Kết quả nghiên cứu mô hình 2 với biến độc lập là Tỉ lệ thanh khoản (MLR)

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU VÀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30 - 53)

(MLR)

4.2.3.1 Ma trận hệ số tương quan

Trước khi xây dựng mô hình hồi quy, chúng tôi tiến hành xem xét mối tương quan tuyến tính giữa tất cả các biến được đưa vào mô hình. Kết quả ma trận hệ số tương quan như sau:

Lớp: CH Ngày 4 – K22 Page 25

Bảng 8: Biến độc lập MLR - Correlations

ML MLR SIZE PROF TANG NDTS ML Pearson Correlation 1 .084 .166** -.541** .008 -.037 Sig. (2-tailed) .053 .000 .000 .846 .394 N 532 532 532 532 532 532 MLR Pearson Correlation .084 1 .191** -.267** -.069 -.021 Sig. (2-tailed) .053 .000 .000 .111 .630 N 532 532 532 532 532 532 SIZE Pearson Correlation .166** .191** 1 .009 -.132** -.090*

Sig. (2-tailed) .000 .000 .833 .002 .038 N 532 532 532 532 532 532 PROF Pearson Correlation -.541** -.267** .009 1 -.036 .033

Sig. (2-tailed) .000 .000 .833 .410 .443 N 532 532 532 532 532 532 TANG Pearson Correlation .008 -.069 -.132** -.036 1 .572**

Sig. (2-tailed) .846 .111 .002 .410 .000 N 532 532 532 532 532 532 NDTS Pearson Correlation -.037 -.021 -.090* .033 .572** 1

Sig. (2-tailed) .394 .630 .038 .443 .000

N 532 532 532 532 532 532 **. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).

*. Correlation is significant at the 0.05 level (2-tailed).

Nguồn: Tính từ chươg trình SPSS

Với giá trị p-value 0,053 thì tỉ lệ thanh khoản điều chỉnh không có sự tương quan đáng kể với đòn bẩy thị trường. Trong khi đó, nếu xét đến mối quan hệ giữa các biến độc lập với nhau thì quy mô của doanh nghiệp (SIZE) với giá trị p-value 0,00 có mối quan hệ tích cực đáng kể với đòn bẩy thị trường tại mức ý nghĩa 0,01. Đồng thời tỉ lệ lợi nhuận cuả doanh nghiệp (PROF) với giá trị p-value 0,00 cũng có mối quan hệ đáng kể với đòn bẩy thị trường tại mức ý nghĩa 0,01 và mối quan hệ này là mối quan hệ tiêu cực.

Kết quả cũng chỉ ra rằng tấm chắn thuế phi nợ (NDTS) với p-value 0,394 và tỉ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG) của doanh nghiệp với p-value 0,846 không có mối tương quan với đòn bẩy thị trường.

Theo bảng kết quả trên, tương quan giữa biến độc lập MLR với các biến kiểm soát đều nhỏ hơn 0,7. Điều này cho thấy tất cả các biến đều có thể tham gia trong một mô hình hồi quy.

Lớp: CH Ngày 4 – K22 Page 26 4.2.2.2 Kết quả hồi quy mô hình 3

Tiếp theo đó, chúng tôi tiếp tục phân tích hồi quy với biến phụ thuộc ML, biến độc lập MLR và các biến kiểm soát SIZE, PROF, TANG, NDTS. Trong quá trình phân tích hồi quy chúng tôi thực hiện đánh giá độ phù hợp của mô hình hồi quy thông qua việc xác định hệ số R2 và kiểm định F

Bảng 9: Kết quả kiểm định

R R Square Kiểm định F Sing.F Durbin-Watson .576a .332 52.198 .000a 1.882 a. Predictors: (Constant), TANG, PROF, SIZE, MLR, NDTS

b. Dependent Variable: ML

Nguồn: Tính từ chương trình SPSS

Kết quả cho thấy R2 tuy không cao, nhưng có thể chấp nhận (0,332); Giá trị Durbin –Watson nằm trong giới hạn cho phép (vừa đủ lớn); Giá trị F = 52,198 khá cao, cho thấy tập hợp các biến trông mô hình giải thích khá tốt cho sự thay đổi của biến phụ thuộc ML; Giá trị sig= 000a cho thấy mô hình hồi quy có ý nghĩa ở mức 1%.

