Tôn giáo – xã hội.

Một phần của tài liệu 258896 (Trang 29 - 30)

- Đạo Nho được nâng lên thành quốc giáo và trở thành một hệ tư tưởng của giai cấp thống trị phục vụ trong công cuộc bá chủ của mình. Cùng với đó là giáo dục thời kì này mang đậm tính Nho học. Nho giáo đã thắng thế Phật giáo, chữ Hán tiếp tục thâm nhập vào trong đời sống của người dân Việt bên cạnh chữ Nôm. Đạo Nho là thứ công cụ phục vụ đắc lực nhất cho giai cấp thống trị. Với việc nâng Nho giáo làm quốc giáo đã thể hiện rõ ràng sự xác lập của chế độ phong kiến Việt Nam từ thời Lê Sơ. Đó là sự thắng thế của một hệ tư tưởng làm nòng cốt cho giai cấp thống trị. Việc thắng thế đó đã làm cho chính quyền phong kiến ngày càng thể hiện sự thông minh của mình và người dân ngày càng phụ thuộc vào nhà nước không những là kinh tế mà còn là chính trị, văn hóa.

- Hình thức thi tuyển là thi cử một cách rõ ràng rành mạch, tổ chức thi cử trong giới quan lại theo từng kì sát hạch để làm trong sạch bộ máy quan lại, những người đủ đức đủ tài để cùng lãnh đạo đất nước.

- Mối quan hệ giữa giai cấp thống trị và giai cấp bị trị trở nên gắn bó mật thiết và khăng khít hơn bao giờ hết nhất là trong lĩnh vực ruộng đất. Nhà nước bóc lột nhân dân bằng tô thuế. Người nông dân cũng phụ

thuộc mạnh mẽ vào địa chủ bởi họ không nắm trong tay tư liệu sản xuất hoặc nếu có thì rất ít. Địa chủ và nông dân có mối quan hệ tác động qua lại ràng buộc lẫn nhau trong đó địa chủ bóc lột sức lao động của người nông dân.

Một phần của tài liệu 258896 (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(31 trang)
w