Hiệp định thương mại Việt – Mỹ và quy chế giám sát đối với hàng dệt may Việt Nam

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 28 - 31)

may Việt Nam

Hiê ̣p đi ̣nh hàng dê ̣t may Việt Nam – Hoa Kỳ

Thời hạn của Hiê ̣p đi ̣nh: Hiệp định sẽ có hiệu lực từ ngày 01/05/2003 đến ngày 31/12/2004. Nếu các bên không chấm dứt Hiệp định hoặc đàm phán lại Hiệp định trước ngày 01/12/2004 hoặc trước ngày 01/12 của các năm sau đó cho đến khi

Việt Nam gia nhập WTO, thì Hiệp định này sẽ tự động có hiệu lực thêm một năm nữa.

Hạn ngạch: Trong năm 2003, hạn ngạch của Việt Nam sẽ được xác định theo các mức cơ sở dưới đây. Các mức hạn ngạch này sẽ được tăng thêm 7% mỗi năm (2% đối với các sản phẩm từ len).

Điều chỉnh linh hoạt: Các hạn ngạch cụ thể có thể được điều chỉnh (tăng lên) không quá 6% một năm (bằng cách điều chỉnh các hạn ngạch khác (giảm xuống) để tổng hạn ngạch không thay đổi). Các hạn ngạch cụ thể cũng có thể được điều chỉnh hàng năm bằng cách mượn trước (vay một phần hạn ngạch của năm tiếp theo) hoặc chuyển tiếp (sử dụng những phần hạn ngạch chưa dùng của năm trước), mặc dù vậy không có hạn ngạch nào được phép điều chỉnh quá 11% một năm bằng cách sử dụng những điều chỉnh linh hoạt nêu trên. Phần mượn trước sẽ chiếm không quá 8% đối với các Cat. 338/339 và 347/348, và chiếm không quá 6% cho tất cả các sản phẩm khá.

Thỏa thuận visa:Việt Nam sẽ cấp visa cho tất cả các loại hàng hoá xuất khẩu chịu hạn ngạch.

Đảm bảo thực thi: Mỗi bên đồng ý cung cấp những thông tin mà bên kia cho là cần thiết để thực thi Hiệp định và cung cấp những số liệu xuất nhập khẩu hàng tháng có liên quan. Các bên thoả thuận áp dụng những biện pháp cần thiết để điều tra và trừng phạt hành vi gian lận, và hợp tác toàn diện với nhau để xử lý vấn đề gian lận. Các bên thoả thuận tạo điều kiện cho các chuyến đi thăm nhà máy để xác minh những tuyên bố về sản xuất, và Việt Nam đồng ý ngừng cấp visa cho những công ty ngăn cản việc tiếp cận của các cơ quan Hải quan. Nếu Việt Nam phát hiện ra hành vi gian lận, Việt Nam sẽ điều tra và thông báo kết quả cho Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ. Sau khi tiến hành tham vấn, nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về hành vi gian lận hoặc chứng minh được khả năng lớn là gian lận đã xảy ra, thì Hoa Kỳ có thể khấu trừ vào phần hạn ngạch tương ứng của Việt Nam một lượng không vượt quá số lượng hàng hoá gian lận. Nếu Hoa Kỳ có bằng chứng rõ ràng về nhiều vụ gian lận

xảy ra trong vòng 12 tháng, thì Hoa Kỳ có thể “phạt gấp ba lần” vào hạn ngạch dệt may tương ứng của Việt Nam.

Cơ chế tham vấn: Nếu Hoa Kỳ cho rằng nhập khẩu các loại hàng dệt may có xuất

xứ Việt Nam không thuộc diện bị áp dụng các hạn ngạch, cụ thể theo Hiệp định này gây rối loạn thị trường dệt may Hoa Kỳ và đe doạ cản trở trật tự phát triển thương mại giữa các bên, thì Chính phủ Hợp chủng quốc Hoa Kỳ có thể yêu cầu tham vấn với Chính phủ Việt Nam nhằm giảm nhẹ hoặc tránh những sự rối loạn thị trường như vậy.