Và sau cùng chúng tôi thực hiện chạy phương trình hồi quy. Kết quả thể hiện ở bảng sau: Bảng 10: Biến độc lập MLR - Coefficients Coefficientsa Model Unstandardized Coefficients Standardize d Coefficients t Sig. Collinearity Statistics B Std. Error Beta Tolerance VIF 3 (Constant) -.323 .191 -1.690 .092 MLR -4.878E-5 .000 -.104 -2.740 .006 .887 1.128 SIZE .036 .007 .191 5.221 .000 .946 1.057 PROF -1.519 .099 -.570 -15.308 .000 .918 1.090 NDTS -.081 .365 -.010 -.221 .825 .668 1.497 TANG .011 .041 .012 .265 .791 .659 1.516 a. Dependent Variable: ML Nguồn: Tính từ chương trình SPSS

Theo kết quả bảng trên, giá trị VIF (nhỏ hơn 10) kết hợp với DurbinWatson ở bảng 9 đều nằm trong giới hạn cho phép, điều này cho thấy không có sự tự tương quan giữa các biến. Kết quả của phương trình hồi quy có thể phản ánh được sự tác động của các nhân tố đối với cấu trúc vốn.

Lớp: CH Ngày 4 – K22 Page 27

Phương trình hồi quy tương ứng:

ML = -0,323 + 0,036.SIZE + 0,011.TANG – 1,519.PROF – 0,081.NDTS - 4,878-5.MLR

Có nghĩa rằng khi MLR tăng 1 đơn vị thì sẽ dẫn đến đòn bẩy thị trường giảm trung bình 4,878-5đơn vị. Tuy nhiên do giá trị beta của biến MLR rất nhỏ, gần bằng 0, điều này cho thấy tỉ lệ thanh khoản điều chỉnh ít có ảnh hưởng tới quyết định cấu trúc vốn.

Lớp: CH Ngày 4 – K22 Page 28

PHẦN 5 KẾT LUẬN

5.1 Kết luận

Đã có khá nhiều nghiên cứu trên thế giới về mối quan hệ giữa tỉ lệ thanh khoản cổ phiếu và cấu trúc vốn của doanh nghiệp. Một số nghiên cứu đã chỉ ra tỉ lệ thanh khoản cổ phiếu có tác động tiêu cực tới mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp, tức là khi cổ phiếu có tính thanh khoản cao thì sẽ có tác động làm giảm mức độ sử dụng nợ của doanh nghiệp. Các công ty có cổ phiếu thanh khoản cao sẽ có xu hướng tài trợ bằng vốn cổ phần thông qua việc phát hành cổ phiếu. Một số nghiên cứu hỗ trợ cho quan điểm này có thể kể đến nghiên cứu của Frieder và Martell (2006), Lesmond et al (2008), Lipson và Mortal (2009), Nai- kang (2009), Natasa Sarlija và Martina Harc (2012).

Cũng có một số nghiên cứu đưa ra những bằng chứng thực nghiệm ngược lại với quan điểm nêu trên. Nghiên cứu Salavatian và Resaian (2007), Fayez Salim Haddad (2012) cho thấy tính thanh khoản của cổ phiếu không có tác động tới quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Sử dụng ba chỉ số khác nhau của tỉ lệ thanh khoản cổ phiếu là tỉ lệ kém thanh khoản Amihud (2002) (ILLIQUIDITY); doanh số giao dịch điều chỉnh (MT), và tỉ lệ thanh khoản điều chỉnh (MLR), nghiên cứu của Bahman Khalaj, Salman Farsian and Seyed Mohammadreza Karbalaee (2013) cho thấy, có mối tương quan chặt chẽ giữa giữa tỉ lệ kém thanh khoản Amihud 2002 và tỉ lệ thanh khoản điều chỉnh (Modified liquidity ratio) với đòn bẩy, nhưng không tìm thấy mối liên hệ nào giữa doanh số giao dịch điều chỉnh với đòn bẩy.

Dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm trên thế giới về mối quan hệ giữa tỉ lệ thanh khoản của cổ phiếu và quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp, chúng tôi đã tiến hành khảo sát mối quan hệ giữa tỉ lệ thanh khoản cổ phiếu với đòn bẩy thị trường của các doanh nghiệp Việt Nam niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP.HCM. Thực hiện nghiên cứu trên 133 doanh nghiệp phi tài chính niêm yết trên sở giao dịch chứng khoán TP. HCM có thời gian niêm yết lần đầu trong khoảng thời gian từ 2000 đến 2008 trong giai đoạn từ 2009 đến 2012, nghiên cứu của chúng tôi không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa giữa các biến đại diện cho tính thanh khoản và đòn bẩy thị

Lớp: CH Ngày 4 – K22 Page 29

trường của doanh nghiệp. Điều này cho thấy, tính thanh khoản của cổ phiếu không có tác động đến quyết định tài trợ của các doanh nghiệp được nghiên cứu. So với các nước thực hiện các nghiên cứu nêu trên, một nét đặc trưng ở Việt Nam đó là thị trường trái phiếu công ty chưa phát triển, việc tài trợ của các doanh nghiệp từ nguồn vốn bên ngoài chủ yếu đến từ các ngân hàng. Do đó các doanh nghiệp dựa chủ yếu vào nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản phải trả (nợ ngắn hạn). Thực tế cũng cho thấy nợ ngắn hạn chiếm ưu thế trong cơ cấu nợ của các doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu. Do vậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng giá trị tổng nợ (bao gồm nợ ngắn hạn và nợ dài hạn) khi tính toán tỉ lệ đòn bẩy thị trường. Đây cũng là một hạn chế của nghiên cứu.

Ngoài ra nghiên cứu cũng đưa vào một số biến kiểm soát quy mô của doanh nghiệp (SIZE), tỉ lệ lợi nhuận (PROF), tỉ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG), và tấm chắn thuế phi nợ (NDTS) để xem xét mối quan hệ của tính thanh khoản cổ phiếu và các biến kiểm soát với quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp.

Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy quy mô doanh nghiệp (SIZE) có mối tương quan thuận với đòn bẩy thị trường, nghĩa là các doanh nghiệp có quy mô lớn có mức độ sử dụng đòn bẩy cao hơn. Kết quả này cũng phù hợp với các lý thuyết và nghiên cứu trước đây, các doanh nghiệp lớn, có khả năng tiếp cận thị trường vốn tốt hơn nên khả năng vay nợ dễ dàng hơn, các doanh nghiệp này cũng dễ tiếp cận với nguồn tài trợ nợ với chi phí thấp hơn các doanh nghiệp quy mô nhỏ. Do vậy, các doanh nghiệp lớn có xu hướng sử dụng đòn bẩy cao hơn. Kết quả này cũng phù hợp với các nghiên cứu thực nghiệm của Fama và Jensen (1983); Warner (1977), Mash(1982), Huang và Song (2002), Frank và Goyal (2002), Panno, Ojah và Manrique (2003); và Chen (2004); Psillaki và Daskalakis (2009), Bahman Khalaj, Salman Farsian and Seyed Mohammadreza Karbalaee (2013).

Tỉ lệ lợi nhuận (PROF) có mối quan hệ chặt chẽ và tiêu cực với đòn bẩy thị trường. Điều này phù hợp với lý thuyết trật tự phân hạng về cấu trúc vốn và các nghiên cứu thực nghiệm của Kester (1986) tại Mỹ và Nhật, Chang (1987), Titmam và Wessels (1988); Wiwattannakantang (1999), Huang S. và Song F. (2002), Chen (2002) Bahman Khalaj, Salman Farsian and Seyed Mohammadreza Karbalaee (2013).

Các biến tỉ lệ tài sản cố định hữu hình (TANG) và tấm chắn thuế phi nợ (NDTS) không có mối liên hệ ảnh hưởng tới cấu trúc vốn.

