Một số bài học kinh nghiệm rút ra sau đợt thực tập

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy đông dược (Trang 45 - 47)

Sau khi tham quan các công trình xử lý, chúng em rút ra được một số bài học kinh nghiệm trong việc thiết kế và xây dựng một hệ thống xử lý nước thải như sau:

• Sử dụng công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học hiệu quả về mặt kinh tế hơn so với sử dụng công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý do phải tốn một khoản chi phí rất lớn cho hóa chất.

• Thông thường các trạm xử lý nước thải ở khu công nghiệp không phải điều chỉnh pH đầu vào, do nồng độ pH đầu vào thường trong khoảng 6 – 8.

• Nếu sử dụng bể SBR, N, P và chất hữu cơ sẽ cùng được xử lý trong bể SBR.

• Khi dùng bể bùn hoạt tính hiếu khí, khi mật độ vi sinh không đảm bảo ta có thể cho đường vào để tự vi sinh vật tổng hợp thay vì sử dụng hóa chất (Nhà máy xử lý nước thải KCX Linh Trung 1).

• Nhà máy xử lý nước thải cần có phòng thí nghiệm để phân tích mẫu nước thải hằng ngày, nhằm đề phòng nếu có bất kì sự cố nào xảy ra trong quá trình vận hành sẽ được ghi nhận và khắc phục kịp thời.

• Do nước thải đầu ra không buộc phải đạt QCVN dùng cho nước thải sinh hoạt nên trong quá trình khử trùng người ta dùng NaOCl thay cho Clo để tiết kiệm được một khoản chi phí đáng kể.

• Cần đưa ra các sự cố có thể xảy ra trong quá trình vận hành và phương án khắc phục. Có vậy, khi sự cố thật sự xảy ra nó sẽ được khắc phục nhanh chóng.

• Xung quanh khuôn viên nhà máy xử lý nên trồng nhiều cây xanh để hạn chế phát tán mùi hôi ra khu vực xung quanh.

• Trong quá trình vận hành bể SBR, phải thường xuyên theo dõi mật độ vi sinh vật và các loài vi sinh vật khác (như con bobo) vì nó có thể tiêu diệt các vi sinh vật có lợi và phát triển nhanh lên sẽ làm giảm hiệu quả xử lý.

• Nếu sử dụng phương pháp xử lý hóa lý phải thường xuyên theo dõi nồng độ nước thải đầu vào để điều chỉnh lượng hóa chất sao cho hợp lý và kinh tế.

• Nên thiết kế trạm xử lý có cao trình của các công trình sao cho nước thải tự chảy sẽ tiết kiệm được chi phí vận hành cho trạm xử lý.

• Nhà máy nên hệ thống quan trắc tự động các chỉ tiêu như pH, DO, BOD, TSS... và sẽ cho kết quả trong khoảng 1 – 2 giờ/lần để khi có bất kì sự cố nào trong quá trình vận hành sẽ được ghi nhận và khắc phục kịp thời.

• Khi nồng độ nước thải đầu vào thấp ta không cần thiết phải sử dụng các công trình xử lý hóa lý mà dựa vào vi sinh vật để xử lý nước thải. Từ đó, giảm được một khoản chi phí dùng để mua hóa chất.

• Nếu có thêm bể Anoxic trong công nghệ xử lý nước thải tả sẽ khử N, P triệt để hơn (Nhà máy xử lý nước thải KCN Nam Tân Uyên).

• Phải có máy phát điện để khi cúp điện sẽ không ảnh hưởng đên quá trình xử lý.

• Phải thường xuyên bảo trì các thiết bị tránh gây ra hỏng hóc làm gián đoạn quy trình hoạt động của hệ thống xử lý nước thải.

• Tùy thuộc vào đặc tính bùn sinh ra từ các bể mà ta sử dụng các loại máy bơm bùn có cấu tạo khác nhau.

Một phần của tài liệu Thiết kế hệ thống xử lý nước thải cho nhà máy đông dược (Trang 45 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(48 trang)
w