Rủi ro thanh toán:

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản trị ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính của NHTMCP Techcombank giai đoạn 2008 2012 (Trang 28 - 31)

Nhóm chỉ số Thanh toán 2012 2011 2010 2009

Dư nợ cho vay/Nguồn vốn huy động

(LDR) 0.61 0.71 0.66 0.68

Dư nợ cho vay/Tổng tài sản (LAR) 0.38 0.35 0.35 0.45

Bảng 10 :Chỉ số đo lường rủi ro thanh toán.

Tỷ lệ cho vay/Tổng tài sản (LAR) của Techcombank trung bình đạt 38,25% trong 4 năm qua, thấp nhất vào năm 2010-2011 với 35% và cao nhất vào năm 2009 với 45%. Đây cũng là mức an toàn so với hệ thống, khi đảm bảo tài sản có tính lỏng thấp như các khoản vay không chiếm tỷ trọng quá cao trong tổng tài sản.

So với các NHTM nhóm 1, LAR của Techcombank cũng ở mức thấp, xếp sau MSB. Ngược lại, BIDV là ngân hàng có tỷ lệ LAR cao nhất với tỷ trọng cho vay chiếm tới 72% tổng tài sản. Việc để LAR ở mức quá cao gây ra rủi ro thanh khoản tiềm ẩn cho ngân hàng do các khoản tín dụng có tính lỏng rất thấp.

Tỷ lệ cho vay/tiền gửi LDR của Techcombank có xu hướng ổn định và được giữ ở mức thấp, cao nhất vào năm 2011 là 71% và giảm mạnh vào năm 2012 chỉ còn 61%. Điều này phản ánh hoạt động kinh doanh trong năm 2012 khi tốc độ tăng trưởng huy động khá cao với 26%, trong khi tín dụng chỉ tăng 7,4%. Một tỷ lệ LDR thấp là từng được giải thích là bớt dần sự lệ thuộc trong tín dụng, dịch chuyển nguồn thu về dịch vụ phi tín dụng. Techcombank đã thành công ở

Nhóm 11 – TCDN Ngày 4 –K22 Trang 29

hướng dịch chuyển này, khi tỷ trọng thu từ dịch vụ thường dẫn đầu hệ thống những năm qua. Mặt khác, tỷ lệ LDR rất thấp so với mức bình quân trên dưới 90% của hệ thống cũng là cơ sở để duy trì thanh khoản cao.

Tín dụng thấp và huy động cao, LDR giảm xuống và CAR tăng lên cũng là đặc điểm chung trong khối ngân hàng thương mại cổ phần năm 2012; giải thích cho tình hình thanh khoản của hệ thống khá ổn định thời gian qua, hiện tượng căng thẳng nhìn chung đã không tái diễn ngay cả mùa cao điểm chi trả cuối năm.

2.4.3 Hệ số an toàn vốn CAR:

Hệ số an toàn tín dụng: Nhìn chung hệ số an toàn tín dụng (CAR) của các ngân hàng TMCP lớn trong hệ thống ngân hàng thương mại của Việt Nam ở mức vừa phải đủ đảm bảo yêu cầu của chuẩn Basel II (>= 9%) và cũng không quá cao cho thấy khả năng sử dụng vốn tương đối tốt của các ngân hàng. Hệ số Car của Techcombank nói riêng và các ngân hàng khác nói chung khá ổn định chứng tỏ chính sách phát triển kinh doanh của các ngân hàng qua các năm không có nhiều thay đổi mạnh.

Bảng 11:Hệ số an toàn vốn của Techcombank từ 2009 -2012

Hình 2.21:So sánh hệ số an toàn vốn giữa các ngân hàng.

Năm 2012 2011 2010 2009

Nhóm 11 – TCDN Ngày 4 –K22 Trang 30

KẾT LUẬN

Techcombank hiện nay được đánh giá là một ngân hàng tốt tuy nhiên trong năm 2012 ngân hàng đã bộc lộ nhiều yếu điểm như nợ xấu, lợi nhuận suy giảm. Hiện tại nợ xấu của Techcombank đã vượt ngưỡng an toàn là 3% theo quy định. Điều này ảnh hưởng rất lớn đối với ngân hàng khi Ngân hàng nhà nước đưa ra các quy định chặt chẽ về việc kiểm soát nợ xấu. Theo đó, mức trích lập dự phòng được tạo ra để đảm bảo rằng xử lý được nợ xấu. Sự gia tăng trong mức trích lập dự phòng đã làm cho lợi nhuận của Techcombank suy giảm mạnh. Bên cạnh đó, điều kiện khách quan như nền kinh tế hiện đang suy thoái, sức tiêu dung giảm, thị trường bất động sản đóng băng.. đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngân hàng.

Với một nền tảng tốt, Techcombank sẽ vượt qua được thời điểm khó khăn hiện nay để vươn lên, khẳng định vị thế của một ngân hàng lớn.

Nhóm 11 – TCDN Ngày 4 –K22 Trang 31

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Trương Quang Thông (2012). Quản trị ngân hàng thương mại. NXB Kinh tế,

TP.HCM.

2. Báo cáo tài chính hợp nhất đã kiểm toán của NHTMCP Kỹ thương các năm 2008, 2009, 2010, 2012.

3. http://finance.vietstock.vn 4. http://www.luatvietnam.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Quản trị ngân hàng Phân tích báo cáo tài chính của NHTMCP Techcombank giai đoạn 2008 2012 (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(31 trang)