- Hoạt động dịch vụ khách hàng: Techcombank đã thựchiện nhiêu
3.1.3. Tiềm năng của thị trường thẻ Việt Nam.
Với những đặc điểm và thực trạng thị trường Việt Nam hiện nay, các ngân hàng chắc chắn gặp không ít khó khăn trong phát triển phát hành thẻ, ví dụ như việc thay đổi thói quen dùng tiền mặt. Tuy nhiên, thực trạng đó cũng cho thấy thị trường thẻ Việt Nam có tiềm năng lớn để phát triển, và đó là cơ hội để các ngân hàng khai thác, phát triển dịch vụ thẻ của mình. Tiềm năng của thị trường được thể hiện ở khả năng thâm nhập của thẻ trong chi tiêu tiêu dùng cá nhân trong nền kinh tế.
Theo thống kê, dân thành thị hiện nay chiếm 24% dân số cả nước, tức là khoảng 20 triệu người. Tại những đô thị lớn như Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, số dân đông đúc, tổng cộng khoảng 8 - 9 triệu người, mức thu nhập bình quân khá cao từ 1,5 – 2 triệu đồng/người/tháng, nhu cầu tiêu dùng lớn, là những điều kiện tốt để phát triển hoạt động phát hành thẻ, đặc biệt là thẻ có hạn mức thấp. Chỉ cần khuyến khích được 5% số người ở thành phố tham gia sử dụng thẻ là các ngân hàng có thể phát hành được 1 triệu thẻ. Với mức chi tiêu sinh hoạt cá nhân tối thiểu 500.000 đến 1.000.000 đồng/tháng tính trên 1 triệu thẻ, các ngân hàng có doanh số sử dụng và thanh toán thẻ nội địa từ 500 đến 1.000 tỷ đồng/tháng. Khai thác được việc sử dụng số thẻ đó, các ngân hàng sẽ có một dịch vụ phát hành thẻ tương đối lớn và hiệu quả.
Với mức thu nhập ổn định và đời sống ngày càng phát triển, nhu cầu tham quan đi lại của người dân cũng tăng lên. Thêm vào đó, ngành du lịch
Việt Nam đang nỗ lực phát triển, hoàn thiện các điểm du lịch trong nước, hợp tác với các nước khác như Trung Quốc và các nước ASEAN đẩy mạnh du lịch nước ngoài; cùng với sự kiện các nước ASEAN phối hợp với nhau trong việc giảm giá vé và thủ tục cho phép tham quan, đi lại giữa các nước trong khu vực thời gian qua dẫn đến nhu cầu du lịch trong và ngoài nước của người dân có xu hướng gia tăng. Kết quả là nhu cầu sử dụng thẻ cũng được tăng lên vì tính an toàn, tiện lợi của nó trong quá trình sử dụng.
Hiện nay, du học nước ngoài không còn là một vấn đề khó khăn cho các gia đình Việt Nam nữa, khả năng tự chu cấp học phí cho con em mình đi du học của phần lớn các gia đình là điều có thể thực hiện. Nhóm khách hàng này từ trước đến nay vẫn là một đối tượng chính của công tác phát hành thẻ. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của thị trường du học nước ngoài, đối tượng này vẫn là nhóm khách hàng đầy tiềm năng mà các ngân hàng phát hành thẻ hướng tới.
Còn một yếu tố nữa làm tăng nhu cầu sử dụng thẻ của công chúng trong tương lai. Đó là việc phát triển thương mại điện tử (TMĐT), một hình thức giao dịch mua bán hàng qua mạng trong đó thẻ tín dụng là phương tiện thanh toán chủ yếu. Internet và TMĐT đã chính thức được công nhận tại Việt Nam từ năm 1999 và cho đến nay đã phát triển rất mạnh mẽ. Theo tính toán của VDC- nhà cung cấp dịch vụ internet lớn nhất Việt Nam, trong khoảng
thời gian trước mắt, riêng doanh số thanh toán cho dịch vụ trên internet vào khoảng 50 tỷ VND/năm. Khi TMĐT phát triển mạnh hơn, sẽ có nhiều loại hàng hoá dịch vụ tham gia vào thị trường này tăng nhanh doanh số thanh toán thẻ cho các ngân hàng. Gần đây, một số đơn vị cung cấp hàng hoá dịch vụ ở Việt Nam đã xây dựng những gian hàng trên mạng để bán hàng hoá, dịch vụ. Có thể nói triển vọng phát triển TMĐT tại Việt Nam trong thời gian tới là rất cao. Đây không chỉ là thuận lợi mà còn là cơ hội cho các ngân hàng đẩy mạnh hoạt động phát hành thẻ.
Ngoài ra, các NHTM Việt Nam còn đang có một điều kiện thuận lợi là hiện nay các ngân hàng nước ngoài chưa được phép phát hành thẻ tại Việt Nam . Các NHTM Việt Nam cần tranh thủ cơ hội này để phát triển và mở rộng dịch vụ thẻ, đủ sức cạnh tranh với các ngân hàng nước ngoài khi họ được tham gia vào dịch vụ này.
Cơ hội thị trường có nhiều nhưng trong hoạt động phát hành thẻ, NHNT phải đối mặt với sự cạnh tranh gay gắt từ phía những ngân hàng phát hành khác. Vì vậy, để tăng thị phần, tăng tính cạnh tranh của hoạt động này đòi hỏi Ngân hàng phải có những chính sách thích hợp.