Phát triển kinh tế gắn với phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường ( 19/9/2012)

Một phần của tài liệu Kinh tế xanh chiến lược Công nghiệp hóa sạch (Trang 25 - 29)

trường ( 19/9/2012)

1. Tổng kết 10 năm thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 - 2010 trong tổng thể quá trình 25 năm đổi mới, Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định những thành tựu quan trọng đạt được, chỉ ra những khó khăn, hạn chế cần khắc phục và đúc kết bốn bài

học chủ yếu, trong đó rất thấm thía là bài học về chất lượng, hiệu quả phát triển. Văn kiện Đại hội nhấn mạnh: “Đặc biệt coi trọng chất lượng, hiệu quả và tính bền vững của phát triển, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa tốc độ và chất lượng tăng trưởng” (1).

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội trong 5 đến 10 năm tới với tầm nhìn đến giữa thế kỷ XXI, nhằm tạo sức sống mới cho nền kinh tế đất nước, đủ sức thích ứng và vượt qua những biến động đầy rủi do, bất trắc của nền kinh tế thế giới, bảo đảm phát triển nhanh, bền vững, Đảng chủ trương đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế. Đây là một định hướng lớn trong phát triển kinh tế, nhưng không thuần tuý chỉ là định hướng duy kinh tế, mà là một bộ phận hữu cơ trong đường lối tiếp tục đổi mới toàn diện đất nước, một bộ phận không tách rời của chiến lược tổng thể phát triển kinh tế xã - hội. Và do vậy, trong nhận thức lý luận cũng như trong hoạt động thực tiễn, quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế nói riêng, phát triển kinh tế nói chung, không biệt lập mà gắn bó chặt chẽ, tác động qua lại một cách biện chứng với quá trình phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Phát triển kinh tế nhằm tạo ra tiềm lực, phương tiện vật chất, bảo đảm phát triển văn hoá, xã hội, bảo vệ tài nguyên, môi trưòng. Phát triển văn hoá, đưa văn hoá thẩm thấu vào mọi lĩnh vực của đời sống, trở thành nền tảng tinh thần của xã hội, thành nguồn lực nội sinh của dân tộc, thúc đẩy kinh tế, xã hội phát triển, và văn hoá, thông qua nhận thức, hành vi đúng đắn cuả con người, cộng đồng tác động tích cực đến bảo vệ tài nguyên, môi trường. Phát triển xã hội, thực hiện tốt các chính sách xã hội sẽ tạo động lực và môi trưòng lành mạnh để phát triển kinh tế, văn hoá, bảo vệ tài nguyên, môi trường. Bảo vệ tốt tài nguyên, môi trường chính là nuôi dưỡng nguồn sống, nguồn lực tự nhiên cho phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội. Đây là một trong các mối quan hệ lớn cần được nhận thức và giải quyết đúng trong những năm trước mắt và xuyên suốt cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (2). Quan hệ biện chứng này được được Đảng Cộng sản Việt Nam đúc kết, nâng thành tư tưởng chỉ đạo: phải gắn kết hài hoà phát triển kinh tế với phát triển văn hoá; thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển; thường xuyên chăm lo bảo vệ tài nguyên, môi trường.

Thực hiện hiệu quả tư tưởng chỉ đạo này chính là nhằm củng cố, tăng cường các yếu tố bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa của nền kinh tế thị trường; bảo đảm không ngừng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân, thể hiện đậm nét tính ưu việt của chế độ chính trị; từng bước xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

2. Trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, sự kết hợp chặt chẽ kinh tế với văn hoá, văn hoá với kinh tế theo phương châm: kinh tế trong văn hoá, văn hoá trong kinh tế (3), trở thành nhu cầu, đòi hỏi khách quan.

