Nguồn gốc và chất lượng cây tái sinh

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc và đề xuất giải pháp kinh doanh rừng hợp lý đối với rừng phục hồi bằng tái sinh tự nhiên tại vùng Tây Bắc (Trang 73 - 89)

Chỉ tiêu Tổng Nguồn gốc Chất lượng Hạt Chồi Tốt Trung bình Kém Số cây/ô 801 547 254 142 436 224 Sai số 66 119 102 32 39 52 % 100 68.3 31.7 17.7 54.4 27.9

4.4. Đề xuất các giải pháp lâm sinh kinh doanh RPH bằng TSTN

Căn cứ vào Chiến lược phát triển lâm nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020 và Kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng giai đoạn 2011-2020, để đạt được mục tiêu nâng cao chất lượng và giá trị của rừng vùng Tây Bắc. Trong khuôn khổ các kết quả nghiên cứu trên đây của luận văn này, xin đề xuất 1 số giải pháp lâm sinh kinh doanh RPH bằng TSTN là rừng sản xuất như sau:

- Do mật độ và chất lượng cây tái sinh trong RPH ở vùng nghiên cứu khá đủ, cho nên giải pháp khoanh nuôi, xúc tiến TSTN là giải pháp quan trọng cần phải ưu tiên, tuy nhiên việc điều chỉnh cấu trúc lâm phần để nâng cao chất lượng rừng là rất cần thiết, các kỹ thuật sau đây cần được thực hiện:

+ Điều chỉnh mật độ lâm phần thông qua: (i) Chặt vệ sinh rừng để loại bỏ các cây già cỗi, bệnh tật, rỗng ruột còn sót lại trong lâm phần để tạo đủ ánh sáng cho các cây tái sinh phát triển, đồng thời hạn chế nguồn gây bệnh; (ii) Xác định và đánh dấu

các cây mục đích, cây phù trợ đa mục đích để chăm sóc bảo vệ. (iii) Ap dụng biện pháp tỉa thưa phù hợp, không làm ảnh hưởng đến các cây mục đích.

+ Thúc đẩy sinh trưởng của cây tái sinh bằng điều chỉnh không gian sinh trưởng đối với những lô rừng có phân bố cụm: (i) Luỗng phát dây leo bụi rậm giải phóng cho cây mục đích. (ii) Tỉa thưa cần được tiến hành nhằm đảm bảo mật độ cây tái sinh phù hợp, bảo đảm cây phân bố đều trên toàn diện tích nhằm hạn chế sự cạnh tranh về không gian dinh dưỡng, cạnh tranh về ánh sáng, tạo điều kiện cho cây sinh trưởng và phát triển tốt, tạo tán và cho hiệu quả kinh tế cao.

+ Đối với mục đích sản xuất gỗ nhỏ chu kỳ ngắn (<20 năm) thực hiện các kỹ thuật sau: (i) Dẫn dắt rừng phục hồi gần với rừng đồng tuổi trên cơ sở duy trì và nuôi dưỡng lớp cây tái sinh là cây tiên phong mọc nhanh có khả năng cung cấp gỗ nhỏ cho nguyên liệu giấy, ván dăm và đồ gia dụng, đồng thời nuôi dưỡng các cây tái sinh mục đích như các loài cây cải tạo đất, có loài cung cấp gỗ lớn, các loài cây có giá trị về bảo tồn… (ii) Tiến hành tỉa thưa, khai thác tận dụng tầng cây tiên phong nhằm tạo điều kiện cho lớp cây tái sinh mục đích phía dưới sinh trưởng và phát triển. Đồng thời tận thu sản phẩm từ các loài cây tiên phong ở chu kỳ đầu.

+ Đối với mục đích kinh doanh gỗ lớn: (i) Dẫn dắt rừng đạt cấu trúc đặc trưng của rừng tự nhiên hỗn loài khác tuổi có cấu trúc N-D tuân theo phân bố giảm (dạng hàm Weibull). (ii) Xây dựng phương án điều chế rừng, quản lý rừng bền vững, áp dụng phương pháp khai thác giảm thiểu tác động trong khai thác chính và khai thác tận dụng rừng. (iii) Thúc đẩy sinh trưởng của các loài cây kinh tế thông qua các biện pháp xử lý lâm sinh thích hợp như tỉa thưa giải phóng, tỉa thưa chọn lọc, luỗng phát dây leo, phát quang bụi rậm. (iv) Xúc tiến quá trình tái sinh tự nhiên bằng các biện pháp xử lý thực bì, làm đất nhưng không gây tác động xấu đến lập địa. (v) Trồng các loài LSNG dưới tán rừng trong vùng như: các loài Song, Mây, một số cây dược liệu…

- Ứng dụng các công nghệ chế biến gỗ cho các loài gỗ được khai thác từ rừng phục hồi.

