Lựa chọn về công nghệ:

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư xây dựng Trạm trộn Bê tông tươi công suất 60 m3 giờ và trạm trộn Asphalt công suất 240 tấn giờ (Trang 64 - 69)

o Lựa chọn thiết bị cho các trạm trộn:

Hiện tại trên thế giới có rất nhiều hãng sản xuất của các nước đã cung cấp hệ dây chuyền sản xuất bê tông tươi tại Việt Nam như: Hàn Quốc, Ý, Thái Lan.

Một số tiêu chí dùng làm cơ sở ban đầu để lựa chọn thiết bị như sau:

o Chi phí đầu tư:

Chi phí đầu tư cao nhất là thiết bị của Châu Âu kế đến là của Hàn Quốc và Thái Lan.

Chi phí đầu tư thiết bị hoàn toàn của Việt Nam sản xuất là thấp nhất, đảm bảo được các yếu tố như: suất đầu tư thấp, thời gian đầu tư nhanh, giá thành sản phẩm hạ tăng sức cạnh tranh với thị trường, nhưng chất lượng sản phẩm đầu ra khó ổn định và không thể sản xuất được các loại bê tông đặc biệt.

Qua kết quả tham quan các trạm bê tông như: Soam Vi Na, MêKong Việt Nam, Hoàng Ngân, Hồng Hà, Mê kong Úc, Trà My, Sonadezi, Kim Long, Sin You, Bê tông Biên Hòa, LêPhan, RDC, SMC, Invesco, Hồng Lĩnh, Sino Pacific, Becamex …Hầu hết các trạm này đều sử dụng thiết bị trộn của châu Âu kết hợp với một số thiết bị sản xuất trong nước, chất lượng sản phẩm rất đảm bảo, thỏa mãn được các yêu cầu của thị trường trong nước.

Chất lượng sản phẩm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thiết bị, con người, công nghệ và chất lượng nguyên liệu đầu vào, tuy nhiên việc đầu tư thiết bị trong nước hay nhập khẩu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sản phẩm.

Chi phí đầu tư của 1 trạm trộn bê tông phụ thuộc vào các thiết bị chính như:

- Nồi trộn: Hiện nay các công ty bê tông thường sử dụng các nồi trộn có công nghệ sản xuất của các nước như Ý, Đức, Nhật, Hàn Quốc.

- Phần mềm điều khiển. - Vít tải xi măng.

- Các Loadcell cân định lượng. - Bộ lọc bụi cho silo xi măng.

Ở Việt Nam hiện nay cũng có rất nhiều công ty chuyên cung cấp dây chuyền sản xuất trạm trộn bê tông, riêng khu vực phía nam cũng có nhiều đơn vị sản xuất có uy tín như công ty Hoàng Thịnh, Công Ty Vinh Sơn, Công ty Hitech, Công ty Lạc Hòa, các đơn vị này kết hợp các thiết bị chính của châu Âu, Hàn Quốc…và các thiết bị trong nước, có ưu điểm là chi phí đầu tư tương đối thấp mà vẫn đảm bảo được các tính năng kỹ thuật, đảm bảo cho sản xuất các sản phẩm có yêu cầu cao. Giá thành của trạm bê tông sẽ phụ thuộc vào sự kết hợp của các thiết bị chính được nhập, dưới đây là bảng so sánh chi phí của các thiết bị chính ảnh hưởng đến giá thành của trạm bê tông.

