Cuộc chiến tranh vùng vịn h: từ 17/1/1991 đến 28/2/199 1 Irac tố cáo với Opec là Cooet khai thác quá số dầu theo quy định và đem quân đánh chiếm Cooet Hoa

Một phần của tài liệu GIAO AN DIA 11_CB (Trang 27 - 30)

VII. PHỤ LỤC * Phiếu học tập :

Cuộc chiến tranh vùng vịn h: từ 17/1/1991 đến 28/2/199 1 Irac tố cáo với Opec là Cooet khai thác quá số dầu theo quy định và đem quân đánh chiếm Cooet Hoa

Kỳ và đồng minh bao vây IRắc sau đó cấm vận Irac đến năm 1999.

Trước đây Palextin có diện tích 27000km2 và hơn 500000 người . Bắc giáp Li Băng, Đông giáp Xy ri và Gooc đani, Nam giáp Ai Cập, Tây giáp Địa trung hải

Năm 1919 : Palextin bị Anh Ủy trị

Năm 1945 : người Do tái hồi hương và thành lập trên đất Palextin 1 nhà nước

11/ 1947 Anh hết quyền đô hộ Palexxtin và đứng ra thành lập 2 nhà nước : Ả rập và Do Thái

5/ 1948 : Mỹ thành lập nhà nước Ixrael và đánh chiếm một phần DT của Palextin ( phần còn lại bị người Goocdani và Ai Cập sát nhập

6/ 1967: Ixrel lấn chiếm nốt làm 3 tr người dân Palextin phải sống lưu vong 5/ 1969 : Mặt trận dân tộc giải phóng Palextin (PLO)được thành lập

1991 : Thương thuyết trả lại dãi Gada và bờ tây sông Jocdan cho Palextin

CHIẾN TRANH IRẮC

Sau 5 tháng triển khai lực lượng, ngày 17/1/1991, cuộc chiến tranh giữa Iraq và liên quân gồm 28 nước do Mỹ đứng đầu bùng nổ. Nhiều loại vũ khí mới, với kỹ thuật tiên tiến được đưa vào sử dụng, đã thể hiện hiệu quả tác chiến.

Tên lửa là một loại vũ khí chiến lược tiên tiến trong chiến tranh hiện đại. Tuy mới có lịch sử 50 năm, nhưng nó đã được nghiên cứu chế tạo ra nhiều kiểu loại, tỏ rõ uy lực lớn trong Chiến tranh vùng Vịnh.

Patriot là vũ khí phòng không mặt đất kiểu mới, có thể hoạt động trong mọi thời tiết. Tên lửa này được trang bị cho quân đội Mỹ ở châu Âu năm 1984 và sử dụng trong Chiến tranh vùng Vịnh. Patriot đã đánh chặn thành công tên lửa Scud của Iraq. Đây là lần đầu tiên tên lửa chặn đánh tên lửa thành công trong thực tế chiến đấu.

Tên lửa hành trình Tomahawk mới được phát triển sau thập kỷ 1970, có tầm bắn xa, bay thấp và có thể tàng hình. Mỹ đã bắn trên 100 quả tên lửa Tomahawk trúng mục tiêu quân sự của Iraq.

Tên lửa không đối đất Slam của Mỹ lần đầu tiên được thực nghiệm ở chiến trường hôm 21/1/1991 đã chứng minh tính năng kỹ thuật có hiệu quả.

Máy bay quân sự được huy động trong Chiến tranh vùng Vịnh nhiều nhất, trong đó có máy bay ném bom F-117A (được trang bị cho quân đội Mỹ từ tháng 10/1989), máy bay chiến đấu F-14, F-15, F-16...

Trực thăng tấn công Apache có khả năng tác chiến cả ngày lẫn đêm trong mọi thời tiết. Các loại máy bay báo động sớm có khả năng chỉ huy hoặc dẫn đường cho 30 máy bay khác thực hành đánh chặn hoặc tấn công mục tiêu. Ngoài ra, máy bay Tornado tấn công mặt đất của Anh, máy bay cường kích Mirage-2000 của Pháp, máy bay MIG loại bay cao, tốc độ lớn của Nga... cũng được sử dụng.

Xe tăng MIDI được trang bị cho quân đội Mỹ từ năm 1985 và xe tăng T-72 bên phía Iraq đều thuộc thế hệ thứ 3 sau Thế chiến II. Xe tăng Bradley (M2) mới được Mỹ sử dụng từ năm 1983 phát huy vai trò quan trọng trong Chiến tranh vùng Vịnh.

