Khối chủ thể doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

V. Một số điều cần lưu ý khi doanh nghiệp muốn tham gia TMĐT.

b. Khối chủ thể doanh nghiệp

Do cộng đồng các doanh nghiệp Việt Nam nhận thức về TMĐT không đồng đều, nên chúng ta sẽ nghiên cứu theo hai loại: doanh nghiệp hạt nhân hay doanh nghiệp có quan tâm chuẩn bị về TMĐT và các doanh nghiệp khác, doanh nghiệp hạt nhân tuy rất ít nhưng đã có chuẩn bị một số cơ sở vật chất, nhân lực để tham gia TMĐT. Đối với các doanh nghiệp này cần nâng cao kiến thức TMĐT cho họ chứ không cần trang bị các kiến thức cơ bản, họ cần được khuyến khích để tham gia vào thử nghiệm TMĐT do nhà nước chỉ đạo, đầu tư. Nhà nước có thể cung cấp Website cho họ thử nghiệm TMĐT với những nội dung ban đầu đơn giản như cung cấp thông tin sản phẩm, dịch vụ, tìm kiến bạn hàng, thư tín thương mại…Từ những thử nghiệm thành công của họ và nhânn diện rộng, tạo ra những hình ảnh mẫu.

Với phần đông các doanh nghiệp còn lại, có thể nói nhận thức về TMĐT hầu như chưa có hay nếu có thì chưa chuẩn bị nên việc phổ cập kiến thức cơ bản cho khối chủ thể này là rất quan trọng. Thể hiện qua 4 mức sau:

*Với các doanh nghiệp ở mức 1

Không có cơ sở vật chất cho TMĐT như máy tính, máy điện thoại, máy fax thì cần cho họ nhận thức thấy tác dụng của chúng và từ đó đầu tư mua sắm. Bên cạnh đó cần tiến hành các biện pháp trang bị các kiến thức về TMĐT cũng như tạo cho họ sự hiện diện trên Website trên Internet để môi trường kinh doanh bên ngoài tác động vào họ, hiện có tới 60% doanh nghiệp Việt Nam đang ở mức này.

*Với các doanh nghiệp mức 2

Đã có cơ sở vật chất cần thiết (như đã nói ở trên) nhưng chưa kết nối truy cập mạng Internet thì cần đáp ứng nhu cầu thông tin nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh, đồng thời cũng mở ra khả năng cung cấp cho họ các cơ hội để làm quen với cách buôn bán hiện đại trên mạng. Với các doanh nghiệp loại này tham gia TMĐT chủ yếu là để trao đổi tin tức. Qua khảo sát số doanh nghiệp loại này chiếm khoảng 30%.

*Với các doanh nghiệp mức 3 (Chiếm 10%)

Đã có sự hiện diện trên website ở Internet nhưng họ chưa biết sử dụng website đó để tiến hành TMĐT, cần có sự hỗ trợ, thúc đẩy để họ nhanh chóng tham gia vào TMĐT bằng cách cung cấp những cơ hội kinh doanh, gỡ bỏ các cản trở, tạo các công cụ và biện pháp hỗ trợ.

*Với các doanh nghiệp ở mức 4(0%)

Doanh nghiệp đang tiến hành TMĐT, đặt ra yêu cầu nghiêm ngặt về tính bảo mật, an toàn, môi trường pháp lý, phòng rủi ro…

Một phần của tài liệu Một số giải pháp phát triển hoạt động bán hàng bằng hình thức thương mại điện tử ở Việt Nam (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(46 trang)
w