Bảng 15: so sánh chi phí của các thiết bị chính

TT Nội dung Công nghệ Ý,

sản xuất tại ZhuHai, Trung Quốc Nồi BHS, Công nghệ Đức. Nồi Handmix của Hàn Quốc Nồi KYC của Nhật 1 Nồi trộn có công suất thực là 2m3

43,000 USD 60,000 USD 35,000 USD 80,000

USD

2 Nồi trộn có công

suất thực là 3m3

65,000 USD 85,000 USD 55,000 USD 120,000

USD

TT Nội dung Phần mềm điều khiển dùng PLC, trong nước Commad akon 1 Phần mềm điều khiển trạm trộn bê tông 7,000 USD 32,000 USD.

o Độ bền và tuổi thọ của các thiết bị:

Độ bền của thiết bị phụ thuộc rất nhiều vào thành phần cơ lý của nguyên liệu, độ đồng nhất của nguyên liệu và công tác vận hành, chế độ duy tu bão dưỡng định kỳ. Hầu hết các thiết bị chỉ phải thay thế các chi tiết bắt buộc theo định kỳ như bàn tay trộn, tấm lót máy trộn, băng tải, vít tải, bạc đạn, . . . vì đây là các chi tiết liên tục làm việc trong môi trường phải cọ xát cơ học đối với nguyên vật liệu. Ngay cả đối với thiết bị ngoại nhập sau thời gian sử dụng đều phải thay thế.

Về điện năng đối với dây chuyền thiết bị sản xuất bê tông thông thường công suất từ 120m3/h là từ 150 – 210KVA cho toàn bộ trạm.

Về công suất thiết kế của dây chuyền: Các thiết bị nhập ngoại thường có công suất lớn (tối thiểu là 90 m3/h).

Về vấn đề giảm thiểu tác động môi trường:

Đối với tiếng ồn: được khắc phục bằng công nghệ chế tạo hiện đại. Đối với dây chuyền Việt Nam, thiết bị phát ra tiếng ồn làm ảnh hưởng đến môi trường là máy trộn bê tông. Do vậy, thiết bị này thường được thay thế bằng máy ngoại nhập của Ý.

Đối với bụi xi măng : sử dụng hệ thống lọc bụi kiểu tay áo là hiệu quả và thiết kế vị trí hợp lý trong dây chuyền.

a. Nhu cầu về nguyên liệu, nhiên liệu và hạ tầng kỹ thuật

i. Nguyên liệu sản xuất:

Khi ba trạm đi vào hoạt động dự kiến sản xuất tối đa là 366,612 m3 bê tông tươi/năm. Nguyên liệu chính để sản xuất bê tông là xi măng, cát, đá, nước, phụ gia.

Xi măng: sử dụng xi măng được sản xuất tại Nhà máy Xi Xăng Sài Gòn chất lượng đạt tiêu chuẩn PCB 40 và xi măng OPC do xi măng Sài Gòn cung cấp. Vì các trạm đặt trong khuôn viên nhà máy Ximăng nên lượng xi măng luôn đảm bảo về số lượng, không gây ảnh hưởng đến công tác sản xuất bê tông. Các trạm đặt tại Q7, Quận Tân Bình thì nguồn cung cấp xi măng từ xi măng Nghi Sơn, Holcim từ trạm nghiền tại KCN Hiệp Phước, Nhà Bè.

Nguồn cốt liệu chủ yếu dùng cho các trạm là do nhà máy sản xuất cát nhân tạo cung cấp, cát Tân Ba cũng là nguồn nguyên liệu chính. Hơn nữa đá Hóa An là loại đá có cường độ rất tốt sản xuất bê tông được mác cao, chính vì thế mà công ty đã chọn nguồn cung cấp đá này vì có nhiều ưu điểm về nguyên vật liệu và thị trường tiêu thụ.