CHƢƠNG 5

KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ KHUYẾN NGHỊ 1. Kết luận

1. Tây Bắc có tổng diện tích tự nhiên là 3.745.665 ha, trong đó: diện tích đất lâm nghiệp chiếm 55,2% diện tích tự nhiên, diện tích rừng chiếm 71,3%; diện tích chưa có rừng quy hoạch cho lâm nghiệp chiếm 28,7%. Độ che phủ chung của rừng đạt 40%, cao hơn độ che phủ bình quân toàn quốc (39%). Tuy nhiên, chất lượng rừng thấp, rừng nghèo và RPH chiếm 75% diện tích rừng tự nhiên. Diện RPH bằng tái sinh phân bố chủ yếu trên địa bàn các tỉnh Sơn La (51%); Lai Châu (22%); tỉnh Điện Biên (21%) và thấp nhất ở tỉnh Hòa Bình (6%). RPH là RSX phân bố ở tất cả các cấp độ dốc, và ở độ cao < 1.000m, tuy nhiên RPH tập trung ở độ dốc < 350 và độ cao < 700m. Phân bố trữ lượng RPH chủ yếu ở cấp kính < 20 cm, ở cấp kính này trữ lượng chiếm trên 91% trữ lượng, ở nhóm cấp kính > 30 cm chỉ chiếm 7% trữ lượng RPH. Phân bố trữ lượng RPH chủ yếu tập trung ở nhóm gỗ V – VIII, chiếm trên 86%, trữ lượng thuộc nhóm gỗ I – IV chỉ chiếm 9,6%.

2. Tổng số có 108 loài xuất hiện ở tầng cây cao trong 36 ô tiêu chuẩn. Công thức tổ thành của 36 ô tiêu chuẩn cho thấy, các loài chiếm ưu thế trong tổ thành loài của RPH bằng TSTN ở vùng Tây Bắc thường là: Dẻ gai, Vối thuốc, Chẹo, Sồi phảng, Hoắc quang, Thẩu tấu, Kháo, ... chủ yếu là các loài tiên phong ưa sáng, mọc nhanh. Có 85 loài thuộc cấp liên hệ I (tần suất xuất hiện từ 1-20%); 14 loài thuộc cấp liên hệ II (tần suất xuất hiện từ 21-40%), đó là các loài: Ba bét, Gội bạc, Hu đay, Vảy óc, Lá nến, Lọng bang, Sp2, Trâm đỏ, Đuôi lươn, Ban, Mán đĩa, Sồi phảng, Trâm vối và Xoan ta; 6 loài thuộc cấp liên hệ III (tần suất từ 41-60%) là các loài: Kháo, Thành ngạnh, Ba soi, Cà muối, Thẩu tấu và Roi rừng; 1 loài thuộc cấp liện hệ IV (tần suất từ 61-80%) là loài Hoắc quang và 3 loài thuộc cấp liên hệ V (tần suất từ 81-100%) là: Chẹo, Dẻ gai và Vối thuốc. Mật độ của RPH biến động từ 55-178 cây/ô điều tra (tương ứng với 611-1978 cây/ha), số loài biến thiên từ 8-25 loài/ô điều tra; trong đó số loài có độ nhiều ≥5% biến thiên từ 2-10 loài với số cây từ 48- 144 cây (tương ứng với 533-1600 cây/ha). Hệ số hỗn loài chung (HL1) biến thiên từ

1/5 đến 1/13 nghĩa là cứ mỗi loài có từ 5 đến 13 cá thể; trong khi đó hệ số hỗn loài của các loài có độ nhiều ≥5% biến thiên từ 1/9 đến 1/29 tức là cứ mỗi loài có từ 9 đến 29 cá thể. Biểu đồ dãy chỉ số đa dạng của Rẽnyi với các giá trị α (anpha) khác nhau cho phép so sánh đa dạng thực vật trong các quần thụ RPH.