Phát triển kinh tế phải hướng tới mục tiêu phát triển văn hoá, phục vụ quốc kế dân sinh. Một mặt, phát triển kinh tế để tăng thêm nguồn lực cho văn hoá phát triển; góp phần trực tiếp vào việc bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hoá truyền thống, khắc phục hiện tượng xâm hại các di tích lịch sử, văn hoá, hy sinh văn hoá vì kinh tế. Mặt khác, quá trình đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế, từng bước chuyển từ phát triển kinh tế theo bề rộng sang kết hợp phát triển hợp lý bề rộng với phát triển theo chiều sâu phải dựa chắc trên thành tựu văn hoá. Kinh tế phải là môi trường ứng dụng rộng rãi nhất những tiến bộ khoa học công nghệ, nơi phát huy tốt nhất tài năng sáng tạo của đội ngũ lao động có trình độ cao và phẩm chất tốt. Phải chuyển hoá những tinh hoa của công nghệ cao, của khoa học quản lý, của mỹ thuật công nghiệp… thành nguồn lực sản xuất, kinh doanh, quản lý, nâng cao năng suất lao động, chất lượng và sức cạnh tranh của từng sản phẩm, của từng doanh nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.

Về phía mình, văn hoá ngày càng gắn bó, xuyên thấm vào kinh tế, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, trở thành nguồn lực nội sinh quan trọng của phát triển.

Trước hết, văn hoá, mà trực tiếp là giáo dục, đào tạo cùng với khoa học, công nghệ tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao - đội ngũ cán bộ quản lý giỏi, doanh nhân tài ba, công nhân, lao động lành nghề… có khả năng thích ứng với kinh tế thị trường, có năng lực nắm bắt và làm chủ công nghệ hiện đại, có đạo đức nghề nghiệp, trách nhiệm công dân, tinh thần yêu nước, ý chí tự lực tự cường… chính là nhân tố hàng đầu quyết định trình độ phát triển của lực lượng sản xuất; trình độ quản lý, quản trị kinh tế; chất

lượng, giá trị và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Thứ hai, sự hình thành, phát triển triết lý kinh doanh, văn hoá doanh nghiệp, văn hoá doanh nhân, văn hoá quản lý, văn hoá lao động…; xây dựng môi trường văn hoá trong lành, cộng đồng lao động văn minh; không ngừng nâng cao đời sống văn hoá tinh thần của người lao động là nhân tố ngày càng quan trọng bảo đảm sự phát triển kinh tế bền vững.

Thứ ba, xây dựng, phát triển công nghiệp văn hoá, công nghệ văn hoá, góp phần tăng trưởng kinh tế, tạo nên sinh lực và sự sống động của đời sống kinh tế, xã hội.

Thực tiễn hơn 25 năm đổi mới ở Việt Nam đã minh chứng một vấn đề có tính nguyên lý: sức mạnh kinh tế không thể tách rời sức mạnh văn hoá, sức mạnh con người và sức mạnh của văn hoá, của con người phải được hiện thực hoá trong sức mạnh kinh tế (4).

3. Bước vào thời kỳ mới, khi nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa từng bước đi vào chiều sâu, hội nhập quốc tế không ngừng mở rộng, Đảng Cộng sản Việt Nam ngày càng nhận thức đầy đủ, sâu sắc hơn mối quan hệ khăng khít giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, thực hiện chính sách xã hội. Phát triển kinh tế là cơ sở, là tiền đề vật chất để thực hiện chính sách xã hội; mục đích phát triển kinh tế thống nhất với mục tiêu phát triển xã hội, đều nhằm phát huy sức mạnh của nhân tố con người và vì con người. Ổn định, phát triển xã hội, thực hiện tốt chính sách xã hội tạo môi trường thuận lợi phát triển kinh tế, trở thành nhân tố quan trọng, thành động lực thúc đẩy phát triển kinh tế (5).

Nhận thức lý luận ở tầm quan điểm của Đảng về sự thống nhất giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội đã và đang được thể chế hoá thành cơ chế, chính sách, được tổ chức thực hiện trong đời sống. Thực hiện quan điểm: Bảo đảm tiến bộ, công bằng xã hội trong từng bước, từng chính sách phát triển, trong lãnh đạo, điều hành phát triển kinh tế, Đảng, Nhà nước rất chú trọng những vấn đề sau đây: Thứ nhất, trong phát triển kinh tế, một mặt, phải tôn trọng các quy luật khách quan của kinh tế thị trường, mặt khác, phải bảo đảm tính định hướng xã hội chủ nghĩa (6). Kinh tế thị trường và toàn cầu hoá tạo cơ hội tìm kiếm, tăng cường các nguồn lực và kích thích sự năng động, sáng tạo trong hoạt động kinh tế, song cũng tạo ra nhiều hệ luỵ về xã hội làm một bộ phận dân cư dễ bị tổn thương, làm gia tăng chênh lệch giàu nghèo… Đảng và Nhà nước, bằng những cơ chế, chính sách đúng đắn và sử dụng hiệu quả những công cụ điều tiết, phải khắc phục những mặt trái của kinh tế thị trường và quá trình toàn cầu hoá. Một mặt, cần phát huy “sức mạnh tự điều chỉnh” của thị trường, mặt khác, phải “hoá giải” được những tác động tiêu cực của thị trường, bảo đảm định hướng của sự phát triển (7).

