Các loại câu hỏi khách quan

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ỨNG DUNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.doc (Trang 25 - 33)

a. Lịch sử nghiên cứu trắc nghiệm khách quan trên thế giớ

2.3.6Các loại câu hỏi khách quan

Trắc nghiệm khách quan có nhiều loại, mỗi loại có ưu, nhược điểm riêng và được sử dụng thích hợp cho các mục đích và đối tượng khác nhau.

a. Loại câu hỏi nhiều lựa chọn:

Câu hỏi nhiều lựa chọn là dạng câu hỏi được sử dụng rộng rãi trong các bài kiểm tra khách quan, câu hỏi nhiều lựa chọn gồm hai phần là phần câu dẫn và phần lựa chọn, như chọn câu trả lời đúng trong số các phương án:

Ví dụ: Xâu ký tự “Bit” chuyển sang mã nhị phân tương ứng với đáp án nào sau đây?

a) 01000011 01001001 01010100 b) 01000010 01001001 01010100 c) 01000010 01101001 01110100 d) 01000010 01101001 01110101

Câu hỏi nhiều lựa chọn được hiểu là loại câu hỏi kèm theo nhiều câu trả lời cho sẵn. Câu trắc nghiệm khách quan thuộc loại này gồm 2 bộ phận: phần câu dẫn và phần lựa chọn. Trong đó:

- Phần câu dẫn là một câu hỏi hay một số câu bỏ lửng (câu chưa hoàn tất) tạo cơ sở cho sự lựa chọn.

- Phần lựa chọn gồm nhiều phương án trả lời (thường là 4 hoặc 5 phương án trả lời). Người trả lời sẽ chọn 1 phương án trả lời duy nhất hoặc đúng nhất. Những phương án còn lại được gọi là phương án trả lời sai hay phương án gây nhiễu.

* Ưu điểm: Giáo viên có thể dùng loại câu hỏi này để kiểm tra đánh giá về những mục tiêu dạy học khác nhau, chẳng hạn như: xác định mối tương quan nhân quả; nhận biết các điều sai lầm; ghép các kết quả hay điều quan sát; định nghĩa các khái niệm; tìm nguyên nhân của một số sự kiện; nhận biết điểm tương đồng hay khác biệt giữa hai hay nhiều sự vật; xét đoán vấn đề đang được tranh luận dưới nhiều quan điểm. Mặt khác, loại câu hỏi này có độ tin cậy cao hơn, khả năng may rủi khi số phương án lựa chọn tăng lên và học sinh buộc phải xét đoán phân biệt kĩ trước khi trả lời.

* Nhược điểm: Loại câu này khó soạn, các câu nhiễu phải có vẻ hợp lý, phải soạn câu hỏi sao cho đo được các mức trí tuệ, nâng cao hơn mức biết, nhớ, hiểu; không thoả mãn với những học sinh có óc sáng tạo, tư duy tốt có thể tìm ra nhiều câu trả lời hay hơn đáp án; tốn kém để in và mất nhiều thời gian để học sinh đọc nội dung câu hỏi.

Loại câu hỏi này cần được xây dựng một cách thận trọng để tránh những chỗ không rõ nghĩa, nhưng chúng có thể được dùng để kiểm tra những trình độ cao hơn về nhận thức, có thể kiểm tra năng lực của học sinh trong việc áp dụng học thuyết, định luật, dự đoán, đánh giá ngoại suy chuỗi các diễn biến, xác định những sai lầm về mặt logic.

Khi ra câu hỏi lựa chọn giáo viên cần lưu ý:

+ Phải có yếu tố dẫn dắt ở phần gốc, đơn giản và có ý nghĩa. Phần lựa chọn tiếp theo phải được rút ra một cách tự nhiên từ phần gốc. Phần gốc có thể là một câu trần thuật, câu hỏi hay một vấn đề;

+ Bảo đảm phần gốc và phần lựa chọn phải chuẩn về mặt ngữ pháp. Chúng phải cùng một thì (quá khứ, hiện tại, tương lai) và chủ ngữ phải phù

hợp với động từ (số ít hay số nhiều). Nếu không làm được như vậy, học sinh sẽ có đầu mối hiển nhiên đoán biết câu trả lời đúng;

+ Tránh các từ phủ định như: không có, không, chúng có thể bỏ sót hoặc làm học sinh lúng túng;

+ Phải làm cho các phương án lựa chọn được hợp lý, chúng có thể tương đương về độ dài và mức độ khó. Một sự lựa chọn sai một cách hiển nhiên là cái làm lộ bí mật, do đó làm giảm hiệu lực của bài kiểm tra. Chính nó cũng tạo cho học sinh cơ may đoán được câu trả lời đúng, đặc biệt trong câu hỏi có 3 hoặc 4 phương án lựa chọn;

