Vai trò của FDI đối với sự phát triển của ngành nông nghiệp

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CỦA FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 29 - 32)

1) Bổ sung nguồn vốn cho đầu tư phát triển nông nghiệp: FDI là nguồn bổ sung vốn cho quá trình phát triển khi mà nguồn trong nước không đủ đáp ứng nhu cầu, đối với ngành nông nghiệp nó lại có vai trò quan trọng hơn khi do đặc điểm của ngành nông nghiệp mà nguồn vốn vào ngành này lại càng trở nên ít ỏi. Trong 5 năm từ năm 2002 đến 2007, tổng vốn đầu tư cho phát triển nông nghiệp nông thôn khoảng 113.116 tỷ đổng, chỉ đáp ứng được 17% nhu cầu, và chiếm một con số khiêm tốn trong tổng đầu tư cả nước (8.7%), chưa kể số vốn sử dụng chưa hiệu quả. Như vậy, nhu cầu vốn cho phát triển nông nghiệp là rất lớn nhưng nguồn trong nước vẫn chưa đáp ứng được. Đặt ra vấn đề phải tăng cường thu hút vốn từ nước ngoài vào. Hiện nay, tỷ trọng vốn đầu tư nước ngoài vào trong ngành nông nghiệp là chưa cao (chiếm tỷ trọng khoảng 6,7% tỷ trọng vốn đầu tư FDI đăng ký cả nước) nhưng vẫn là nguồn lớn hỗ trợ cho nông nghiệp nước nhà.

2) Góp phần chuyển đổi cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại, đa dạng hóa và nâng cao giá trị sản phẩm: Mặc dù nguồn vốn đầu tư

còn hạn chế song, các dự án FDI đã góp phần không nhỏ trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, phát triển sản xuất hàng hoá quy mô lớn, nâng cao giá trị xuất khẩu cho nông sản Việt Nam, trên cơ sở phát huy các lợi thế so sánh và áp dụng các công nghệ mới, công nghệ cao, có khả năng cạnh tranh khi tham gia hội nhập. Với 758 dự án đã và đang triển khai, lĩnh vực FDI trong nông nghiệp đem lại doanh thu hàng năm khoảng 312 triệu USD, xuất khẩu trên 100 triệu USD/năm và tăng mạnh trong thời gian gần đây.

3) Tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định cho nhiều lao động:

Tuy các dự án đầu tư FDI vào nước ta là không lớn (khoảng hơn 950 dự án nông nghiệp trên cả nước so với tổng 8900 dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài cả nước) và số vốn mỗi dự án còn hạn chế nhưng các dự án này đã tạo ra công ăn việc làm, thu nhập ổn định cho khoảng 75 nghìn lao động trực tiếp tham gia cho các nhà máy, các khu chế xuất…, đồng thời còn giúp hàng vận hộ nông dân tham gia lao động tạo nguồn nguyên liệu thường xuyên cho dự án hoặc theo mùa vụ (trồng mía đường, khoai mì…), góp phần quan trọng thực hiện công tác xoá đói, giảm nghèo. Tính trung bình, ĐTNN vào nông nghiệp nói chung tạo ra tỷ lệ việc làm gián tiếp so với việc làm trực tiếp rất cao 34,5/1. Đặc biệt, ở một số địa phương, dự án ĐTNN tạo việc làm cho khoảng 1/4 dân cư trên địa bàn. Tuy nhiên, dù số lao động trong nông nghiệp và nông thôn vẫn chiếm tỉ cao tới gần 60% so với lao động chung của cả nước nhưng số lao động qua đào tạo nghề trong lĩnh vực nông - lâm - ngư nghiệp chỉ chiếm 13% trong số đó. Trong khi đó, hầu hết các dự án ĐTNN được triển khai tại các vùng nông thôn hoặc vùng lân cận đô thị, nhưng nguồn nhân lực tại chỗ đạt chất lượng, đủ trình độ đáp ứng yêu cầu nhà đầu tư lại quá thiếu, dù rằng số lượng đang quá dư dôi. Đòi hỏi trong thời gian tới phải tăng cường công tác đạo tạo lao động nông thôn đáp ứng nhu cầu phát triển ngành nông nghiệp và tăng cường thu hút vốn đầu tư nước ngoài

4) Tạo điều kiện cho nông sản nước ta có điều kiện thâm nhập vào thị trường thế giới: Các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài có lợi thế về hệ

thống phân phối của họ trên thị trường thế giới. Khi có sự tham gia của họ vào ngành nông nghiệp, thì tăng thêm cơ hội cho nông sản Việt Nam trên thị trường thế giới. Đồng thời, với các dự án của các nhà đầu tư nước ngoài, thì giá trị của nông sản cũng được nâng cao, tăng thêm giá trị xuất khẩu.

5) Một số vai trò khác: Góp phần cải thiện công nghệ, kĩ thuật nông nghiệp nông thôn thông qua chuyển giao công nghệ; Cải thiện cơ sở hạ tầng nông thôn; Góp phần nâng cao việc sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên của ngành nông nghiệp.

Việc tăng cường thu hút vốn đầu tư vào ngành nông nghiệp sẽ tạo điều kiện cho ngành sử dụng hiệu quả các nguồn tài nguyên đất - rừng - sông, hồ, biển… do có điều kiện đầu tư cho sản xuất, giảm thiểu tình trạng lãng phí tài nguyên đang diễn ra ở nhiều nơi do không có điều kiện đầu tư hoặc sử dụng không đúng cách. Hơn thế nữa, việc tăng cường đầu tư cũng góp phần khai thác thế mạnh của vùng, tạo nên sản phẩm mang tính đặc sẳn, vừa nâng cao giá trij sản phẩm, vừa sử dụng tối đa nguồn tài nguyên nông nghiệp.

Như vậy, ta có thể thấy rằng, là một ngành kinh tế chính của đất nước, nông nghiệp Việt Nam có vai trò quan trọng đối với cả kinh tế lẫn trong cả đời sống xã hội. Tuy nhiên, do những đặc điểm gắn liền với cách thức sản xuất của ngành mà ngành nông nghiệp vẫn chưa có được sự đầu tư thích đáng cho nhu cầu phát triển. Chính vì vây, yêu cầu phải tăng thêm thu hút đầu tư của từ nguồn trong nước và nước ngoài để tạo điều kiện cho ngành phát triển nhanh hơn và bền vững hơn. Yêu cầu thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, thu hút công nghệ khoa học kỹ thuật hiện đại vào phát triển ngành là một yêu cầu khách quan đòi hỏi trong thời gian tới, Việt Nam phải có những chính sách, biện pháp, phương hướng tăng cường thu hút vốn FDI vào ngành nông nghiệp.

1.4. KINH NGHIỆM NÂNG CAO HIỆU QUẢ FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP CỦA MỘT SỐ NƯỚC

Một phần của tài liệu HIỆU QUẢ CỦA FDI TRONG LĨNH VỰC NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN (Trang 29 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(44 trang)
w