Thứ hai, phát triển mạnh mẽ lực lượng sản xuất với trình độ khoa học, công nghệ ngày càng cao; đồng thời hoàn thiện quan hệ sản xuất trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (8). Trên phương diện xã hội, viêc hoàn thiện quan hệ sản xuất phải chú trọng tính dân chủ trong quan hệ quản lý kinh tế và bảo đảm công bằng lợi ích trong quan hệ phân phối. Thực hiện phân phối chủ yếu theo kết quả lao động, hiệu quả kinh tế, đồng thời theo mức đóng góp vốn cùng các nguồn lực khác và phân phối qua hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội.

Thứ ba, hợp lý trong đầu tư các nguồn lực, bảo đảm hài hoà giữa các vùng, miền. Ưu tiên đầu tư thúc đẩy phát triển nhanh các vùng kinh tế trọng điểm, tạo nên những “đầu tàu kinh tế” có sức lan toả, kích thích sự phát triển của các vùng kinh tế khác, đồng thời, quan tâm đầu tư phát triển những vùng còn khó khăn, tạo điều kiện giải quyết các vấn đề xã hội, xoá đói giảm nghèo, giúp những người lao động có cơ hội vươn lên làm giàu chính đáng.

Nhằm tạo hiệu ứng tích cực và tác động trở lại của phát triển xã hội, chính sách xã hội với phát triển kinh tế, Đảng Cộng sản Việt Nam chú trọng củng cố, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc; xây dựng các lực lượng xã hội, cộng đồng xã hội vững mạnh; chăm lo cải thiện đời sống, từng bước nâng cao mức sống, chất lượng sống của nhân dân, nhất là những người lao động.

Mối quan tâm đặc biệt của Đảng là phát huy sức mạnh đoàn kết vĩ đại, ý chí tự lực tự cường, tài năng lao động sáng tạo và những nguồn lực tiềm tàng của toàn dân tộc để phát triển mạnh các thành phần kinh tế, tạo bước đột phá trong chặng đường phát triển mới.

Đảng thường xuyên quan tâm xây dựng các giai cấp, các tầng lớp, trước hết là giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, đội ngũ trí thức, đội ngũ doanh nhân, lực lượng thanh niên, phụ nữ… đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển kinh tế tri thức, cả về ý thức chính trị, phẩm chất đạo đức, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trên cả ba cấp độ: nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài. Quan tâm xây dựng quan hệ lợi ích hài hoà giữa người sử dụng lao động và người lao động; xây dựng môi trường văn hoá, nhân văn và phong cách làm việc có kỷ luật, có kỹ thuật, có năng suất và hiệu quả cao trong các cộng đồng lao động, các đơn vị sản xuất.

Đảng chú trọng chăm lo nâng cao đời sống của mọi thành viên trong xã hội, trước hết là người lao động, về ăn, ở, đi lại, học tập, nghỉ ngơi, chữa bệnh, nâng cao thể chất. Tạo môi trường và điều kiện để mọi người lao động có việc làm và có thu nhập tốt hơn. Thực hiện cải cách tiền lưong và chế độ đãi ngộ, tạo động lực để phát triển kinh tế. Khuyến khích người dân làm giàu hợp pháp, đồng thời thực hiện các giải pháp tích cực để xoá nghèo bền vững; giảm dần tình trạng chênh lệch giàu - nghèo và trình độ phát triển giữa các vùng, miền, các tầng lớp dân cư. Phát triển hệ thống an sinh xã hội, phúc lợi xã hội và đổi mới chính sách thuế để điều tiết hợp lý thu nhập trong xã hội.

