No&PTNT Tiên Lãng
3.1 Phương hướng phát triển của ngân hàng
Nhìn chung trong giai đoạn 2011- 2013, tình hình hoạt động kinh doanh của ngân hàng diễn ra tương đối hiệu quả. Song cùng với sự phát triển của nền kinh tế và những thách thức khó khăn trong quá trình phát triển ngân hàng vẫn phải đẩy mạnh hoạt động kinh doanh hơn nữa. Để làm được điều đó ngân hàng cũng đã đặt ra mục tiêu cụ thể trong năm 2014 như sau:
- Nguồn vốn huy động đạt 457 tỷ đồng, tăng 76,2 tỷ đồng, tốc độ tăng 20% so với năm 2013. Tỷ lệ tiền gửi dân cư chiếm 86% tổng nguồn vốn
- Tổng dư nợ đạt 433 tỷ đồng, tăng 56 tỷ đồng, tốc độ tăng 155 so với năm 2013 - Tỷ lệ nợ trung hạn 7% tổng dư nợ
- Tỷ trọng nợ xấu 1% tổng dư nợ
- Thu dịch vụ tăng 5% so với năm 2013 - Thu lãi tiền vay đạt từ 97% số lãi phải thu - Thu nợ đã xử lí rủi ro đạt 25% số nợ đã xử lý.
3.2 Một số biện pháp nâng cao năng lực quản trị rủi ro tại ngân hàngNo&PTNT Tiên Lãng. No&PTNT Tiên Lãng.
3.2.1. Nâng cao chất lượng tín dụng:
3.2.1.1 Không ngừng nâng cao chất lượng đội ngũ CBTD:
Tín dụng là hoạt động chính mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng. Mặt khác, hoạt động tín dụng có hiệu quả hay không còn phụ thuộc vào trình độ của nhân viên tín dụng
Việc đào tạo CBTD phải được coi là thường xuyên. Bên cạnh đó công tác tuyển dụng mới phải đảm bảo đúng quy trình, yêu cầu công viêc. ( phải được đào tạo chính quy, đúng chuyên ngành, có khả năng ngoại ngữ, tin học, có phẩm chất đạo đức, hiểu biết về xã hội và có khả năng giao tiếp)
Có chính sách khen thưởng và kỷ luật cho các nhân viên tín dụng để có hiểu quả cao nhất trong công việc.
3.2.1.2 Đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng:
CBTD tiến hành đối chiếu phân tích tình hình sử dụng vốn vay, tính toán xác định nguồn thu, đánh giá khả năng trả nợ trên cơ sở đó làm cam kết và tiến độ trả nợ cụ thể với khách hàng, thông qua thứ tự ưu tiên: thu từ phương án, dự án kinh doanh (nguồn thu thứ nhất) tiếp đến thu từ phát mại TSĐB (nguồn thu thứ hai hay còn gọi là nguồn dự phòng) và cuối cùng là thu từ nguồn thu khác như: từ sản xuất kinh doanh, từ nguồn tài trợ, vốn khác.
49
3.2.2 Một số kiến nghị với ngân hàng
3.2.2.1. Hoạt động huy động vốn:
Để hoạt động cho vay tốt đòi hỏi ngân hàng phải có nguồn vốn đủ mạnh, trong đó, vốn lưu động là yếu tố rất cần thiết đối với ngân hàng. Để tăng cường nguồn vốn huy động cần thực hiện một số biện pháp:
– Đa dạng hoá các hình thức huy động vốn để thu hút khách hàng đến gửi tiền. Phát triển các dịch vụ mới như thẻ thanh toán, thẻ ATM.
– Không ngừng nâng cao chất lượng dịch vụ để đáp ứng nhu cầu tiện ích ngày càng cao của khách hàng.
– Tăng cường hoạt động marketing ngân hàng
– Xây dựng đội ngũ nhân viên năng động, nhiệt tình, giao tiếp tốt và nắm vững chuyên môn nghiệp vụ nhằm giữ chân khách hàng cũ và thu hút khách hàng mới.
– Thực hiện đảm bảo tiền gửi cho khách hàng.
