Vấn đề phân biệt câu trong đó có hiện tƣợng tỉnh lƣợc

Một phần của tài liệu Sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt. (Trang 111 - 119)

7. Bố cục luận văn

3.6. Vấn đề phân biệt câu trong đó có hiện tƣợng tỉnh lƣợc

không trọn vẹn

Khi xem xét sự hiện thực hóa không đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ, tức là hiện tượng tỉnh lược diễn tố, không thể đặt ra vấn đề: Câu trong đó có hiện tượng

tỉnh lược diễn tố và câu không trọn vẹn về ngữ pháp (câu không đầy đủ, câu tỉnh lược) có mối quan hệ với nhau như thế nào? Chúng có đồng nhất không? Đây là

vấn đề khá phức tạp mà do khuôn khổ, tính chất của luận văn, chúng tôi chỉ có thể đề cập một cách sơ bộ.

Về câu không trọn vẹn, S.E. jakhontov cho rằng: “Câu không trọn vẹn (câu không đầy đủ) được chúng tôi hiểu là câu: a) Chỉ có thể hiểu đúng trong ngữ cảnh cụ thể; b) Có thể biến nó thành câu không phụ thuộc vào ngữ cảnh bằng cách bổ sung cho nó một hay một vài từ. Tất cả những câu còn lại sẽ được coi là câu trọn vẹn ”. (S.E. jakhontov. Nguyên tắc xác định thành phần câu trong tiếng Hán; trong tuyển tập: Các ngôn ngữ Trung Quốc và Đông Nam Á- Những vấn đề cú pháp 11. 1971. trang 48). Theo cách hiểu này thì những câu được coi là câu không trọn vẹn phải đồng thời thỏa mãn hai điều kiện trên. Đây là cách hiểu rất chặt chẽ về câu không trọn vẹn. Theo cách hiểu này thì câu: Câu nói ấy khiến tôi ngẫm nghĩ mãi

mặc dù chỉ có thể hiểu đầy đủ và đúng nghĩa của nó khi gắn nó với văn cảnh (phải liên hệ với câu trước là văn cảnh của nó chứa từ ngữ tương ứng với ấy mới hiểu

nghĩa của từ ấy) nhưng vẫn không phải là câu không trọn vẹn vì không thể bổ sung từ nào để “biến nó thành câu không phụ thuộc vào ngữ cảnh”. Ngược lại, có những câu rõ ràng có thể xác định trong chúng có hiện tượng lược bỏ thành phần (chủ ngữ hay bổ ngữ) nhưng theo cách hiểu của S.E. jakhontov thì cũng không được coi là câu không đầy đủ. Thí dụ:

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

Tâm tin rằng  đã làm đủ bổn phận khi mỗi tháng gửi về giúp bà cụ một số tiền. (Thạch Lam. Trở về).

 Ăn cơm xong, San xếp sách vở đi học ngay.

Hễ trẻ láng giềng có chế nhạo, Dung chỉ mỉm cười. (Thạch Lam. Hai lần chết).

Khi Liên quay đi, mấy người bạn nhìn theo  thương hại. (Sách trên).

Như các thí dụ cho thấy, trong những câu trên, mặc dù có thể xác định chắc chắn có hiện tượng tỉnh lược diễn tố chủ thể hay chủ ngữ (ở câu thứ nhất và thứ hai) hoặc diễn tố đối thể hay bổ ngữ (ở câu thứ ba và thứ tư) nhưng không thể coi chúng là câu không đầy đủ vì có thể hiểu chúng cả khi đứng một mình mà không cần dựa vào ngữ cảnh (những câu đứng trước chúng), nghĩa là chúng không đáp ứng được điều kiện a) mà S.E. jakhontov nêu ra.

Tương tự như những trường hợp trên đây, những câu tỉnh lược, diễn tố đối thể như: Ngôi nhà Hoàng ở  có thể nói là rộng rãi. Cửa hàng hai chị em Liên trông

coi  là một cửa hàng tạp hóa cũng không được coi là câu không đầy đủ.