+ Các phương án lựa chọn nên được xếp theo thứ tự có thể được. Ở đâu có một sự tăng tiến hoặc một sự liên tục trong các phương án lựa chọn, giáo viên có thể xếp theo thứ tự đó;

+ Chỉ sử dụng 4 hoặc 5 phương án lựa chọn. Đó là con số thích hợp và đủ để giảm yếu tố “cơ may” đến mức thấp nhất trong trường hợp học sinh đoán mò;

+ Tránh lạm dụng các phương án lựa chọn “tất cả các phương án trên” hay “không có phương án nào trong số đã đưa ra”. Cả hai câu đều cho thấy người ra đề thiếu phương tiện đánh đố hợp lý và như thế có thể khuyến khích học sinh đoán mò. Tất cả các phương án trên sẽ là các yếu tố làm lộ câu trả lời một khi các em nhận ra hơn một câu trả lời đúng;

+ Thông thường các câu hỏi loại này chỉ nên có một phương án trả lời đúng, nếu không sẽ rất khó cho điểm;

b. Loại câu hỏi đúng-sai:

Trong loại câu hỏi này các thí sinh lựa chọn một trong hai khả năng đặt ra. Đó có thể là những phát biểu, nhận định được đánh giá là đúng hay sai và học sinh được hỏi cần xác định xem điều đó là đúng hay sai.

Loại câu hỏi này có 50% xác suất trả lời đúng nên chỉ thích hợp cho việc kiểm tra những kiến thức, sự kiện, khái niệm, công thức. Chúng thường đòi hỏi trí nhớ, ít kích thích suy nghĩ, khả năng phân loại học sinh rất thấp.

* Ưu điểm: là loại câu hỏi đơn giản dùng để trắc nghiệm kiến thức về những sự kiện nên soạn loại này tương đối dễ dàng, ít phạm lỗi, mang tính khách quan khi chấm.

* Nhược điểm: học sinh có thể đoán mò. Vì vậy, độ tin cậy thấp, dễ tạo điều kiện cho học sinh đọc thuộc lòng hơn là hiểu, ít phù hợp với đối tượng học sinh giỏi.

Khi soạn câu hỏi giáo viên cần chú ý:

+ Sử dụng ngôn ngữ đơn giản và rõ ràng, câu nhận định phải ngắn; + Câu trả lời phải là sự kiện chứ không phải là ý kiến. Nếu câu hỏi là nguyên nhân và kết quả thì chỉ nên có một nguyên nhân là rõ ràng;

+ Câu kiểm tra chỉ có một hàm ý làm trọng tâm;

+ Tránh sử dụng những từ: không bao giờ, đôi khi, luôn luôn, có thể,… Bởi lẽ những từ này cung cấp cho học sinh đoán biết những câu hỏi đúng hay sai;

+ Kết hợp câu trả lời đúng- sai theo một cơ sở tương đối cân bằng. Hơn nữa, câu trả lời không nên đặt ở vị trí dễ nhận biết như (Đ.S. Đ.S). Làm được việc này sẽ có tác dụng hạn chế đến mức tối thiểu việc đoán mò hay nói cách khác nó làm giảm đi cơ may thành công nhờ việc đoán mò; (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ví dụ: : Trình tự của thuật toán tìm giá trị lớn nhất của một dãy số nguyên như sau đúng hay sai?

Bước 1: Nhập N và dãy a1, …,an

Bước 2: Max a1, i 2

Bước 3:- Nếu ai > Max thì Max  ai

- ii+1 rồi quay lại bước 2

Bước 4: Nếu i> N thì đưa ra giá trị Max rồi kết thúc

a) Đúng b) Sai

c. Loại câu hỏi ghép đôi:

Loại câu hỏi này thường bao gồm hai dãy thông tin gọi là các câu dẫn và câu đáp. Hai dãy thông tin này có số câu có thể không bằng nhau, một dãy danh mục gồm các tên hay thuật ngữ và một dãy là danh mục gồm các định nghĩa, đặc điểm,… Mỗi câu nhận định hay một từ ở dãy thứ nhất được kết hợp với một câu hay một cụm từ đúng ở dãy thứ hai để trở thành một nhận định đúng. Nhiệm vụ người làm bài là ghép chúng lại một cách thích hợp.

* Ưu điểm: dễ viết dễ dùng, thích hợp cho học sinh cấp THCS và đặc biệt hữu hiệu trong việc đánh giá khả năng nhận biết các mối quan hệ tương quan.