3.2.2.2. Hoạt động cho vay:
– Đa dạng hoá các hình thức cấp tín dụng: ngân hàng cần sử dụng nhiều phương thức cho vay để tăng doanh số cũng như khách hàng vay tại đơn vị mình. Các sản phẩm tín dụng có tiện ích cũng như sự thuận tiện khi sử dụng sẽ đễ dàng được khách hàng chấp thuận hơn. Chú trọng mở rộng sản phẩm về: hạn mức, hạn mức dự phòng, thấu chi, chiết khấu giấy tờ có giá, bão lãnh….
– Thực hiện hoàn chỉnh quy trình tín dụng có ý nghĩa quan trọng trong việc hạn chế sai sót, hạn chế khả năng rủi ro và nâng cao chất lượng từng khoản vay. Các quy trình tín dụng đã được ban hành khá chặt chẽ và cụ thể hoá theo từng loại tín dụng.
– Có quy trình thẩm định phương án vay vốn khoa học, hợp lý, đánh giá tương đối chính xác đầu vào và đầu ra của phương án vay vốn để đảm bảo khả năng hoàn trả vốn vay.
– Thủ tục giấy tờ đơn giản, gọn nhẹ nhưng phải đảm bảo tính an toàn cho khách hàng cũng như ngân hàng.
– Tăng cường phối hợp chặt chẽ với trung tâm thông tin tín dụng nhằm mục đích giúp cho ngân hàng có thêm thông tin cần thiết để làm cơ sở cho việc đầu tư tín dụng có hiệu quả, tránh thất thoát vốn, ngăn ngừa phát sinh nợ quá hạn.
KẾT LUẬN
Hoạt động kinh doanh ngân hàng hiện nay đã và đang phát triển ngày càng mạnh mẽ, đây cũng là tất yếu chung khi nền kinh tế Việt Nam đang ngày một phát
50
triển. Với vai trò là một trung gian tài chính, các ngân hàng có hoạt động hiệu quả thì các thành viên khác trong nền kinh tế mới có điều kiện phát triển hoạt động của mình. Tuy nhiên hoạt động kinh doanh ngân hàng lại chứa đựng quá nhiều rủi ro, nhất là rủi ro tín dụng. Vì lẽ đó, quản trị rủi ro tín dụng là việc làm tất yếu nếu các ngân hàng muốn phát triển bền vững, an toàn, góp phần vào sự tăng trưởng kinh tế chung.
Qua thời gian thực tập và nghiên cứu đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng
No&PTNT Tiên Lãng” em thấy được công tác quản trị rủi ro của ngân hàng vẫn còn một số hạn chế, thiếu sót. Vì vậy mà luôn tồn tại những rủi ro trong hoạt động tín dụng của ngân hàng và để tránh gặp phải những tổn thất do rủi ro tín dụng gây ra thì ngân hàng cần phải quản trị rủi ro hiệu quả hơn nữa.
Trong quá trình thực hiện đề tài em cũng gặp một số khó khăn do thời gian thực tập bị hạn chế nên cũng chưa thể nắm bắt hết các mảng nghiệp vụ của hoạt động tín dụng. Vì thế việc thực hiện chuyên đề này em chắc chắn còn nhiều thiếu sót, em xin kính mong các thầy cô trong khoa Kế toán – Tài chính có thể hướng dẫn và góp ý cho em hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này
51
DANH MỤC THAM KHẢO
1. Quản trị ngân hàng thương mại- Tác giả PGS. TS Lê Văn Tề
2. Phương pháp mạo hiểm và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh – Tác giả GS. TS Nguyễn Văn Tiến
3. Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng – Tác giả GS.TS Nguyễn Văn Tiến 4. Giáo trình quản trị tín dụng ngân hàng thương mại – Học viện tài chính.
5. Giáo trình phân tích báo cáo tài chính – NXB Đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội 6. Giáo trình quản trị ngân hàng thương mại – Peter S. Rose
7. Các trang web
- http://www.agribank.com.vn
- http://www.sbv.gov.vn
- www.luattaichinh.wordpress.com
52
PHỤ LỤC
1. Báo cáo tổng kết Hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Tiên Lãng năm 2011
2. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doanh của ngân hàng No&PTNT Tiên Lãng năm 2012
3. Báo cáo tổng kết hoạt động kinh doang của ngân hàng No&PTNT Tiên Lãng năm 2013
53