và chọn mẫu trong kiểm toán kiểm toán
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 320 – tính trọng yếu trong kiểm
toán: “ KTV cần xem xét tính trọng yếu trên cả phương diện mức độ sai phạm tổng thể của BCTC trong mối quan hệ với mức độ sai sót chi tiết của số dư các tài khoản, của các giao dịch và các thông tin trình bày trên BCTC. Tính trọng yếu cũng có thể chịu ảnh hưởng của các nhân tố khác như các quy định pháp lý hoặc các vấn đề liên quan đến các khoản mục khác nhau của BCTC và mối liên hệ giữa các khoản mục đó”. Do đó, việc phân bổ ước lượng ban đầu về tính trọng yếu cho các khoản mục trong BCTC là cần thiết để các KTV có hướng tập trung vào các khoản mục quan trọng đồng thời có kế hoạch xác định số lượng bằng chứng kiểm toán cần thu thập sao cho phù hợp.
Biện pháp thực hiện
Hiện nay, tại VACO không thực hiện phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục mà giá trị mức trọng yếu sẽ đực sử dụng chung cho tất cả các khoản mục trên BCTC. Theo đó, sau khi xác định mức trọng yếu tổng thể (PM), KTV
Trường Đại Học Dân Lập Hải Phòng Khóa luận tốt nghiệp
Phạm Thị Phúc – QT1505K 72
xác định mức trong yếu thược hiện MP=(50%-75%) PM. Nhược điểm của phương pháp này là mức trọng yếu này được áp dụng chung thống nhất cho tất cả các khoản mục khác nhau. Do vậy, tất cả các khoản mục, mặc dù có số dư hay bản chất khoản mục khác nhau đều được áp dụng một mức trọng yếu chung thống nhất cho toàn bộ cuộc kiểm toán.
Công ty có thể tham khảo việc phân bố mức trọng yếu theo giá trị của từng khoản mục như sau:
Tạm phân phối theo quy mô về giá trị của các khoản mục theo công thức sau
PM * Giá trị của khoản mục A Mức trọng yếu phân bố cho
khoản mục A = Tổng giá trị của các khoản mục
Trên cơ sở đó, KTV có thể phân bổ mức trọng yếu cho các khoản mục trên BCTC đối với khách hàng là Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy như sau:
Bảng 3.3: Bảng phân bổ mức trọng yếu cho từng khoản mục
Công ty Cổ phần Đầu tư Dịch vụ Hoàng Huy
Mức trong yếu tổng thể (PM) 14.502.807.945 Mức trọng yếu thực hiện (MP) 10.587.049.800