Lớp: CH Ngày 4 – K22 Page 30

5.2 Hạn chế của mô hình

Do những hạn chế về thời gian và nguồn lực, bài nghiên cứu còn nhiều hạn chế, trước hết là về quy mô mẫu và khoảng thời gian nghiên cứu ngắn. Việc khảo sát trên mẫu nhỏ dẫn đến khả năng tổng quát hóa chưa cao và việc kiểm định mô hình chưa phản ánh đầy đủ tác động của các nhân tố nghiên cứu đến cấu trúc vốn của công ty. Ngoài ra do thực tế các doanh nghiệp thường ít sử dụng hoặc sử dụng một tỉ lệ nhỏ nợ dài hạn trong cấu trúc vốn, nên bài nghiên cứu sử dụng giá trị tổng nợ để tính toán tỉ lệ đòn bẩy thị trường. Tỉ lệ giải thích của các biến trong mô hình hồi quy chưa cao. Phần thiếu của mô hình cho thấy còn nhiều yếu tố giải thích cho quyết định cấu trúc vốn của doanh nghiệp còn phụ thuộc vào rất nhiều các yếu tố bên ngoài doanh nghiệp như: lãi suất, lạm phát, chính sách của chính phủ, thể chế pháp luật….

Như vậy các nghiên cứu tiếp theo về mối quan hệ giữa tính thanh khoản cổ phiếu và cấu trúc vốn của công ty có thể được nghiên cứu tốt hơn khi khắc phục các hạn chế trên đây của bài nghiên cứu này.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

Danh mục tài liệu bằng Tiếng Việt

1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Giáo trình “Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS (Quyển 1)”. Nhà xuất bản Hồng Đức. 2007

2. 1. Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc. Giáo trình “Phân tích dữ liệu

nghiên cứu với SPSS (Quyển 2)”. Nhà xuất bản Hồng Đức. 2007

3. Trần Ngọc Thơ. Giáo trình tài chính doanh nghiệp hiện đại. Nhà xuất bản

thống kê. 2007

Danh mục tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh

1. Yakov Amihud. Illiquidity and Stock Returns: Illiquidity and Stock Return

: cross - section and time series effects. Journal of Financial Markets, 2002

2. David A.Lesmond et al, 2008. Capital structure and Equity Liquidity. 2008 3. Lipson, M., Mortal, S., . Liquidity and capital structure. Journal of

Financial Markets,2009

4. Gu Nai-Kang. Stock Liquidity and the Determination of Capital Structure of

Enterprises: Evidence from China's Listed Companies. Journal of Finace and

Economic, 2009

5. Arabzadeh, Maghaminejad. The Capital Structure and Liquidity on the

Tehran Stock Exchange. American Journal of Scientific Research, 2011

Prasit Udomsiriku, Seksak Jumreornvong, Pornsit Jiraporn. Liquidity and capital

structure: The case of Thailand. Journal of Multinational Financial Management, 2011

6. Natasa Sarlija và Martina Harc. The Impact of liquidity on the capital

structure: a case study of Croatian firms. Business Systems Research, 2012.

7. Fayez Salim Haddad. Stock Liquidity and Capital Structure: An Empirical

Study on Amman Stock Exchange. European Journal of Economics, Finance and

Administrative Sciences, 2012.

8. Farzin Rezaei, Fatemeh Latifi. To Examine the Relation between Liquidity

under Two Pattern, MT, MLR and Firms Capital Structure Decisions. Journal of Basic

9. Prasit Udomsirikula, Seksak Jumreornvong, Pornsit Jiraporn. Liquidity and

capital structure: The case of Thailand. Journal of Multinational Financial

Management ,2011.

10. Nai – Kang, Stock Liquidity and the Determination of Capital Structure of

Enterprises:Evidence from China's Listed Companies, 2009.

11. Laura Frieder, Rodolfo Martell. On Capital Structure and the Liquidity of

a Firm's Stock, 2006.

12. Marc L. Lipson, Sandra Mortal. Liquidity and Capital Structure. Journal of

financial Markets, 2009.

13. Meysam Arabzadeh. . A study on effects of cost-of-equity models on cost-

of-capital and capital structure, 2012.