3. Cấu trúc tầng tán của RPH bằng TSTN vùng Tây Bắc như sau: Tổng số cây bình quân của RPH đạt 68.059±6.373, trong đó số cây tái sinh từ 0-1,5 m là 64.109±5.282 cây/ha, (chiếm tới 94,2%), số cây có chiều cao từ 1,5m trở lên là 3.950±1.091cây/ha (chiếm 5,8%); số cây có chiều cao từ 6 m trở lên là 1.300±356 cây/ha (chiếm 1,9%); số cây có chiều cao từ 11 m trở lên là 733±143cây/ha (chiếm 1,1%) và số cây đạt chiều cao từ 22 m trở lên chỉ còn lại 111±52 cây/ha (đạt 0,16%). Như vậy, chỉ có khoảng 0,1 đến 0,2% số cây của tổng lâm phần vươn lên được ở tầng trên của rừng, nhưng số cây này đã chiếm trên 27% tổng tiết diện ngang lâm phần. Số cây tầng giữa chiếm 0,9% nhưng tổng tiết diện ngang chiếm hơn 50%.

4. Hàm Weibull mô tả tốt nhất cấu trúc N-D của RPH bằng tái sinh ở khu vực nghiên cứu (86,1% trường hợp), tiếp theo đó là hàm Khoảng cách (72,2%), và hàm Meyer chỉ mô tả được cho khoảng 53% trường hợp.

5. Có 9/36 ô (chiếm 25%) có phân bố đều; 19/36 ô (chiếm 52,8%) có phân bố cụm và 8/36 ô (chiếm 22,2%) có phân bố ngẫu nhiên. Như vậy rừng RPH hiện tại chủ yếu có phân bố cụm.

6. Mật độ cây tái sinh đạt bình quân khoảng 64.109±5.282 cây/ha, nhưng số cây tái sinh triển vọng (tức là vượt qua chiều cao 1,5m) chỉ còn lại 2.650±735 cây/ha. So sánh trong 3 cấp điều tra cho thấy có sự chuyển dịch về tổ thành của các loài trong các tầng cây: (i) Tỷ lệ tổ thành của các cây tiên phong ứa sáng mọc nhanh giảm dần ở tầng cây nhỏ và tầng cây tái sinh (Hoắc quang, Kháo, Thẩu tấu, Thành ngạnh, Ba soi, Hu đay, Ba bét, Ban,…); (ii) Tỷ lệ tổ thành của các loài cơ hội (trung tính) giữa ba tầng tương đối đồng nhất, hoặc tăng không đáng kể ở các tầng cây nhỏ và tầng tái sinh so với tầng cây cao (Dẻ gai, Chẹo, Vối thuốc,…); (iii) Tỷ lệ các loài chịu bóng trong giai đoạn cây non tăng một cách đáng kể ở tầng cây nhỏ và tầng cây tái sinh làm cho tỷ lệ các loài khác tăng từ 19.1-30,3%. Cây tái sinh có nguồn gốc

hạt chiếm 68,3%, nguồn gốc chồi chiếm 31,7% và tỷ lệ cây có phẩm chất tốt đạt 31,7%, cây có phẩm chất trung bình chiếm 54,4% và cây có phẩm chất kém chiếm 27,9%.

7. Biện pháp kỹ thuật lâm sinh để nâng cao chất lượng rừng phục hồi chủ yếu là điều chỉnh tổ thành theo hướng xúc tiến tái sinh của các loài có giá trị kinh tế; điều chỉnh mật độ và điều chỉnh phân bố không gian để hạn chế sự canh tranh và thúc đẩy sinh trưởng của các cây mục đích.

2. Tồn tại

Do thời gian nghiên cứu có hạn, luận văn vẫn còn một số tồn tại sau đây:

 Chưa có điều kiện nghiên cứu định vị lâu dài, do đó quy luật về tái sinh của các loài và cá thể trong các cấp kích thước khác nhau, quá trình sinh trưởng, phát triển và đào thải chưa được nghiên cứu chi tiết.

 Chưa có điều kiện phân tích ảnh hưởng của các nhân tố lập địa đến các quá trình động thái diễn thế phục hồi của rừng mà đây là vấn đề rất quan trọng để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với từng điều kiện lập địa cụ thể.