Như vậy, có thể thấy rằng câu không trọn vẹn (câu không đầy đủ) không phải luôn trùng với câu trong đó có tỉnh lược diễn tố (chủ ngữ hay bổ ngữ): Câu không trọn vẹn, về nguyên tắc, phải là câu trong đó có hiện tượng tỉnh lược một hay một vài thành phần bắt buộc nào đó (trong đó có chủ ngữ, bổ ngữ - diễn tố chủ thể, đối thể) nhưng câu trong đó có hiện tượng tỉnh lược diễn tố (những câu trên đây chẳng hạn) không phải bao giờ cũng là câu không trọn vẹn.

3.7. Tiểu kết

Chương 3 của luận văn tiến hành miêu tả sự hiện thực hóa không đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt. Các kiểu tỉnh lược được miểu tả ở chương này là

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

tỉnh lược diễn tố chủ thể, tỉnh lược diễn tố đối thể và tỉnh lược cả diễn tố chủ thể lẫn diễn tố đối thể. Mỗi kiểu tỉnh lược này đều được xem xét gắn với các nhân tố như văn cảnh (gồm văn cảnh gần và văn cảnh xa) và tình huống nói năng. Ở cuối chương 3, luận văn xem xét vấn đề khôi phục diễn tố bị tỉnh lược và mối quan hệ giữa câu không trọn vẹn với câu trong đó có hiện tượng tỉnh lược diễn tố.

Việc miêu tả sự hiện thực hóa không đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ hay hiện tượng tỉnh lược diễn tố cho thấy, đây là hiện tượng rất phổ biến và chịu sự chi phối của nhiều nhân tố phức tạp. Hiện tượng này có giá trị, tác dụng cả về ngữ pháp, ngữ nghĩa lẫn ngữ dụng (phong cách).

Về mặt ngữ pháp, ngữ nghĩa, việc lược diễn tố làm cho các bộ phận của câu hoặc các câu gắn bó liên kết với nhau chặt chẽ hơn.

Về mặt phong cách, việc lược diễn tố tạo ra những câu vừa ngắn gọn, vừa sinh động hấp dẫn.

Việc xác định các yếu tố bị lược bỏ và khôi phục lại chúng trong tư duy là điều luôn cần thiết và có thể thực hiện được nhưng khôi phục lại chúng trong lời nói (trong câu) không phải bao giờ cũng có thể và cần thiết.

Cuối cùng cần thấy rằng việc tỉnh lược diễn tố không phải bao giờ cũng biến câu trọn vẹn thành câu không trọn vẹn.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

KẾT LUẬN

Trên đây, sau khi đã xác lập những vấn đề lí luận liên quan đến sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt, chúng tôi đã tiến hành miêu tả sự hiện thực hóa đầy đủ và sự hiện thực hóa không đầy đủ kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt. Trên cơ sở những kết quả bước đầu đạt được, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

1. So với các từ loại khác, động từ thuộc từ loại có ý nghĩa và đặc tính kết trị phức tạp nhất. Số lượng và đặc tính (ý nghĩa, hình thức) của các kiểu diễn tố chủ thể, diễn tố đối thể, số lượng các kiểu mô hình kết trị tương ứng với các nhóm động từ cụ thể đã cho thấy điều này. Tính phức tạp của động từ xét về mặt kết trị còn thể hiện ở chỗ trong nhiều trường hợp, mỗi động từ hoặc mỗi nhóm động từ không phải chỉ có một mà có một vài kiểu kết trị nhất định, tức là thuộc một vài mô hình kết trị nhất định.

2. Nghiên cứu sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt cho thấy, đây là hiện tượng rất phổ biến, có phạm vi rộng và liên quan đến nhiều nhân tố khác nhau trong đó hai nhân tố hàng đầu là văn cảnh, hoàn cảnh tình huống nói năng. Do sự chi phối của văn cảnh và tình huống nói năng, sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ trong câu rất đa dạng tạo nên vô số những biến thể hình thức của các thành phần câu như chủ ngữ, bổ ngữ.

