Về tình hình sử dụng vốn

Một phần của tài liệu Thực trạng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2005 đến nay (Trang 33 - 37)

2. Theo loại tiền gử

2.1.3.2. Về tình hình sử dụng vốn

Song song với việc huy động vốn thì nghiệp vụ sử dụng vốn có vai trò hết sức quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh của Ngân hàng, nếu như huy động vốn được coi là điều kiện cần thì sử dụng vốn được coi là điều kiện đủ, quyết định đến sự sống còn của Ngân hàng. Ngân hàng huy động vốn để cho vay nên nếu huy động được nhiều mà không cho vay ra được thì dẫn đến hậu quả “ách tắc vốn” nhưng ngược lại cho vay được mà không thu hồi được nợ thì lại càng không tốt. Do vậy nghiệp vụ sử dụng vốn chỉ cần một sai lầm nhỏ có thể dẫn đến hậu quả khôn lường thậm chí có thể đi tới phá sản đối với bất cứ một Ngân hàng nào.

Nhận thức đúng đắn vấn đề này, NHCT Ba Đình luôn coi trọng nghiệp vụ sử dụng vốn, đặt công tác tín dụng lên hàng đầu theo đúng chủ trương, chính sách của NHCT Việt Nam với phương trâm “phát triển- an toàn- hiệu quả”. Chi nhánh chú trọng tăng trưởng tín dụng phải kiểm soát được vốn cho vay. Trên cơ sở chọn lọc khách hàng, giảm dần dư nợ đối với những doanh nghiệp có tình hình tài chính yếu kém, vốn chủ sở hữu nhỏ, nâng cao chất lượng thẩm định dự án, coi trọng hiệu quả kinh tế và thực

hiện nghiêm túc các quy chế về tín dụng hiện hành. Trong những năm qua, công tác tín dụng của Ngân hàng đã đạt được nhiều kết quả rất khả quan. Ta có thể thấy được điều đó qua bảng số liệu sau:

Bảng 4: Tình hình sử dụng vốn tại NHCT Ba Đình từ 2005- 2007. Đơn vị: Tỷ đồng. Chỉ tiêu Số tiền Tỷ trọng Số tiền Mức tăng Tỷ trọng Số tiền Mức tăng Tỷ trọng Tổng dư nợ 2816 100% 2360 -456 100% 2643 283 100%

Theo thời gian

Ngắn hạn 1850 65,7% 1861 11 78,9% 2195 334 83,05% Trung dài hạn 966 34,3% 499 -467 21,2% 448 - 11 16,95% Theo TPKT DNNN 1708 60,65% 986 -722 41,78% 1120,6 134,6 42,4% DNNQD 1108 39,35% 1374 266 58,22% 2522,4 1148,4 57,6% Nguồn: Phòng tổng hợp tiếp thị- NHCT Ba Đình

Nhìn vào bảng số liệu trên ta thấy: Sự tăng trưởng và phát triển dư nợ cho vay của chi nhánh qua các năm: 2005 là 2816 tỷ đến năm 2006 chỉ đạt 2360 tỷ giảm 456 tỷ đồng. Nguyên nhân chủ yếu là do: Trong năm này, doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lớn được duyệt hạn mức cho vay thấp hơn, một số doanh nghiệp trả nợ nhiều hơn so với số vay, hoặc một số doanh nghiệp xây dựng cầu đường, nhập khẩu phân bón…có tình hình sản xuất kinh doanh, tài chính yếu kém phải giảm dần dư nợ. Những doanh nghiệp có dư nợ giảm nhiều là VINAFOOD giảm 411 tỷ, nhà máy đạm Phú Mỹ giảm 43 tỷ, VINACHEM 40 tỷ, công ty TRAENCO giảm 14 tỷ, công ty Kim Khí Hà Nội giảm 74 tỷ, Tổng công ty Xây dựng công trình giao thông I giảm 71 tỷ…Mặt khác việc tìm kiếm, khai thác khách hàng tốt để cho vay còn nhiều hạn chế, nên dư nợ năm 2006 không tăng trưởng mà còn bị suy giảm. Một số doanh nghiệp tình hình kinh doanh, tài chính vẫn còn nhiều khó khăn, không trả được nợ đúng hạn, và không thể xử lý dứt điểm trong năm 2006.