3. Khuyến nghị

Với tầm quan trọng của rừng phục hồi trong đời sống kinh tế xã hội của vùng Tây Bắc nói riêng và cả nước nói chung, vì vậy luận văn đưa ra một số khuyến nghị như sau:

 Tiếp tục có những nghiên cứu về quá trình động thái của rừng phục hồi. Đặc biệt là cần tiến hành nghiên cứu trên các ô điều tra định vị để có thể theo dõi lâu dài các quá trình biến động sinh thái của rừng phục hồi;

 Tổng kết các kết quả nghiên cứu và kinh nghiệm thực tiễn để xây dựng các tiêu chí trong quản lý, sử dụng rừng phục hồi một cách hợp lý, vừa có hiệu quả kinh tế cao vừa bảo đảm an toàn môi trường sinh thái.

TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt

1. Nguyễn Duy Chuyên (1996), ―Nghiên cứu qui luật phân bố cây TSTN rừng lá rộng thường xanh hỗn loại vùng Quỳ Châu, Nghệ An‖, Kết quả nghiên cứu khoa học công nghệ lâm nghiệp 1991 – 1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội, tr. 53 – 56.

2. Trần Văn Con (1991), Nghiên cứu khả năng ứng dụng mô phỏng toán để nghiên cứu một vài đặc trưng cấu trúc và động thái của hệ sinh thái rừng Khộp ở Tây Nguyên, Luận án Phó tiến sĩ khoa học nông nghiệp, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

3. Trần Văn Con và cs., 2006. Phục hồi các hệ sinh thái rừng thoái hóa. Tổng quan kết quả nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam. Nhà xuất bản thống kê. Hà Nội, 2006.

4. Trần Văn Con và cs., 2008. Điều tra, đánh giá và xây dựng tiêu chí rừng nghèo kiệt được phép cải tạo để trồng rừng kinh tế theo vùng sinh thái. Báo cáo tổng kết dự án điều tra cơ bản. Viện Khoa học lâm nghiệp, 2008. 5. Trần Văn Con và cs., 2010. Nghiên cứu các đặc điểm lâm học (diễn thế,

cấu trúc, tổ thành, tái sinh (TS), tăng trưởng, khí hậu thuỷ văn, đất,…) của một số hệ sinh thái rừng (HSTR) tự nhiên chủ yếu ở Việt Nam. Báo cáo tổng kết đề tài, Viện KHLNVN, 2010.

6. Phạm Ngọc Giao (1995), ―Mô phỏng động thái một số quy luật kết cấu lâm phần và ứng dụng của chúng trong điều tra – kinh doanh rừng thông đuôi ngựa (Pinus massoniana Lamb) vùng Đông Bắc Việt Nam, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, trường Đại học Lâm nghiệp, Hà Tây.

7. Đồng Sỹ Hiền (1974), Lập biểu thể tích và biểu độ thon cây đứng cho rừng Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

8. Vũ Tiến Hinh (1991), ―Về đặc điểm tái sinh của rừng tự nhiên‖, Tạp chí Lâm nghiệp, 91(2), tr. 3 - 4.

9. Bảo Huy (1993), Góp phần nghiên cứu đặc điểm cấu trúc rừng nửa rụng lá - rụng lá ưu thế Bằng lăng (Lagerstroemia calyculata Kurz) làm cơ sở đề xuất giải pháp kỹ thuật nuôi dưỡng ở Đăklăc - Tây Nguyên, Luận án PTS khoa học nông nghiệp, Viện khoa học lâm nghiệp Việt Nam.

10.Vũ Đình Huề (1975), Khái quát về tình hình TSTN ở rừng miền Bắc Việt Nam, Báo cáo khoa học, Viện Điều tra quy hoạch rừng, Hà Nội.

11.Đào Công Khanh (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc của rừng lá rộng thường xanh ở Hương Sơn, Hà Tĩnh làm cơ sở đề xuất các biện pháp lâm sinh phục vụ khai thác và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Nông nghiệp, Hà Nội.

12. Phùng Ngọc Lan (1986), Lâm sinh học, tập I, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Ngọc Lung (1983), "Những cơ sở để xây dựng quy trình khai

thác gỗ hợp lý", Tạp chí Lâm nghiệp, (09), tr31-36.