3. Việc nghiên cứu sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ cho phép làm sáng tỏ thêm vấn đề mối quan hệ giữa mô hình cú pháp của câu, mô hình kết trị của động từ với sự làm đầy các vị trí thuộc các mô hình này trong lời nói, mối quan hệ giữa câu không trọn vẹn và câu trong đó có hiện tượng tỉnh lược các diễn tố.

4. Về thực tiễn, việc xác lập, miêu tả sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt cung cấp một tài liệu tham khảo cần thiết, bổ ích về phương diện nào đó trong nghiên cứu, dạy học về động từ tiếng Việt nói riêng, về ngữ pháp tiếng việt nói chung. 5. Nghiên cứu sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ là một vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, nhưng cũng là một vấn đề phức tạp. Vì thế, trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu về vấn đề này, mặc dù bản thân tác giả đã rất cố gắng nhưng do những khó khăn riêng và những hạn chế về kinh nghiệm, năng lực nghiên cứu nên bên cạnh những kết quả đạt được, luận văn chắc chắn còn nhiều thiếu sót khó tránh khỏi. Tác giả luận văn rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của hội đồng khoa học.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Diệp Quang Ban (chủ biên), Hoàng Văn Thung (1996) Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.

2. Diệp Quang Ban (2004) Ngữ pháp Việt Nam, phần câu, Nxb. Đại học sư phạm. 3. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

4. Diệp Quang Ban (chủ biên) – Hoàng Dân (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội.

5. Diệp Quang Ban (1999) Văn bản và liên kết văn bản trong tiếng Việt, Nxb.

Giáo dục, Hà Nội

6. Diệp Quang Ban - Ngữ pháp tiếng Việt phổ thông, tập II, Nxb Đại học và giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội 1989.

7. Lê Biên (1999), Từ loại tiếng Việt hiện đại (In lần thứ tư), Nxb Giáo dục. 8. Nguyển Tài Cẩn (1998) Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội. 9. Nguyễn Tài Cẩn. Ngữ Pháp tiếng Việt. Tiếng. Từ ghép. Đoản ngữ. H.1975 10. Nguyễn Hồng Cổn (2010) “ Cấu trúc thông tin và biến thể cú pháp của câu

tiếng Việt”, ngôn ngữ và đời sống.

11. Đỗ Hữu Châu (chủ biên), Bùi Minh Toán (2006), Đại cương ngôn ngữ học, tập 1, Nxb.Giáo dục, Hà Nội.

12. Đỗ Hữu Châu, Các bình diện của từ và từ tiếng Việt. H.1986.

13. Đỗ Hữu Châu, Ngữ pháp chưc năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay.

Ngôn ngữ. Số 2.1992.

14. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học tập 2, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 15. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2008), Cơ sở ngôn ngữ

học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

16. Gia Thị Đậm (2010). Động từ chủ động trong tiếng Việt - (Luận văn thạc sỹ

K16. Đại học sư phạm Thái Nguyên).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

18. Đinh Văn Đức, Ngữ pháp tiếng Việt. Từ loại. H.1996.

19. Đinh Văn Đức (2001). Ngữ Pháp tiếng Việt - ( từ loại), (In lại và bổ sung),

Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

20. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên - 1994), Dẫn luận ngôn ngũ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

21. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ và nhận diện từ tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà

Nội.

22. Nguyễn Thiện Giáp (1996), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 23. Cao Xuân Hạo (1998), Tiếng Việt - Mấy vấn đề ngữ âm ngữ pháp, ngữ nghĩa,

Nxb. Giáo dục, Hà Nội.

24. Cao Xuân Hạo (2005), Ngữ pháp chức năng Tiếng Việt , Nxb. Giáo dục, Hà

Nội.

25. Nguyễn Đình Hoà (1976), “Cụm động từ tiếng Việt. Nguyễn Phú Phong. The Hague và Paris Mouton”, Ngôn ngữ. Số 1.1978

26. Nguyễn Lai, Về nhóm động từ chỉ hướng vận động trong tiếng Việt. H.1990. 27. Nguyễn Văn Lộc - Một số vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Giáo trình cao học dùng

cho học viên chuyên ngành ngôn ngữ học.

28. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt. Nxb. Giáo dục, Hà

Nội.

29. Nguyễn Văn Lộc (2000), “Các mô hình kết trị của động từ tiếng Việt”, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ.

30. Nguyễn Văn Lộc (1997) Vận dụng lý thuyết kết trị vào việc phân tích câu tiếng

Việt. Đề tài NCKH cấp bộ.

31. Nguyễn Văn Lộc (2003), “Thử nêu định nghĩa về chủ ngữ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ.Số 3.

32. Nguyễn Văn Lộc (2004), “Cần chú ý hiện tượng đồng hình trong cú pháp tiếng

Việt”, Tạp chí giáo dục. Số 5.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

34. Đái Xuân Ninh, Hoạt động của từ trong tiếng Việt. H.1978. 35. Hoàng Trọng Phiến, Cú pháp tiếng Việt. H.1986.

36. Hoàng Phê. Từ điển tiếng Việt. Nxb Đà Nẵng. 1997.

37. Hoàng Phê (1989), Logic ngôn ngữ học (qua cứ liệu tiếng Việt), Nxb.Khoa học xã hội, Hà Nội.

38. Nguyễn thị Quy, Vị từ hành động và các tham tố của nó. TP.HCM.1995.

39. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 1,

Nxb.Khoa học, Hà Nội.

40. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2,

Nxb.Khoa học, Hà Nội.

41. Nguyễn Kim Thản, Động từ trong tiếng Việt, H.,1977.

42. Lê Xuân Thại (1995), Câu chủ vị trong tiếng Việt, Nxb. Khoa học xã hội, Hà

Nội.

43. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

44. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt. Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội..

45. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Thành phần câu tiếng Việt.

Nxb. Đại học Quốc gia, Hà Nội.

46. Bùi Minh Toán (Chủ biên)- Nguyễn Thị Lương (2009), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.

47. Ngô Thị Thu Trang (2002), Cụm Chủ- vị trong vai trò thành phần câu, Luận

văn tốt nghiệp ĐHSP Thái Nguyên.

48. Nguyễn Mạnh Tiến (2010), Phân tích và phân loại câu theo lý thuyết kết trị.

Luận văn thạc sĩ.

49. Cù Đình Tú (2007), Phong cách học và đặc điểm tu từ tiếng Việt (Tái bản làn

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

50. Viện ngôn ngữ học, Lưu Vân Lăng (chủ biên) (1994), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.

51. Viện ngôn ngữ học (2004), Từ điển tiếng Việt, Trung tâm từ điển học, Nxb Đà Nẵng - Hà Nội.

52. Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng - Đỗ Việt Hùng - Đặng Ngọc Lệ (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb. Giáo dục, Hà Nội. 53. Nguyễn Thị Hải Yến (2001), Hiện tượng tỉnh lược thành phần câu trong tiếng

Việt, Luận văn tốt nghiệp ĐHSP Thái Nguyên,.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn

NGUỒN TRÍCH DẪN

1. Nam Cao (2005), Tuyển tập, Nxb. Văn học.

2. Nguyễn Minh Châu (2009), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb. Văn học. 3. Nguyễn Công Hoan (2010), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb. Thời đại. 4. Tô Hoài (2000), Dế mèn liêu lưu kí. Nxb, Văn học.

5. Thạch Lam (2010), Gió lạnh đầu mùa, NXB. Văn học.

6. Thạch Lam (2008), Tuyển tập truyện ngắn, NXB Thanh niên.

7. Đinh Gia Khánh (chủ biên), (2002), Văn học dân gian Việt Nam, NXB. Giáo dục

8. Nguyên Ngọc (2006), Tác phẩm chọn lọc, Nxb. Văn học. 9. Vũ Trọng Phụng (2000), Toàn tập, Nxb. Hội nhà văn. 10. Ngô Tất Tố (2005), Tắt đèn. Nxb Văn học

Một phần của tài liệu Sự hiện thực hóa kết trị bắt buộc của động từ tiếng Việt. (Trang 111 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)