0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

Kết quả của giải pháp xác thực và bảo mật tài liệu

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XÁC THỰC VÀ BẢO MẬT TÀI LIỆU TRONG TRAO ĐỔI VĂN BẢN TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG GIỮA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC (Trang 59 -62 )

5. Bố cục Luận văn

3.5. Kết quả của giải pháp xác thực và bảo mật tài liệu

Sau khi nghiên cứu thành công sản phẩm giải pháp này, sản phẩm đã được cài đặt sử dụng trên hệ thống mạng văn phòng điện tử liên thông của tỉnh Thái Bình để thực hiện việc ký số trực tại đầu mối các văn thư các cơ quan tỉnh Thái Bình. Như hình dưới đây:

Hình 3.6. Giao diện gửi văn bản đã đƣợc tích hợp chức năng ký số và sản phẩm ký số văn bản điện tử

Với sản phẩm trên giúp các đơn vị dễ dàng thao tác ký văn bản trực tuyến và đảm bảo tính xác thực và tính pháp lý cho văn bản khi gửi trên môi trường mạng.

KẾT LUẬN

Để nghiên cứu giải pháp xác thực và bảo mật tài liệu trong trao đổi văn bản trên môi trường mạng giữa các cơ quan nhà nước, luận văn tập trung nghiên cứu các vấn đề sau:

Nghiên cứu, tìm hiểu một số khái niệm về an toàn thông tin, đánh giá thực trạng và nhu cầu về an toàn thông tin trong các cơ quan nhà nước.

Để xây dựng giải pháp đáp ứng được yêu cầu trong thực tế, luận văn tập trung tổng hợp, phân tích một số cơ sở mật mã cần thiết để áp dụng trong việc bảo mật thông tin trên môi trường mạng theo tiêu chuẩn nhà nước đã quy định (đối với mã hoá phi đối xứng và chữ ký số, áp dụng lược đồ RSA-OAEP theo chuẩn PKCS#1 phiên bản 2.1; đối với mã hóa đối xứng áp dụng thuật toán mã khối AES).

Trên cơ sở các nghiên cứu về mặt lý thuyết, luận văn tập trung nghiên cứu, xây dựng các giải pháp xác thực tài liệu trong trao đổi văn bản trên môi trường mạng giữa các cơ quan nhà nước.

Trong thời gian tới, tác giả sẽ tiếp tục nghiên cứu mở rộng các tính như xác thực đăng nhập, mã hóa dữ liệu trong trao đổi tài liệu cho các ứng dụng. Với thời gian và trình độ còn hạn chế, trong luận văn này không tránh khỏi sơ suất. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các Thầy Cô để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

[1]. Phan Đình Diệu, Lý thuyết mật mã và an toàn thông tin, Đại học Quốc gia Hà Nội, 1999.

[2]. TCVN 7635:2007, Chữ ký số, Kỹ thuật Mật mã, 2007

[3]. Quyết định Số: 59/2008/QĐ-BTTTT ngày 31 tháng 12 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Ban hành Danh mục tiêu chuẩn bắt buộc áp dụng về chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số.

[4]. Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10-04-2007 của Chính phủ về ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước.

Tiếng Anh

[5]. Microsoft, Building Secure ASP.NET Applications, Patterns & practices.

[6]. Microsoft, Introduction to Web Applications Security, Patterns & practices.

[7]. NIST (26/10/2001) Advanced Encryption Standard (AES), FIPS 197.

[8]. RSA Laboratories (14/6/2002) RSA Cryptography Standard PKCS #1 V2.1.

[9]. William Stallings, Cryptography and Network Security: Principles and Practices, Fourth Edition, Prentice Hall, 2006.

[10].Bruno Lowagie, Digital Signatures for PDF documents, 17 Sep 2012.

Tài liệu trên Internet:

[11].http://wp.nestcape.com/eng/ssl3

[12].http://csrc.nist.gov/publications/fips/fips197/fips-197.pdf [13].ftp://ftp.rsasecurity.com/pub/pkcs/pkcs-1/pkcs-1v2-1.pdf

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU GIẢI PHÁP XÁC THỰC VÀ BẢO MẬT TÀI LIỆU TRONG TRAO ĐỔI VĂN BẢN TRÊN MÔI TRƯỜNG MẠNG GIỮA CÁC CƠ QUAN NHÀ NƯỚC (Trang 59 -62 )

×