14. Nguyễn Ngọc Lung, 1991. Phục hồi rừng ở Việt Nam. Thông tin khoa học kỹ thuật Lâm nghiệp, 1/1991, 3-11.

15. Bùi Chính Nghĩa, Trần Văn Con, 2008. Phương pháp nghiên cứu cấu trúc và động của rừng thứ sinh giai đoạn phục hồi. Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Số 10/2008, tr 77-81.

16. Vũ Đình Phương, Đào Công Khanh (2001), ―Kết quả thử nghiệm phương pháp nghiên cứu một số quy luật cấu trúc, sinh trưởng phục vụ điều chế rừng lá rộng, hỗn loại thường xanh ở Kon Hà Nừng - Gia Lai‖, Nghiên cứu rừng tự nhiên, Nxb Thống kê, Hà Nội, 2001, tr 94 - 100.

17. Trần Ngũ Phương (1970), Bước đầu nghiên cứu rừng miền Bắc Việt Nam, Nxb Khoa học và kỹ thuật, Hà Nội.

18. Trần Ngũ Phương (2000), Một số vấn đề về rừng nhiệt đới ở Việt Nam. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

19. Vũ Tấn Phương, Nguyễn Thùy Linh, Nguyễn Ngọc Lung, Đỗ Đình Sâm, Nguyễn Xuân Quát, Trần Việt Liễn, Ngô Đình Quế, Trần Văn Con, Nguyễn Đình Kỳ, Lại Vĩnh Cầm, Đỗ Hữu Thư, Ngô Tiến Giang, Hoàng

Việt Anh, Đinh Thanh Giang và Phạm Ngọc Thành (2011), Phân vùng sinh thái lâm nghiệp ở Việt Nam. Báo cáo tư vấn, chương trình UN-REDD, Hà Nội, 2011.

20. Lê Sáu (1996), Nghiên cứu một số đặc điểm cấu trúc rừng và đề xuất các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật cho phương thức khai thác chọn nhằm sử dụng rừng lâu bền ở khu vực Kon Hà Nừng, Tây Nguyên, Luận án PTS Khoa học Nông nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

21. Phạm Đình Tam (1987), ―Khả năng TSTN dưới tán rừng thứ sinh vùng Hương Sơn, Hà Tĩnh‖, Thông tin khoa học kỹ thuật lâm nghiệp, Viện Khoa học lâm nghiệp Việt Nam, tr. 23 - 26.

22. Nguyễn Văn Thêm (1992), Nghiên cứu quá trình tái sinh của Dầu song nàng (Dipterocarrpus dyeri Pierre) trong rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa ẩm ở Đồng Nai nhằm đề xuất biện pháp khai thác tái sinh và nuôi dưỡng rừng, Luận án PTS Nông nghiệp, Viện khoa học Lâm nghiệp Việt Nam, Hà Nội.

23. Trần Xuân Thiệp (1995), Nghiên cứu qui luật phân bố chiều cao cây tái sinh trong rừng chặt chọn tại lâm trường Hương Sơn, Hà Tĩnh, Công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật, Viện Điều tra qui hoạch rừng 1991 – 1995, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.

24. Trần Xuân Thiệp (1996), Đánh giá hiệu quả phương thức khai thác chọn tại lâm trường Hương Sơn – Hà Tĩnh, giai đoạn 1960 – 1990, Luận án Phó tiến sỹ khoa học lâm nghiệp, VKHLNVN, Hà Nội.

25. Nguyễn Vạn Thường (1991), Bước đầu tìm hiểu tình hình tái sinh tự nhiên ở một số khu rừng miền Bắc Việt nam. Một số công trình 30 năm điều tra qui hoạch rừng 1961-1991, Viện Điều tra qui nhoạch rừng, Hà Nội, tr. 49-54. 26. Hoàng Văn Tuấn (2007), Nghiên cứu đặc điểm tái sinh và động thái tái

sinh của hệ sinh thái (HST) rừng lá rộng thường xanh vùng Tây bắc” Luận văn Thạc sỹ khoa học Lâm nghiệp, Trường Đại học Lâm nghiệp.

27. Ngô Văn Trai (1995), Tái sinh rừng và các biện pháp lâm sinh phục hồi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu cấu trúc và đề xuất giải pháp kinh doanh rừng hợp lý đối với rừng phục hồi bằng tái sinh tự nhiên tại vùng Tây Bắc (Trang 73 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(89 trang)