* Nhược điểm: không thích hợp cho việc thẩm định như sắp đặt nội dung kiến thức, để soạn cho độ mức trí nâng cao cần đòi hỏi nhiều công phu. Mặt khác loại câu này tốn nhiều thời gian đọc nội dung mỗi cột trước khi ghép đôi của học sinh.

Ví dụ: Hãy nối nội dung cột A với cột B sao cho phù hợp

1) Format 2) Tools 3) Table 4) Window 5) Help

a) Chứa các lệnh trợ giúp công việc soạn thảo b) Chứa các hướng dẫn trợ giúp

c) Chứa các lệnh định dạng như Font, Paragraph,…

d) Chứa các lệnh liên quan đến cửa số hiển thị e) Chứa các lệnh làm việc với bảng

d. Loại câu hỏi điền khuyết

Đó là một nhận định được viết dưới hình thức một mệnh đề không đầy đủ hay một câu hỏi. Học sinh phải trả lời bằng cụm từ hoặc một từ. Loại câu hỏi này có ưu thế ở chỗ đòi hỏi học sinh tìm kiếm câu trả lời đúng hơn là nhận ra câu trả lời đúng từ các thông tin đã cho.

* Ưu điểm: Học sinh không có cơ hội đoán mò mà phải nhớ ra, nghĩ ra tự tìm câu trả lời, dễ soạn hơn câu hỏi nhiều lựa chọn.

* Nhược điểm: Khi soạn loại này thường dễ mắc sai lầm là người soạn thường dịch nguyên văn các câu từ SGK. Ngoài ra loại câu hỏi này thường chỉ giới hạn vài chi tiết vụn vặt, chấm bài mất nhiều thời gian và thiếu khách quan hơn những dạng câu hỏi khác.

Ví dụ: Điền từ thích hợp vào chỗ trống (máy hơi nước, máy tính điện tử, máy điện thoại, khoa học, công nghiệp, công nghệ thông tin, thông tin, dữ liệu).

“Tin học là một ngành(1)…có mục tiêu là phát triển và sử dụng(2)…để nghiên cứu cấu trúc, tính chất của thông tin, phương pháp thu thập, lưu trữ, tìm kiếm biến đổi, truyền(3)…và ứng dụng vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội”.

e. Câu trả lời ngắn:

Là câu trắc nghiệm đòi hỏi chỉ trả lời bằng câu rất ngắn. Lấy thí dụ về câu trắc nghiệm Sinh học:

Nguyên nhân hình thành các đặc điểm thích nghi của sinh vật là gì? Trả lời: Chọn lọc tự nhiên

1.3.2.4. Yêu cầu đối với việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm khách quan a. Yêu cầu đối với một bài trắc nghiệm khách quan là:

- Bài trắc nghiệm cần phải khách quan, toàn diện, hệ thống, công khai và hiệu quả. Phải đo được cái cần đo, có độ giá trị và độ tin cậy cao.

- Mỗi câu trắc nghiệm phải đánh giá được nhận thức của học sinh một cách toàn diện: nhận biết, hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp. Có độ khó và độ phân biệt tốt.

- Phải xác định được những mục tiêu mà mình muốn trắc nghiệm. Người viết phải hiểu rất sâu sắc về nội dung, chương trình của môn học, đồng thời cũng phải hiểu về cách học và cách dạy môn học đó.

- Phải nắm vững các khái niệm về Tin học, các phần mềm soạn thảo, tính toán, lập trình và sử dụng thành thạo máy vi tính. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Xác lập được mức độ phức tạp đối với các thí sinh và thời gian cần thiết để làm bài trắc nghiệm khách quan.

- Câu hỏi trắc nghiệm phải rõ ràng, ngắn gọn, chính xác.

- Các câu hỏi lựa chọn phải đồng nhất, song song và được sắp xếp một cách logic hoặc được đánh số thứ tự.

- Tránh sử dụng các kiến thức quá xa lạ đối với câu trả lời. - Phân bố ngẫu nhiên vị trí câu trả lời đúng.

- Các câu hỏi trắc nghiệm cần được phân bố sao cho có thể đo lường được năng lực nhận thức ở các thứ bậc khác nhau như:

+ Bậc 1: Nhớ - Nhắc lại khái niệm, trình tự, thao tác. + Bậc 2: Hiểu – Truyền đạt, làm sáng tỏ.

+ Bậc 3: Áp dụng vào vấn đề mới.

c. Các bước xây dựng bộ câu hỏi trắc nghiệm khách quan: - Bước 1: Xác định mục tiêu cần đánh giá:

Xác định rõ ràng mục đích kiểm tra là tìm hiểu xem học sinh đã thực hiện có hiệu quả các mục tiêu học tập đã đề ra như thế nào, hay là để so sánh, phân loại học sinh hay để thu thập ý kiến phản hồi từ học sinh về chất lượng giảng dạy…Từ mục tiêu cụ thể của bài kiểm tra cho phép xác định đối tượng đánh giá và nội dung kiến thức xây dựng câu hỏi để đánh giá.