Bảng 16: Phân tích nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu trong 1 năm

T T Nội dung Vật tư đầu vào I Vật tư Nước Xi măng OPC Cát (M=1.6 ) Mi bụi (M=4.0) Đá 10x20 Phụ gia (PK96)

a Cấp phối bê tông thiết kế (kg) 197 350 364 381 1092 2

b Đơn vị tính m3 kg m3 kg m3 lít

Cấp phối quy đổi theo đv 0.176 390 0.261 380 0.706 3.81

Quy đổi giữa kg và m3 1000 1 1390.800 1.000 1569.405 1.181

c Cấp phối quy đổi theo đv 0.20 350.00 0.26 381.00 0.70 1.69

d Hao hụt (%) 2 1 2 2 2 1

e Tổng vật tư thực tế khi sản xuất 1m3 bt 0.201 353.500 0.267 388.620 0.710 1.710 Tổng vật tư khi sản xuất

366,612 m3 bt 73, 667 129,59 7,342 97, 869 142,472 ,755 260, 192 62 7,059

Hình 4: Tỷ lệ phần trăm các thành phần nguyên liệu trong bê tông tươi

ii. Nhu cầu về điện:

Các hệ thống máy phục vụ sản xuất bê tông tươi sử dụng điện 3 pha. Tổng công suất điện cho 1 trạm khoảng 200 KVA, hệ số sử dụng công suất trung bình là 0,7, hệ số công suất trung bình là 0,75. Trên cơ sở tính toán tuổi thọ của máy biến áp nguồn công suất 250 KVA, cấp điện áp 15/0,38 KV. Để sản xuất bê tông phòng khi điện lưới mất. Cần trang bị thêm hai máy phát điện dự phòng công suất 250 KVA.

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN CẦU ĐƯỜNG SƠN ĐÔNG 12% 31% 49% 7% 1% Cement Sand Gravel Water Air

iii. Nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt:

Để đáp ứng nhu cầu nước cho sản xuất và sinh hoạt, trang bị một trạm bơm và lọc nước có công suất 100m3/ngày đêm cho mỗi trạm bê tông và hệ thống giếng khoan cho mỗi trạm.

Nước sử dụng chủ yếu cho công nghệ sản xuất, sinh hoạt và vệ sinh công nghiệp được lấy từ nguồn nước ngầm bằng hệ thống giếng đóng có lưu lượng 800m3. Nước được đưa lên bể chứa trung gian tại đây nước được xử lý đạt tiêu chuẩn nước sinh hoạt. Dùng bơm đẩy để nước theo các đường ống đến các điểm tiêu thụ. Với phương án này sẽ đảm bảo nhu cầu cung cấp đủ nước cho dự án.

Mỗi trạm trang bị 1 máy bơm hút công suất Q = 30 m3/giờ, H =16,8m để bơm từ giếng khoan lên. Trang bị 2 máy bơm đẩy (01 dự phòng) công suất Q = 30 m3/giờ, H = 62m.

Mỗi trạm trang bị 1 bồn chứa nước gồm 02 bồn cấu trúc thép có dung tích mỗi bồn là 24m3.

iv. Phụ gia: Nguồn cung cấp từ các công ty trong nước như Pass, Sư Tử Biển..

v. Thông tin liên lạc:

Liên lạc nội bộ: Sử dụng hệ thống loa, bộ đàm.

Liên lạc bên ngoài: Trang bị cho nhà máy điện thoại cố định tại khu vực văn phòng nhà máy và bảo vệ đảm bảo thông tin thông suốt với văn phòng công ty.

vi. Vận chuyển:

Vận chuyển nguyên liệu đến nhà máy phần lớn do nhà cung cấp vận chuyển đến tận trạm thông qua các hợp đồng kinh tế.

Vận chuyển sản phẩm cho khách hàng: Nhà máy được trang bị hệ thống xe trộn thuê gồm 40 chiếc xe bồn, vận chuyển bê tông thương phẩm đến công trình, đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của khách hàng.

Chi phí nhiên liệu (xăng, dầu) vận chuyển được tính với bán kính phục vụ trung bình là 15km

CHƯƠNG IV: PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐẦU TƯ

Một phần của tài liệu Dự án đầu tư xây dựng Trạm trộn Bê tông tươi công suất 60 m3 giờ và trạm trộn Asphalt công suất 240 tấn giờ (Trang 64 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w