Tuy nhiên, sang năm 2007 doanh nghiệp đã có sự tăng trưởng đáng kể, tổng dư nợ đạt 2643 tỷ tăng hơn so với năm trước là 283 tỷ. Điều này phản ánh xu hướng phát triển, sự nỗ lực đáng mừng của chi nhánh, sự vươn lên vượt qua khó khăn thử thách để đạt được hiệu quả, tạo đà phát triển cho những năm tiếp theo.

Trong tổng dư nợ của chi nhánh thì:

Cho vay ngắn hạn năm 2005 đạt 1850 tỷ đồng, đến năm 2006 đạt 1861 tỷ, và đến năm 2007 đạt 2195 tỷ. Như vậy có thể nói hoạt động cho vay ngắn hạn của doanh nghiệp tăng đều qua ba năm, đây là một sự cố gắng lớn của chi nhánh.

Đối với cho vay trung dài hạn, trong 3 năm gần đây lại có sự giảm sút năm 2006 chỉ đạt 499 tỷ đồng, giảm hơn so với năm trước là 467 tỷ đồng, sang năm 2007 tình hình vẫn chưa có gì khả quan hơn chỉ đạt có 448 tỷ đồng, giảm hơn năm trước 11 tỷ đồng. Nguyên nhân là do: Trong năm Ngân hàng đã thực hiện phân tích tình hình SXKD, tình hình tài chính của các doanh nghiệp để từ đó đánh giá xem những doanh nghiệp nào có tình hình SXKH tốt, tình hình tài chính lành mạnh để cho vay tiếp còn đối với những doanh nghiệp có vốn chủ sở hữu thấp, nhiều lần xin gia hạn nợ thì chi nhánh giảm dần số dư cho vay hoặc không cho vay mà chỉ thu nợ. Điều này làm cho dư nợ trung dài hạn giảm.

Cho vay ngoài quốc doanh tăng liên tục qua các năm, năm 2006 đạt 1374 tỷ đồng, tăng hơn so với năm 2005 là 266 tỷ đồng, nhưng sang đến năm 2007 chi nhánh đã đạt được thành tích vượt bậc, số dư nợ đối với DNNQD đã đạt đến con số 2522,4 tỷ đồng tăng hơn so với năm trước là 1148,4 tỷ đồng. Điều này chứng tỏ chi nhánh đang ngày càng quan tâm đến và mở rộng tín dụng đối với DNNQD.

Nhìn chung hoạt động huy động vốn và sử dụng vốn của chi nhánh NHCT Ba Đình đã có rất nhiều biến động qua ba năm điều nảy xảy ra một

phần cũng là do sự biến động lớn của thị trường đã ảnh hưởng không nhỏ tới tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đây cũng là nguyên nhân chính dẫn đến việc mất cân đối giữa hai hoạt đông huy động vốn và sử dụng vốn của Ngân hàng. Thể hiện ở chỗ vốn huy động là rất lớn song lượng cho vay lại nhỏ hơn rất nhiều so với số vốn đã huy động được.

Bảng 5: Tình hình huy động vốn – cho vay tại NHCT Ba Đình từ năm 2005-2007

Đơn vị: Tỷ đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007

Nguồn vốn huy động 4164 4350 5141

Dư nợ cho vay 2816 2360 2643

Chênh lệch HĐV và dư nợ cho vay 1348 1990 2498

Một phần của tài liệu Thực trạng mở rộng tín dụng Ngân hàng đối với DNVVN của chi nhánh NHCT Ba Đình từ năm 2005 đến nay (Trang 33 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(40 trang)
w