14. Bahman Khalaj, Salman Farsian, Seyed Mohammadreza Karbalaee.

Liquidity and Capital Structure: Case of Malaysian Top 100 Public Listed Companies,

PHỤ LỤC

Phụ lục 1: Danh sách 133 công ty niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán TP. HCM trong mẫu nghiên cứu

STT

Mã Chứng

Khoán Tên công ty Ngày niêm yết lần đầu

1 ABT CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản Bến Tre 12/6/2006

2 ACL Công ty Cổ phần Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Cửu Long An Giang 23/08/2007

3 AGF CTCP Xuất nhập khẩu Thủy sản An Giang 26/04/2002

4 ALP CTCP Đầu tư Alphanam 7/12/2007

5 ANV Công ty Cổ phần Nam Việt 28/11/2007

6 ASP CTCP Tập đoàn Dầu khí An Pha 1/2/2008

7 BBC Công ty Cổ phần Bibica 17/12/2001

8 BCI CTCP Đầu tư Xây dựng Bình Chánh 25/12/2008

9 BHS CTCP Đường Biên Hòa 21/11/2006

10 BMC Công ty Cổ phần Khoáng sản Bình Định 12/12/2006

11 BMI Tổng CTCP Bảo Minh 11/4/2008

12 BMP Công ty Cổ phần Nhựa Bình Minh 12/6/2006

13 BT6 Công ty Cổ phần Beton 6 12/4/2002

14 CII CTCP Đầu tư Hạ tầng Kỹ thuật TP.HCM 24/02/2006

15 CLC Công ty Cổ phần Cát Lợi 18/10/2006

16 CNT CTCP Xây dựng và Kinh doanh Vật tư 9/7/2008

17 COM Công ty Cổ phần Vật tư - Xăng Dầu 12/5/2006

18 CYC CTCP Gạch men Chang Yih 21/06/2006

19 DCL Công ty Cổ phần Dược phẩm Cửu Long 3/9/2008

20 DCT CTCP Tấm lợp Vật liệu Xây dựng Đồng Nai 21/09/2006

21 DHA CTCP Hóa An 12/4/2004

22 DHG CTCP Dược Hậu Giang 1/12/2006

23 DIC Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại DIC 22/11/2006

24 DMC CTCP Xuất nhập khẩu y tế DOMESCO 12/4/2006

25 DPM Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí - CTCP 29/10/2007

26 DPR CTCP Cao su Đồng Phú 22/11/2007

27 DQC Công ty Cổ phần Bóng đèn Điện Quang 14/02/2008

28 DRC Công ty Cổ phần Cao su Đà Nẵng 28/11/2006

29 DTT Công ty Cổ phần Kỹ nghệ Đô Thành 6/12/2006

30 DXV CTCP Vicem Vật liệu Xây dựng Đà Nẵng 24/01/2008

31 FMC Công ty Cổ phần Thực phẩm Sao Ta 20/10/2006

32 FPT Công ty Cổ phần FPT 21/11/2006

33 GIL CTCP Sản xuất Kinh doanh Xuất nhập khẩu Bình Thạnh 28/12/2001

34 GMC CTCP Sản xuất Thương mại May Sài Gòn 6/12/2006

35 GMD CTCP Đại lý Liên hiệp Vận chuyển 8/3/2002

36 GTA Công ty cổ phần Chế biến gỗ Thuận An 4/7/2007

38 HAP Công ty Cổ phần Tập đoàn Hapaco 2/8/2000

39 HAS CTCP HACISCO. 18/12/2002

40 HAX Công ty Cổ phần Dịch vụ Ô tô Hàng Xanh 13/12/2006

41 HBC CTCP Xây dựng và Kinh doanh Địa ốc Hòa Bình 22/11/2006

42 HDC Công ty cổ phần Phát triển nhà Bà Rịa – Vũng Tàu 25/09/2007

43 HLA Công ty Cổ phần Hữu Liên Á Châu 23/10/2008

44 HMC Công ty Cổ phần Kim khí Thành phố Hồ Chí Minh 28/11/2006

45 HPG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hòa Phát 31/10/2007

46 HRC Công ty Cổ phần Cao su Hòa Bình 22/11/2006

47 HSG Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen 5/11/2008

Một phần của tài liệu TIỂU LUẬN TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP TÍNH THANH KHOẢN CỦA CỔ PHIẾU VÀ CẤU TRÚC VỐN CỦA CÁC DOANH NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN SỞ GIAO DỊCH CHỨNG KHOÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Trang 30 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)