Khu vực vùng Vịnh nhiều mây, có mưa, thời tiết thay đổi thất thường. Trong khi đó, các cuộc tấn công của liên quân nhằm vào những mục tiêu quân sự của Iraq phần lớn diễn ra vào ban đêm. Việc quan sát mục tiêu chính xác, hiệu suất chiến đấu cao đều nhờ vào tác dụng của thiết bị khí tài nhìn đêm và kỹ thuật laser dẫn đường tiên tiến trên máy bay tác chiến, làm cho đánh đêm trở thành phương thức tác chiến trên không quan trọng của thập kỷ 1990. Máy bay chiến đấu tàng hình F-117 có khả năng tránh được radar, các khí tài trinh sát cũng như sự đánh trả của vũ khí phòng không Iraq chứng tỏ kỹ thuật tàng hình có vai trò quan trọng trong chiến tranh hiện đại.

Trong cuộc chiến, liên quân đã sử dụng đòn không kích quy mô lớn với Iraq trong 38 ngày đầu tiên. Quân đội đất nước vùng Vịnh thiếu sự yểm hộ cần thiết trên không, nên bị mất quyền khống chế khu vực này. Họ chỉ còn cách ẩn nấp dưới đất và mất khả năng xuất kích tác chiến an toàn. Trước cuộc tấn công trên bộ, lực lượng thiết giáp của Iraq từng 3 lần rời vị trí. Lần thứ nhất, 24 phương tiện quân sự bị liên quân phá hủy, lần thứ 2 là 100, lần cuối cùng là 25 xe. Trên 100 máy bay Iraq bị bắn cháy. Hải quân bị nhấn chìm gần như toàn bộ. Đồng thời, do bị đánh từ trên không, nên hệ thống chỉ huy thông tin liên lạc mặt đất, hệ thống sân bay, cầu cống và tuyến cung cấp hậu cần của quân đội Baghdad hoàn toàn tê liệt. Chiến tranh vùng Vịnh đã tỏ rõ uy lực của thiết bị điện tử và kỹ thuật tác chiến điện tử. Hệ thống C3I toàn cầu (chỉ huy, thông tin, chế áp, xử lý tin tức tình báo) được quân đội Mỹ xác lập từ thập kỷ 1970 đã chứng tỏ đầy đủ sức mạnh. Từ Nhà Trắng đến Bộ chỉ huy chiến trường vùng Vịnh và các quân binh chủng, từ máy bay, tàu chiến đến xe tăng, xe bọc thép, dù nhiều nước tham gia, mặt trận rộng lớn, chiến tuyến dài, nhiều điểm, vũ khí trang bị

phức tạp, nhưng các thiết bị chỉ huy, chế áp, thông tin vẫn vận hành đồng bộ, linh hoạt. Chúng truyền đạt tin tức nhanh, thống nhất. Đặc biệt, máy tính và kỹ thuật vi xử lý trong hệ thống C3I và sự ứng dụng trong trang bị vũ khí, kỹ thuật nhìn đêm, kỹ thuật chế áp điện tử được ứng dụng trên máy bay, tàu chiến, xe tăng, tên lửa, bom, đạn pháo đã làm cho hiệu quả tác chiến của vũ khí tăng lên nhiều. Chúng đã tấn công chính xác và phá hủy các mục tiêu quân sự của Iraq, làm cho Iraq không thể tác chiến được.

Cuộc chiến tranh vào Iraq năm 2003 bắt đầu từ ngày 20 tháng 3, phần nhiều bởi lính Hoa Kỳ

và Vương quốc Anh; 98% của quân lực đến từ hai nước này, tuy nhiều quốc gia khác cũng tham gia. Cuộc xâm lược Iraq trở thành giai đoạn đầu của sự kiện thường được gọi là Chiến tranh Iraq. Theo lịch sử, nó có thể gọi chính xác hơn là "Chiến tranh vùng Vịnh lần 3", tính vào chiến tranh 8 năm giữa Iraq và Iran vào thập niên 1980. Lần này, Quân đội Iraq bị chiếm, và thành phố Bagdad bị rơi ngày 9 tháng 4 năm 2003. Ngày 1 tháng 5 năm 2003, Tổng thống Hoa Kỳ George W. Bush tuyên bố là các hành quân quan trọng đã kết thúc, tức là thống trị của đảng Ba'ath và nhiệm kỳ của Tổng thống Iraq Saddam Hussein cũng bị kết thúc. Quân lực Liên hiệp cuối cùng bắt Saddam Hussein ngày 13 tháng 12 năm 2003. Sao đó, thời kỳ quá độ bắt đầu, trong lúc đó Iraq bị nhiều bạo lực do nổi loạn phần nhiều là người Sunni theo Hồi giáo, và cũng do quân lực của mạng lưới khủng bố Al-Qaeda

Con đường tơ lụa

Theo những tài liệu còn lưu lại, Trương Khiên, người Trung Quốc là người đầu tiên đặt những viên gạch xây nên nền móng của con đường thương mại này. Vào thời nhà Hán (206 TCN-220), ông phải mang những văn kiện ngoại giao từ Trung Quốc đi về phía Tây. Chính chuyến Tây du này đã hình thành nên một con đường thương mại phồn thịnh bậc nhất thời bấy giờ.