Nhận thức và giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội, chính sách kinh tế với chính sách xã hội thể hiện quan điểm nhất quán của Đảng Cộng sản Việt Nam: phát huy tối đa nhân tố con người; coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu, là trung tâm của sự phát triển (9). 4. Trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng, cạn kiện nguồn nước, biến đổi khí hậu, nước biển dâng và thảm hoạ thiên nhiên đã trở thành nguy cơ đe doạ toàn cầu, việc kết hợp phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên, môi trường trở thành vấn đề vừa cấp bách, vừa có tầm quan trọng lâu dài. Không xử lý tốt vấn đề này sẽ gây ra những hệ luỵ trước mắt và sẽ dẫn tới những hiểm hoạ khôn lường trong tương lai. Trong các văn kiện quan trọng được thông qua tại Đại hội XI của Đảng Cộng sản Việt Nam, bảo vệ tài nguyên, môi trường trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội được nhấn mạnh như là một trong những nội dung cốt yếu của chiến lược phát triển bền vững, một công việc cấp thiết mà các cấp bộ đảng, cả hệ thống chính trị và toàn thể nhân dân phải có trách nhiệm thực hiện.

Vấn đề quản lý, sử dụng hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả tài nguyên quốc gia; bảo vệ và cải thiện môi trường được quy định thành các văn bản pháp luật với những chế định, chế tài chặt chẽ, rõ ràng; đưa thành nội dung quan trọng trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án phát triển kinh tế. Trong lãnh đạo, điều hành kinh tế, các cấp uỷ đảng, các cấp chính quyền tăng cường kiểm tra, giám sát và động viên các tổ chức, đoàn thể quần chúng cùng nhân dân tăng cường kiểm tra, giám sát việc bảo vệ tài nguyên, môi trường; phát hiện kịp thời, xử lý nghiêm minh theo pháp luật những hành vi khai thác bừa bãi, sử dụng lãng phí các nguồn tài nguyên, xâm hại, huỷ hoại, làm ô nhiễm môi trường. Trong chiến lược phát triển kinh tế, chú trọng phát triển kinh tế xanh, thân thiện với môi trường; từng bước phát triển năng lượng sạch, sản xuất sạch, tiêu dùng sạch. Phát triển công nghiệp và các dịch vụ môi trường, ưu tiên lĩnh vực xử lý chất thải; đẩy mạnh xã hội hoá công tác bảo vệ môi trường.

Xây dựng, tích cực triền khai chương trình quốc gia quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường. Quản lý, bảo vệ, tái tạo và sử dụng hợp lý, hiệu quả tài nguyên quốc gia, đặc biệt là tài nguyên đất, nước, khoáng sản; hạn chế, tiến tới không xuất khẩu tài nguyên chưa qua chế biến. Khắc phục suy thoái, bảo vệ, cải thiện chất lượng môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái; kết hợp chặt chẽ giữa kiểm soát, ngăn ngừa, khắc phục ô nhiễm với phục hồi, bảo vệ, nâng cao chất lượng môi trường. Tập trung, đẩy mạnh nghiên cứu, dự báo, đánh giá khí tượng thuỷ văn, biến đổi khí hậu; chủ động, tích cực triển khai thực hiện có hiệu quả vững chắc các giải pháp ứng phó với quá trình biến đổi khí hậu, nhất là nước biển dâng, phòng chống thảm hoạ thiên nhiên.

Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với quản lý, sử dụng tài nguyên, bảo vệ môi trường chính là một nội dung trong đổi mới mô hình tăng trưởng, từng bước chuyển phương thức tăng trưởng kinh tế từ chủ yếu dựa trên xuất khẩu tài nguyên và giá rẻ của lao động giản đơn sang phương thức tăng trưởng bền vững trên cơ sở ứng dụng công nghệ hiện đại, thân thiện môi trường, tiết kiệm tài nguyên và sử dụng nguồn

Một phần của tài liệu Kinh tế xanh chiến lược Công nghiệp hóa sạch (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(28 trang)
w