành vệt dài giống như dải khói thuốc là mầu trắng đục lan tỏa trong bể đẻ. Khi đẻ trứng, con cái thường nâng cao chân phía trước. Một khi con đực phóng tinh hay con cái đẻ trứng lại kích thích các cả thể xung quanh đẻ trứng hoặc phóng tinh tiếp theo. Sau khi đẻ, trứng chìm xuống đáy tạo thành một lớp màu xanh lá cây đậm và sau đó được cuộn lên do sự xáo trộn của sục khí nước trong bể và bắt đầu được thụ tinh.

3.3.2. Thu và ấp nở trứng

Sau khi bào ngư đẻ xong vớt bố mẹ ra khỏi bể đẻ. Tiến hành hút nước có lẫn tinh trùng và trứng không được thụ tinh lở lửng ở phần trên, rửa trứng đã thụ tinh vài lần bằng nước biển sạch lọc qua các lưới lọc có kích cỡ khác nhau để loại bỏ hết tinh

trùng, trứng không thụ tinh và chất bẩn bám vào trứng thụ tinh. Sau đó chuyển trứng thụ tinh sang bể ấp composite hình chữ nhật có thể tích 1,5 m3. Mật độ ấp 300-400 trứng/lít. Nhiệt độ trong bể ấp dao động từ 27- 30 0 C, độ mặn 30-32‰; pH 7,5-8,5. Sục khí nhẹ nhàng và đậy kín bể bằng vải bạt nhựa đen. Trong thời gian ấp, nước trong bể được thay 5- 6 lần, mỗi lần thay 3/4 lượng nước trong bể cho đến khi ấu trùng nở.

Bảng 3.5: Kết quả ấp nở trứng của bào ngư vành tai

Đợt TN

Thời gian Số lượng

Bào Ngư Đực Cái 1 28/4-15/6/2013 1 4 Tia cực tím kết hợp sốc nhiệt 24 giờ 549.000 516.500 94 2 20/6 – 15/7/2013 2 8 nt 2 giờ 520.000 460.000 88 3 18/7 - 30/8/2013 2 8 nt 23 giờ 580.000 526.600 90 4 2/12/2013 - 15/1/2014 3 12 Tia cực tím 24 giờ 268.000 243000 90 5 10/2-30/2/2014 1 4 nt 1 giờ 140.200 0 0 6 4/3 – 20/4/2014 2 8 nt 22 giờ 10 350.000 298.700 85

Qua bảng 3.5 cho thấy tỷ lệ nở đạt cao từ 85-94%. Cho sinh sản nhân tạo đợt 5 tỷ lệ nở đạt 0% do bào ngư đực không sinh sản vì vậy chúng tôi nhận thấy tỷ lệ đẻ, nở phụ thuộc rất lớn vào chất lượng tuyến sinh dục thành thục, phương pháp kích thích vì vậy việc lựa chọn bào ngư bố mẹ thành thục sinh dục là việc quan trọng quyết định hiệu quả sinh sản nhân tạo trong các đợt sản xuất.

3.3.3. Quá trình phát triển phôi và biến thái của ấu trùng

Qua kết quả 6 đợt bào ngư sinh sản (Bảng 3.5), chúng tôi quan sát thấy rằng trứng thụ tinh có đường kính 170- 190µm. Sự phân cắt của trứng theo kiểu phân cắt hoàn toàn, không đều và xoắn ốc. Sau khi thụ tinh 10 phút, ở trứng xuất hiện thể cực cầu thứ 1 và sau 15 phút, xuất hiện thể cực cầu thứ 2. Sự phân cắt lần 1 xảy ra sau 20- 25 phút, lần 2 sau 30 phút và lần 3 sau 40- 60 phút. Kết quả tạo thành 4 phôi bào nhỏ ở

cực động vật và 4 phôi bào lớn ở cực thực vật. Phôi bào phát triển tiếp tục, chuyển qua phôi dâu, phôi nang và cuối cùng là phôi vị trong thời gian từ 70- 120 phút.

Sau khi thụ tinh 5-7 giờ, xuất hiện ấu trùng bánh xe (Trochophore) có kích thước 180-190µm và có đặc tính hướng quang, bơi lội tự do ở lớp nước tầng mặt. Sau 9- 10 giờ, ấu trùng tiền diện bàn phát triển vỏ trong suốt và chuyển sang ấu trùng tiền diện bàn (Early veliger). Ở giai đoạn này, vùng đỉnh đầu của ấu trùng dẹt, diềm tiêm mao có tiêm mao phát triển dài. Sau 24- 27 giờ, chuyển thành ấu trùng diện bàn (veliger) có mắt, xúc tu đầu, mầm mang, kích thước từ 190- 200µm.

Hầu hết ấu trùng Diện Bàn biến thái sau 29- 31 giờ và chuyển qua giai đoạn ấu

thể bám (Spat) có kích thước từ 210- 250µm. Ở giai đoạn này, diềm tiêm mao thoái

hóa, chân bắt đầu phát triển, ấu thể bám vào giá bám và chuyển sang sống đáy. Đặc điểm của ấu thể bám là phát triển các xúc tu ở thùy bên chân, hình thành cơ khép vỏ bám chặt vào giá bám để ăn tảo Silic đáy và tránh địch hại. Sau 35- 40 ngày, hình thành bào ngư con với đặc điểm là có 1 lỗ hở hô hấp trên vỏ. Bào ngư con dài trung bình 2,4mm, có 10 đôi xúc tu ở thùy bên chân. Các giai đoạn phát triển của bào ngư vành tai được trình bày ở hình 3.4.

