Về quản lý giáo dục:

Một phần của tài liệu Các câu hỏi ôn thi công chức và đáp án (ngành giáo dục) (Trang 34 - 35)

+ Thành tựu:

+/ Cơ sở pháp lý về giáo dục đã được tăng cường và hoàn chỉnh. Quốc hội đã thông qua Luật giáo dục vào ngày 14/06/2005 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2006 thay thế Luật giáo dục năm 1998. Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 về đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt nam giai đoạn 2006 – 2020.

+/ Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt quy hoạch mạng lưới các trường cao đẳng, đại học và dạy nghề giai đoạn 2001 – 2010

+/ Đã kiện toàn bộ máy thanh tra và đổi mới hoạt động thanh tra. Đã tiến hành thanh tra việc sử dụng văn bằng chứng chỉ không hợp pháp và cấp văn bằng chứng chỉ sai quy định.

+ Những yếu kém:

+/ Quản lý giáo dục còn yếu kém, thiếu tầm nhìn và giải pháp chiến lược, nặng về chỉ đạo nghiệp vụ cụ thể.

+/ Còn thiếu nhiều văn bản dưới luật. Chưa thực hiện tốt phân cấp quản lý giáo dục. +/ Việc phân bố các trường đại học, cao đẳng theo địa bàn lãnh thổ, theo cơ cấu trình độ, theo cơ cấu ngành nghề đào tạo còn bất hợp lý.

+/ Công tác quy hoạch và quản lý các trường ngoài công lập còn chưa theo kịp sự phát triển trong thực tiễn. Các hình thức học tập tại chức, từ xa, du học tự túc, du học tại chỗ chưa được quản lý chặt chẽ.

+/ Công tác NCKH còn yếu kém, tỷ lệ sinh viên/giảng viên lớn hơn mức cho phép, các giảng viên phần lớn phải tập trung vào giảng dạy, đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học đầu đàn bị hẫng hụt; Việc đầu tư cho NCKH ở các trường đại học còn thấp.

+/ Nhiều hiện tượng tiêu cực trong ngành giáo dục chưa được xử lý nghiêm, kịp thời. +/ Mức đóng góp học phí còn mang nặng tính bình quân, một mặt chưa phù hợp với thu nhập của phần lớn dân cư, mặt khác lại không đủ chi cho các yêu cầu bảo đảm chất lượng

+/ Trình độ, phẩm chất của đội ngũ cán bộ quản lý còn nhiều bất cập

Một phần của tài liệu Các câu hỏi ôn thi công chức và đáp án (ngành giáo dục) (Trang 34 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(63 trang)
w