Hình thành từ thế kỷ 2 TCN nhưng lúc đầu Con đường tơ lụa này được thành lập với ý định quân sự nhiều hơn mục tiêu thương mại. Muốn tìm được những đồng minh nhằm khống chế bộ lạc Hung Nô, năm 138 TCN, vua Hán Vũ Đế đã cử Trương Khiên đi về phía Tây với chiếu chỉ ngoại giao trong tay, nhưng không may Trương Khiên đã bị chính bộ lạc Hung Nô bắt và giam giữ. Sau 10 năm bị bắt giữ, Trương Khiên trốn khỏi trại và vẫn tiếp tục nhiệm vụ, ông hành trình về Trung Á, Tây Vực.

Tiếp kiến biết bao vị thủ lĩnh ở khu vực này nhưng chẳng ai chịu giúp nhà Hán cả. Năm 126 TCN, Trương Khiên trở về nước. Tuy thất bại nhưng với những kiến thức và thông tin thu được, ông đã viết cuốn sách Triều dã kim tài trong đó đề cập đến những vùng đất ông đã đặt chân tới, vị trí địa lý, phong tục tập quán, sản vật, hàng hóa và đặc biệt là tiềm năng giao thương. Triều dã kim tài đã kích thích mạnh các thương gia Trung Hoa. Sau đó Con đường tơ lụa dần được hình thành, người Trung Hoa mang vải lụa, gấm vóc, sa, nhiễu... đến Ba Tư và La Mã đồng thời những doanh nhân các vùng khác cũng tìm đường đến với Trung Hoa.

Thời kỳ đầu, những bậc đế vương và những nhà quý tộc của La Mã thích lụa Trung Hoa đến mức họ cho cân lụa lên và đổi chỗ lụa đó bằng vàng với cân nặng tương đương. Chuyện cũng nói rằng Nữ hoàng Ai Cập Cleopatre lúc đó chỉ diện váy lụa Trung Quốc mà thôi. Chính trị thời đó cũng có ảnh hưởng lớn đến Con đường tơ lụa. Khi nhà Hán suy vong vào thế kỷ thứ 3, Con đường tơ lụa cũng bị đình lại. Chỉ khi nhà Tống hưng thịnh, Con đường tơ lụa mới phát triển trở lại. Cũng vào thời Tống, do thấy được giá trị của con đường giao thương Đông - Tây này, các vị hoàng đế đã ban hành hàng loạt những chiếu chỉ nhằm khuyến khích thương mại và cũng từ đó, những nhà truyền giáo đã bắt đầu tìm đến với phương Đông. Con đường tơ lụa dưới triều Tống đã trở thành một điểm nhấn rõ nét trong lịch sử thương mại thế giới.

Đến thế kỷ 10, nhà Tống bị lật đổ, Con đường tơ lụa cũng bị suy thoái dần. Tuy nhiên với sự hùng mạnh của đế quốc Nguyên Mông, công việc buôn bán sau đó lại thịnh vượng. Dưới triều Nguyên, một người Ý nổi tiếng là Marco Polo (1254-1324) đã lưu lạc đến Trung Quốc và làm quan ở đây 20 năm, sau đó ông trở về nước bằng Con đường tơ lụa. Ông cũng là người có đóng góp cho sự phát triển của mối giao thương Đông - Tây khi viết nên cuốn sách Marco Polo du ký (tiếng Ý: Il Milione) kể về toàn bộ quá trình lưu lạc đến phương Đông của mình trong đó có đề cập đến những chuyến hàng đầy ắp sản vật trên Con đường tơ lụa. Nhưng đến thời nhà Minh, Con đường tơ lụa đã bị vương triều này khống chế và bắt mọi người phải nộp thuế rất cao khiến cho những thương gia phải tìm đến những con đường vận chuyển bằng đường biển.

Ngày soạn : 25 tháng 9 năm 2011

Một phần của tài liệu GIAO AN DIA 11_CB (Trang 27 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(77 trang)
w