Ấu trùng bám Bào ngư giống Bào ngư giống

Hình 3.4: Các giai đoạn phát triển của ấu trùng

3.5 . Kỹ thuật ương nuôi ấu trùng đến con giống 0,5 cm 3.5.1. Ương nuôi ấu trùng giai đoạn sống trôi nổi

Sau khi ấu trùng bánh xe nở, chuyển ấu trùng qua bể ương nuôi bằng cách xi phông lớp nước tầng mặt có chứa ấu trùng. Do đặc điểm sống của bào ngư là ấu trùng bánh xe và ấu trùng diện bàn không ăn thức ăn ngoài, dinh dưỡng hoàn toàn dựa vào noãn hoàng còn lại, khi chuyển sang ấu thể bám, bào ngư mới bắt đầu ăn các loài tảo đáy. Do vậy, cần theo dõi trên kính hiển vi xác định thời gian biến thái sang ấu thể bám kịp thời cung cấp tảo đáy làm thức ăn.

- Mật độ ương: 1000 con/lít

- Điều kiện môi trường trong bể ương nuôi: Luôn duy trì điều kiện trong bể như: nhiệt độ: 27,5-300 C, Độ mặn: 30-34 ‰; pH: 7,5-8,5; DO (mg/l): >4,8.

- Chế độ thay nước: 2 lần/ngày; mỗi lần thay 2/3 lượng nước trong bể.

3.5.2. Ương nuôi ấu thể bám

3.5.2.1: Gây nuôi tảo đáy làm thức ăn cho ấu trùng bám

- Bể nuôi cấy tảo: V = 1,5m3, vệ sinh bể, cấp nước biển lọc sạch.

- Dùng các tấm nilon có kích thước (50x50) cm làm vật bám để cấy tảo. Vệ sinh các vật bám và thả vào bể nuôi.

- Môi trường nuôi cấy tảo: Môi trường F/2 (Guillard, 1975) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Hàng ngày thay 1/2 lượng nước cấp, yếu tố môi trường cấy tảo: nhiệt độ 27-300C, độ mặn 25-30‰. Kiểm tra sự phát triển của tảo hàng ngày. Nếu gặp trời mưa thì phải che đậy kỹ bể nuôi cấy tảo, tránh nước mưa chảy vào bể nuôi cấy tảo. Sau 5-6 ngày tảo đạt mật độ 2500-3000 tb/cm2 thì tiến hành thu tảo.

Kết thúc giai đoạn sống trôi nổi ấu trùng di chuyển xuống đáy, ấu trùng bám có tập tính tìm giá bám và tìm kiếm thức ăn. Khi ấu trùng chuyển sang ấu trùng bám chúng tôi tiến hành cấp vật bám đã cấy tảo bám Navicula (mật độ tảo 2000- 3000 tế bào/ cm2 ). Kiểm tra các bản thức ăn hằng ngày, khi hết thức ăn phải kịp thời bổ sung thêm tảo đáy.

- Mật độ ương nuôi:

+ Giai đoạn 1 từ ấu thể bám đến con giống 0,2-0,3cm ương ấu thể với mật độ 100-300 con/bản bám.

+ Giai đoạn 2 từ con giống 0,2- 0,3cm đến kích thước 0,5cm ương nuôi mật độ 50-100 con/bản bám.

- Điều kiện môi trường trong bể ương nuôi: Nhiệt độ: 27-300 C, Độ mặn: 30-35 ‰; pH: 7,5-8,5; DO>5 mg/l, NH3/NH4+ <1g/l; NO2- <1 mg/l. Hàng ngày vệ sinh đáy bể để loại bỏ xác tảo tàn, các chất thải, xác ấu trùng ở trong bể nuôi.

- Chế độ thay nước: Thay nước 1 lần/ngày, mỗi lần thay ½ thể tích nước trong bể - Thức ăn: Tảo Silic Naviculla. Hàng ngày kiểm tra và bổ sung thêm tảo đã cấy sẵn, tăng cường thêm cường độ chiếu sáng vào bể nuôi để kích thích tảo phát triển nhanh nhưng cũng không để cho tảo trong bể nuôi phát triển quá nhanh. Đến giai đoạn 2 thì ngoài thức ăn tảo đáy cần tập cho bào ngư giống ăn rong câu chỉ vàng băm nhỏ. Khi bào ngư đạt kích thước khoảng 0,5cm, chuyển ra nuôi thương phẩm .

3.5.3. Kết quả ương nuôi ấu trùng bánh xe đến ấu trùng bám

Qua 6 đợt thử nghiệm cho sinh sản chúng tôi tiến hành ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn ấu trùng bánh xe đến ấu trùng bám đạt tỷ lệ sống thể hiện ở bảng 3.5

Bảng 3.6: Tỷ lệ sống ương nuôi ấu trùng từ giai đoạn ấu trùng bánh xe đến ấu trùng bám Đợt thí nghiệm Số ấu trùng Bánh Xe (con) Số ấu trùng Bám (con) Tỉ lệ sống(%) 1 516.500 235.120 45,52 2 460.000 180.300 39,19 3 526.600 218.722 41,53 4 243000 109.248 44,95 5 298.700 126.380 42,31 Trung bình 408.960 173.954 42,53

Kết quả ở bảng 3.6 cho thấy, sau 5 đợt ương nuôi ấu trùng đến giai đoạn ấu thể bám, trung bình từ 408.960 ấu trùng bánh xe đã thu được 173.954 ấu thể bám, đạt tỉ lệ

sống trung bình 42,53% cao hơn so với thử nghiệm của Lê Đức Minh, 2000 đạt tỉ lệ

Một phần của tài liệu nghiên cứu kỹ thuật sản xuất giống nhân tạo bào ngư vành tai (haliotis asinina linnaeus, 1758) tại nha trang (Trang 28 - 50)