Tiếp cận thị trường: Việt Nam sẽ giữ thuế quan của mình đối với hàng dệt

may ở mức 7% đối với sợi, 12% đối với vải và 20% đối với quần áo. Phù hợp với Hiệp định Thương mại Song phương Việt Nam - Hoa Kỳ, Việt Nam cũng sẽ trao cho Hoa Kỳ quy chế đối xử Tối huệ quốc và đồng ý kiềm chế không áp dụng các rào cản phi thuế quan.

Điều khoản lao động: Việt Nam tái khẳng định cam kết của mình trong khuôn khổ Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) và đồng ý thúc đẩy hợp tác với ILO. Việt Nam đồng ý hỗ trợ việc thực thi các bộ quy tắc về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Bộ Lao động Hoa Kỳ và Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội của Việt Nam cam kết thực hiện Bản ghi nhớ (MOU) tháng 11/2000 và sẽ gặp mặt để kiểm điểm tiến trình hướng tới mục tiêu cải thiện các điều kiện làm việc trong ngành dệt may ở Việt Nam.

Tính chính xác của hạn ngạch: Các bên ghi nhận rằng các mức hạn ngạch được dựa trên số liệu về nhập khẩu. Hoa Kỳ có thể điều chỉnh các mức hạn ngạch cụ thể để phản ánh chính xác tình hình thương mại.

Đánh giá tác đô ̣ng của Hiê ̣p đi ̣nh Thương mại Việt Nam – Hoa Kỳ tới hoa ̣t đô ̣ng thương ma ̣i Việt Nam nói chung và tới hoạt động xuất khẩu hàng dê ̣t may nói riêng, có thể nhận xét như sau:

Sau khi ký Hiê ̣p đi ̣nh Thương mại Viê ̣t – Mỹ (2001), quan hê ̣ thương mại giữa hai nước đã có những bước phát triển vượt bâ ̣c. Ngay từ khi Hiê ̣p đi ̣nh Thương ma ̣i có hiê ̣u lực vào ngày 10/12/2001, Hoa Kỳ đã ngay lâ ̣p tức mở rô ̣ng Quy chế quan hê ̣ thương

mại bình thường (NTR), Quy chế Tối huê ̣ quốc (MFN) cho Việt Nam, cắt giảm mức thuế quan trung bình của mình đối với mă ̣t hàng nhập khẩu Việt Nam từ 40% xuống còn 4%, mở cửa thị trường rô ̣ng nhất và dễ tiếp câ ̣n nhất thế giới cho nhà xuất khẩu Việt Nam. Về phía Việt Nam cũng đã cam kết cải cách, hoàn thiê ̣n các hê ̣ thống về kinh tế, chính tri ̣, pháp luâ ̣t, các thủ tu ̣c hành chính sao cho phù hợp với các thông lê ̣ quốc tế, mở cửa thị trường đă ̣c biê ̣t là mô ̣t số ngành và lĩnh vực di ̣ch vu ̣ quan tro ̣ng.

Hiê ̣p đi ̣nh Thương mại mang la ̣i cho hàng xuất khẩu Việt Nam sự tăng trưởng đô ̣t biến sang thị trường Hoa Kỳ, chỉ trong năm 2002 hàng xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường Hoa Kỳ tăng 128%, và thêm 90% năm 2003. Chỉ trong vòng 2 năm, Hoa Kỳ đang từ mô ̣t thị trường nhỏ của các mă ̣t hàng xuất khẩu của Việt Nam đã vươn lên trở thành thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam.

Bảng 1.4: Thực trạng xuất khẩu của Việt Nam ra thị trường thế giới (triê ̣u USD )

2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007Giá tri ̣ xuất khẩu của Việt Nam (triê ̣u USD)

Một phần của tài liệu Một số quy định về rào cản kỹ thuật của Hoa Kỳ đối với hàng dệt may nhập khẩu và giải pháp vượt rào của Việt Nam (Trang 28 - 31)