II Những kết quả đạt được trong việc thực hiện xoá đói giảm nghèo ởvùng đồng
2 Các vấn đề xã hội
2.2 Giáo dục
Những vấn đề nổi cộm hiện nay:
- Mù chữ và tái mù chữ còn nhiều.
- Việc phổ cập giáo dục tiểu học đối với trẻ em nhà nghèo còn chưa đạt
- Sự bất bình đẳng giữa trẻ em trai và trẻ em gái còn phổ biến. Các trẻ em
gái có tỷ lệ bỏ học lớn hơn so với em trai, và càng học lên cao thì tình trạng rơi rụng càng nhiều.
- Đội ngũ dậy học và sách giáo khoa còn thiếu nghiêm trọng.
- Đội ngũ thầy cô giáo mỏng, còn thiếu về số lượng, yếu kém về trình độ chuyên môn, đặc biệt là tình trạng thiếu giáo viên là người dân tộc thiểu
số.
- Cơ sở hạ tầng trường lớp xuống cấp, chất lượng học sinh yếu so với mặt
bằng giáo dục phổ thông chung.
Từ thực trạng trên cho thấy muốn giúp người nghèo được hưởng thụ chương
trình giáo dục nâng cao đân trí để tiếp bước xoá đói giảm nghèo, cần phải giải
quyết những vấn đề cơ bản sau:
- Cần có cơ chế chính sách ưu tiên với đối tượng nghèo và con con em của
họ đảm bảo xoá được nạn mù chữ và phổ cập tiểu học, được miễn hoàn toàn về học phí và các khoản đóng góp khác.
- Mở các nhóm xoá mù chữ tại các chòm xóm, bản; người biết khá dậy người biết kém, người biết kém dậy người chưa biết chút nào… Người
tình nguyện dậy có kết quả tốt sẽ được hỗ trợ một khoản tiền hay vật chất để khuyến khích.
- Mở rộng loại hình lớp học bán trú dân nuôi thành một quy định đóng góp
của toàn dân(bằng ngô, lúa, lương thực tự có).
- Dần dần đào tạo thay thế hệ thống giáo viên thôn bản bằng giáo viên dân tộc và có chế độ đãi ngộ để họ đủ sống, yên tâm bám trường lớp giảng
dậy.
- Cải thiện đời sống văn hoá tinh thần cho thầy trò nhà trường ở miền núi(
trang bị một số thiết bị như báo, tranh ảnh, vi deo, đài…).
- Mở rộng việc kết nghĩa giữa các đơn vị quân đội, đoàn thể nhân dân với nhà trường nhằm giúp đỡ, ủng hộ về vật chất, ngày công sửa trường lớp và đồ dùng sách vở học tập.
- Cần trích hợp lý một phần nhỏ kinh phí từ các chương trình dự án trên
địa bàn để hỗ trợ cho giáo dục và con em nhà nghèo.