Quy trình nghiên cứ u:

Một phần của tài liệu một số cách giải bài toán cực trị trong vật lý sơ cấp (Trang 26 - 30)

---

- Đối với lớp thực nghiệm, giáo viên vận dụng nội dung đề tài vào trong 2 tiết/tuần tự chọn nâng cao theo phân phối chương trình của nhà trường. - Đối với lớp đối chứng, giáo viên chưa thực hiện vận dụng nội dung đề tài vào trong 2 tiết/tuần tự chọn nâng cao theo phân phối chương trình của nhà trường.

2/ Đo lường :

- Bài kiểm tra trước tác động là bài kiểm tra định kỳ lần I do giáo viên bộ môn Vật lý giảng dạy nghiên cứu đề tài ra.

- Bài kiểm tra sau tác động là bài kiểm tra chất lượng thử sức trước kỳ thi cuối học kỳ II do chính giáo viên giảng dạy nghiên cứu đề tài ra ( có mức độ tương đương đề của lớp đối chứng và có chứa nhiều nội dung chủ đề về cực trị ).

PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ

Bảng 4. So sánh điểm trung bình bài kiểm tra sau tác động

Đối chứng Thực nghiệm

ĐTB 7,21 8,09

Độ lệch chuẩn 0,93 0,72

Giá trị P của T- test 0,00003 Chênh lệch giá trị TB

chuẩn (SMD)

0,9

Như trên đã chứng minh rằng kết quả 2 nhóm trước tác động là tương đương. Sau tác động kiểm chứng chênh lệch ĐTB bằng T-Test cho kết quả P = 0,00003, cho thấy: sự chênh lệch giữa ĐTB nhóm thực nghiệm và nhóm đối

---

chứng rất có ý nghĩa, tức là chênh lệch kết quả ĐTB nhóm thực nghiệm cao hơn ĐTB nhóm đối chứng là không ngẫu nhiên mà do kết quả của tác động.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn SMD = 0,9 93 , 0 21 , 7 09 , 8 − = . Điều đó

cho thấy mức độ ảnh hưởng của dạy học có sử dụng đề tài đến TBC học tập của nhóm thực nghiệm là lớn.

BÀN LUẬN

Kết quả của bài kiểm tra sau tác động của nhóm thực nghiệm là TBC= 8,09, kết quả bài kiểm tra tương ứng của nhóm đối chứng là TBC = 7,21. Độ chênh lệch điểm số giữa hai nhóm là 0,88; Điều đó cho thấy điểm TBC của hai lớp đối chứng và thực nghiệm đã có sự khác biệt rõ rệt, lớp được tác động có điểm TBC cao hơn lớp đối chứng.

Chênh lệch giá trị trung bình chuẩn của hai bài kiểm tra là SMD = 0,9. Điều này có nghĩa mức độ ảnh hưởng của tác động là lớn.

Phép kiểm chứng T-test ĐTB sau tác động của hai lớp là p=0.00003< 0.001. Kết quả này khẳng định sự chênh lệch ĐTB của hai nhóm không phải là do ngẫu nhiên mà là do tác động.

* Hạn chế:

Nghiên cứu này được thực hiện ở hai lớp trong hai năm học khác nhau, do đó, có phần ảnh hưởng đến kết quả đánh giá.

---

D. KẾT LUẬN

Bằng thực tế giảng dạy ở trường THPT, tôi nhận thấy các cách giải bài toán Vật lý” tìm giá trị cực đại, cực tiểu của các đại lượng vật lý được nêu trên đã phát huy được những ưu điển , đã cũng cố được cách làm bài tập Vật lý cho học sinh.

Đây là một đề tài được áp dụng để giải các bài toán tương đối khó trong Vật lý, nên với kiến thức cá nhân còn hạn chế, đề tài thì quá rộng nên bài viết còn những sai sót nhất định. Tha thiết kính mong quý đồng nghiệp trao đổi, góp ý chân thành để đề tài được hoàn thiện và có tác dụng hữu hiệu hơn.

---

Tôi xin chân thành cảm ơn!

Ba Tơ, ngày 24 tháng 12 năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Người thực hiện

NGUYỄN VĂN TƯƠI

Một phần của tài liệu một số cách giải bài toán cực trị trong vật lý sơ cấp (Trang 26 - 30)