Xác định đúng đắn các mục tiêu làm cơ sở cho việc xây dựng câu hỏi trắc nghiệm. Xác định được các mục tiêu về lĩnh hội tri thức lý luận và mục tiêu vận dụng tri thức lý luận vào giải quyết các bài tập trong thực tế. Trong đó mức độ lĩnh hội tri thức lý luận mới chỉ đề cập đến 3 mức độ: Nhớ, hiểu và vận dụng.

Xác định mục tiêu dựa vào mục đích môn học, nội dung chương trình môn học. Chỉ khi nào mục tiêu kiểm tra được xác định rõ ràng, việc phác họa kế hoạch xây dựng bài kiểm tra mới có thể tiến hành được. Mặt khác, căn cứ vào mục đích, yêu cầu của bài kiểm tra ta mới có thể xác định được thang độ của các chỉ tiêu cần đạt để đưa vào sử dụng.

- Bước 2: Xác định kế hoạch cho nội dung cần trắc nghiệm:

Căn cứ vào mục tiêu của việc kiểm tra và nội dung chương trình bảng kế hoạch cho nội dung của các câu hỏi sẽ được xác định. Việc lập kế hoạch giúp cho việc xác định chính xác số câu hỏi trong từng mục tiêu và nội dung học tập.

Mục đích của việc xây dựng kế hoạch cho nội dung cần trắc nghiệm là nhằm đạt được mức độ giá trị cao nhất về mặt nội dung, tức là phải đo được đúng cái cần đo. Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm phải là một mẫu tiêu biểu cho những điều đã giảng dạy, phải chứa đựng các mục tiêu học tập và các yêu cầu mà học sinh phải giải quyết và liên quan tới những chủ đề đã trình bày ở phần bài giảng. Số lượng câu hỏi phải xứng với thời lượng phân bố cho từng nội dung. Mặt khác, các câu hỏi cần đo được đúng mức độ mà nó định đo. Các mức độ này cần có độ phân định rõ ràng và phân bố cụ thể, hợp lý ở những nội dung kiến thức nhất định. Sự chuẩn bị chu đáo như vậy sẽ tránh được việc xây dựng ra các câu hỏi có nội dung nhiệm vụ đơn giản, chỉ đo được những mức độ nhận thức thấp như: ghi nhớ, tái hiện. Bởi vì những câu hỏi như vậy thường dễ xây dựng và không có độ phân biệt cao.

- Bước 3: Soạn thảo các câu hỏi trắc nghiệm khách quan:

Khi tiến hành viết các câu hỏi trắc nghiệm cần dựa vào nội dung kiến thức của môn học, trình độ nhận thức của học sinh và tuân thủ nguyên tắc viết câu hỏi trắc nghiệm khi viết câu hỏi trắc nghiệm khách quan cần chú ý một số vấn đề sau:

- Lựa chọn các khái niệm quan trọng mà với học sinh cần nhớ, hiểu. - Thiết kế câu hỏi trắc nghiệm xoay quanh một vấn đề trọng tâm, trình bày rõ ràng trong câu câu dẫn. Toàn bộ các lựa chọn có quan hệ với câu dẫn được xây dựng theo cùng một phương thức.

Khi soạn thảo xong, cần có sự rà soát lại nhiều lần, nhằm tránh những sơ suất do chủ quan, với những câu hỏi có sự vướng mắc về nội dung kiến thức cần có sự trao đổi với các nhà chuyên môn.

Bước 4: Thực nghiệm kiểm định các câu hỏi:

3.Phần mềm tạo đề trắc nghiệm Emptest :

EmpTest là phần mềm được thiết kế nhằm tự động hóa các vấn đề liên quan đến việc tổ chức và thực hiện thi trắc nghiệm. Phần mềm được cài đặt thành 6 đơn thể chương trình với các chức năng riêng. Các đơn thể này có thể hoạt động phối hợp với nhau để đáp ứng mọi yêu cầu đặt ra đối với hệ thống thi trắc nghiệm:

Editor : Giúp giáo viên sọan thảo câu hỏi trắc nghiệm và lưu vào cơ sở dữ liệu. Đồng thời tạo ra các đề thi để thi trực tiếp trên máy kể cả mạng máy tính cục bộ, kết xuất đề thi ra dạng HTML để dùng cho Internet hoặc

Một phần của tài liệu ĐÁNH GIÁ ỨNG DUNG CNTT TRONG NHÀ TRƯỜNG PHỔ THÔNG.doc (Trang 25 - 33)