Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Lạm PHÁT (Trang 28 - 29)

Ngoài những nguyên nhân chung của mọi cuộc lạm phát thì vẫn còn những nguyên nhân riêng dẫn đến lạm phát ở Việt Nam do đặc thù kinh tế ở nước ta.

Lạm phát là sự mất sức mua của một đơn vị tiền tệ trong một khoảng thời gian nhất định, và thường được diễn tả như là sự gia tăng chung trong giá cả của hàng hóa và dịch vụ. Như vậy, có thể thấy rằng, đầu tiên lạm phát là do căn bệnh của tiền tệ, “lạm phát, mãi mãi và ở khắp mọi nơi đều là một vấn đề tiền tệ”- (Milton Friedman). Tình hình lạm phát ở Việt Nam trong những năm qua cũng không nằm ngoài nguyên nhân là từ căn bệnh tiền tệ đó. Vì sao lạm phát lại luôn có xu hướng tăng cao? Tình hình lạm phát này nếu không phải là do căn bệnh tiền tệ thì là từ đâu?

Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã phải phát hành một lượng tiền đồng Việt Nam rất lớn để trả lương tăng lên khi mức lương cơ bản tăng. Lượng tiền này sẽ đi đâu nếu không được chi tiêu và “đổ” vào thị trường? điều đó phần nào đã làm mất sức mua của tiền đồng Việt Nam. Vì rằng, khi có nhiều tiền hơn, người dân sẽ tăng việc chi tiêu, mua sắm, từ đó làm tăng mức cầu đối với hàng hóa và dịch vụ (tổng cầu)

do đó sẽ “kéo” giá cả lên, nhất là khi “tổng cung” bị hạn chế do chưa tăng việc sản xuất kịp so với “tổng cầu”. Đồng thời với đó, Nhà nước lại vì quá chú trọng đến việc hạn chế nhập khẩu cũng như là hạn chế việc tiêu dùng các hàng hóa có thể gọi là “sa sỉ”, điển hình như ô tô, nên nhà nước đã tăng mức thuế suất đối với các mặt hàng đó, bên cạnh là điều chỉnh mức thuế suất thuế thu nhập doanh ngiệp, điều này phần nào cũng góp phần là nguyên nhân của lạm phát, “khi vượt một điểm nào đó, chính việc đánh thuế là nguyên nhân của lạm phát” (Keynes).

Trên đây có thể là một nguyên nhân chính của tình hình lạm phát của Việt Nam thời gian qua. Ngoài ra, tình hình lạm phát ở Việt Nam được thúc đẩy và kéo dài là do hai nguyên nhân khác, đó là do có sự tồn tại của một quyền lực độc quyền (hay quyền lực liên minh để độc quyền) trong nền kinh tế và sự thiếu niềm tin của người dân vào sự quản lý của các cơ quan, cán bộ nhà nước.

Đầu tiên là sự tồn tại của một quyền lực độc quyền trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam. Các mặt hàng thiết yếu từ thực phẩm (gạo, nước) cho đến năng lượng

hóa, dịch vụ này thực tế không do thị trường quyết định mà do “bàn tay hữu hình” của Nhà nước điều khiển. Các công ty nhà nước đệ trình mức giá đối với hàng hóa, dịch vụ do mình quản lý, sau đó là có sự phê duyệt của Chính phủ về mức giá đó. Điều này đã phần nào cho ta thấy một sự cứng nhắc, “phi thị trường” về giá cả trong một nền kinh tế thị trường. Giá cả hàng hóa, dịch vụ không thay đổi kịp theo biểu đồ “cung- cầu” của thị trường, như trường hợp gạo và xăng dầu trong những tháng vừa qua, khi giá đã được đẩy lên cao thì khó mà được đưa trở lại khi biến động giá đã giảm xuống và trở lại bình ổn, hoặc có giảm thì cũng chỉ ở một giới hạn có thể nói là “không thực”. Từ đó, những bất ổn về kinh tế không thể không xảy ra, lạm phát sẽ là một tất yêu của một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh mà bất ổn. Hơn thế nữa, khi giá cả các mặt hàng thiết yếu này tăng, nhất là xăng dầu, thì sẽ đẩy chi phí sản xuất của các mặt hàng liên quan tăng lên, đương nhiên là giá thành sản phẩm của chúng cũng sẽ phải tăng theo. Từ đây, sẽ không tránh khỏi chỉ số giá tiêu dùng (CPI – the consumer price index) cũng tăng theo, mà lạm phát thường được biểu thị theo CPI.

Nguyên nhân còn lại thúc đẩy và kéo dài xảy ra tình hình lạm phát ở Việt Nam là do sự thiếu niềm tin của người dân vào sự quản lý của Nhà nước. Trong thời gian xảy ra lạm phát ở Việt Nam thì cũng đồng thời là các vụ án tham nhũng lớn, các dự án do nhà nước đầu tư hàng ngàn tỉ đồng một cách kém hiệu quả và lãng phí được đưa ra công luận và báo chí, như: Vụ PMU 18, vụ đất Đồ Sơn (Hải Phòng), vụ 112 – “máy tính hóa” việc quản lý nhà nước. Chính những điều này làm mất lòng tin của nhân nhân vào nhà nước. Người dân, doanh nghiệp thực hiện việc đóng thuế sẽ như thế nào nếu tiền thuế của mình nộp vào để nhà

nước chi tiêu lãng phí và tham nhũng? và hàng ngàn tỉ đồng đó nếu đã không thực sự được đầu tư vào mở rộng sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, đầu tư để phát triển kinh tế, thì nó sẽ được dùng làm cho việc tiêu dùng, sinh hoạt cá nhân của một số nhóm người có quyền, và đương nhiên một lượng tiền đồng rất lớn lại đổ vào thị trường, việc đồng tiền giảm giá là đương nhiên. Khi người dân đã không thực sự có niềm tin vào sự quản lý của nhà nước, việc họ tự lo cho cuộc sống mỗi ngày của mình là đương nhiên, sợ giá hàng lại tăng, nên sẽ mua tích lũy, nhiều người dân làm như vậy nên “cầu” sẽ tăng theo và giá hàng hóa hay dịch vụ cũng sẽ tăng theo.

Một phần của tài liệu Lạm PHÁT (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(39 trang)
w