Phương pháp lấy mẫu và bảo quản mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, khả năng sinh trưởng, phát triển và hấp thụ kim loại nặng của cây sậy (Phragmites Autralis) trên đất sau khai thác quặng tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 83)

Trên mỗi mỏ nghiên cứu tiến hành lấy mẫu đất và mẫu cây Sậy trong cùng một khu vực tại các vị trí : Chân đồi, sườn đồi và đỉnh đồi.

Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thực vật:

Mẫu cây Sậy được lấy như sau: Trên mỗi khu vực mỏ nghiên cứu lấy 3 mẫu thực vật được chia theo 3 cấp chiều cao (tùy theo từng khu vực và dựa vào kết quả điều tra tại khu vực nghiên cứu) điển hình cho toàn bộ khu vực. Mẫu thực vật được lấy đầy đủ các bộ phận thân, rễ, lá rồi cho vào túi nilon bảo quản (có ghi rõ địa điểm lấy mẫu, ngày lấy mẫu và người lấy mẫu). Việc lấy mẫu cây theo tuổi hay theo cấp chiều cao là rất quan trọng vì nó là cơ sở cho chúng ta xác định thời điểm cây tích tụ chất ô nhiễm tốt nhất, từ đó đề ra phương hướng áp dụng thực vật trong xử lý ô nhiễm đất.

Mẫu cây sau khi đem về phòng thí nghiệm được rửa sạch bằng nước máy và tráng lại bằng nước cất rồi đem sấy đến trạng thái khô ở nhiệt độ 50 – 60o

C.

Các mẫu thực vật sau khi sấy khô được băm nhỏ rồi sàng qua rây 1mm, phần nhỏ hơn 1mm được chia thành các phần nhỏ để lấy mẫu đại diện, mẫu đại diện được đựng trong bình chuyên dụng để bảo quản.

Phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu đất:

Mẫu đất được lấy ngay tại địa điểm lấy mẫu cây Sậy. Mẫu đất được lấy đến độ sâu 20cm so với tầng đất mặt. Khối lượng đất lấy tại mỗi điểm lấy mẫu đất khoảng 0.5kg.

Trên cùng một địa điểm nghiên cứu lấy 3 mẫu ở khu vực có cây Sậy rồi trộn đều nhau lẫy mẫu chung đại diện.

Mẫu đất sau khi lấy về được đem phơi khô không khí và loại bỏ đá, sỏi rồi rây qua rây 2mm. Phần hạt nhỏ hơn 2mm được chia thành các phần nhỏ để lấy mẫu đại diện, mẫu đại diện được đựng trong bình chuyên dụng để bảo quản.

Bảng 2.1: Vị trí các điểm lấy mẫu cây và mẫu đất trong khu vực nghiên cứu

Tên

mẫu Toạ độ tuyệt đối Độ cao Vị trí

I Mỏ Chì kẽm Cuội Nắc xã Yên Đổ huyện Phú Lƣơng

1 Đ1 x = 576509 64 m Khu vực gần cống thải. y = 2411939

2 Đ2 x = 576430 75m Tại vị trí sườn đồi cách cống thải 150m. y = 2411831

3 Đ3 x = 576328 119 m Tại khu vực đỉnh đồi cách xưởng sản xuất 200 m.

y = 2411902

II Mỏ Ti tan cây Châm 1 xã Động Đạt huyện Phú Lƣơng

4 Đ4 x = 570819

72 m Tại khu vực sườn đồi. y = 2404192

5 Đ5 x = 570699

98 m Tại khu vực đỉnh đồi. y = 2404067

6 Đ6 x = 570763

67 m Tại khu vực thung lũng. y = 2404139

7 Đ7 x = 571839

20 m Tại khu vực bãi thải. y = 2404138

III Mỏ sắt Trại Cau huyện Phú Lƣơng

8 Đ8 x = 598506

26m Tại khu vực chân bãi thải. y = 2388346

9 Đ9 x = 598509 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

31m Tại khu vực sườn đồi. y = 2388350

10 Đ10 x = 598513

38m Tại khu vực đỉnh đồi. y = 2388353

IV Mỏ Ti tan cây Châm 2 xã Động Đạt huyện Phú Lƣơng

11 Đ11 x = 0416614 54 m Tại khu vực thung lũng (giáp suối). y = 2405168

12 Đ12 x = 0416639 57 m Tại khu vực đường vào khu chế biến. y = 2405224

13 Đ13 x = 0416696 63 m Tại khu vực giáp xưởng chế biến. y = 2405263

IV Mở chì kẽm Làng Hích xã Tân Long huyện Đồng Hỷ

14 Đ14 x = 0433254

80m Thung lũng (ven suối). y = 2404223

15 Đ15 x = 0433285

86m Tại khu vực giáp bể thải phân xưởng. y = 2404198

16 Đ16 x = 0433409

93m Tại khu vực cửa moong khai thác. y = 2404363

Một phần của tài liệu Nghiên cứu sự phân bố, khả năng sinh trưởng, phát triển và hấp thụ kim loại nặng của cây sậy (Phragmites Autralis) trên đất sau khai thác quặng tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 44 - 83)