III. NHỮNG NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG TỚI CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀN ƯỚC
3. Nguyên nhân.
Đánh giá thực trạng quản lý Nhà nước về thị trường BĐS của Việt Nam hiện nay chúng ta nhận ra được những yếu tố làm xuất hiện tồn tại và phát triển thị trương BĐS không chính thức ở nước ta là:
• Luật đất đai năm 1993 tuy đảm bảo cơ sở cho việc hình thành thị
trường BĐS thông qua việc xác lập quyền mua và bán quyền sử dụng đất, nhưng việc chuyển dịch quyền về đất từ người bán sang người mua thì lại chưa được thực hiện qua kê khai đăng ký, nhất là đăng ký BĐS. Bộ luật dân sự 1996 tuy đã chú trọng nhiều hơn đến việc kê khai đăng ký các quyền chuyển dịch, nhưng trong thực tếđến nay vẫn chưa có một hệ thống đăng ký hỗ trợ cho bộ luật dân sự này có thểđi vào cuộc sống.
•Việc trốn nộp thuế và lệ phí đã trở thành thói quen, không được xử lý nghiêm khắc trong quá trình thực hiện việc chuyển quyền sử dụng đất.
• Đang có sự chồng chéo trong việc cấp GCNQSDĐ và quyến sở hữu nhà giữa tổng cục địa chính và bộ xây dựng theo nghị định 60/CP.
• Các quyền của người mua và người bán quy định chưa rõ ràng.
• Vai trò điều tiết thị trường của Nhà nước chưa được xác định trong việc quản lý giá mua, giá bán; tổ chức cho người mua và người bán gặp gỡ
nhau; tổ chức việc cung cấp các thông tin về BĐS; việc đăng ký thống kê và việc thực thi các trình tự, thủ tục chính thức cho việc giao dịch dân sự về
BĐS.
• Tiến độ cấp GCNQSDĐ và sở hữu nhà ở khu vực đô thị quá chậm.
• Thiếu sự kiểm soát thường xuyên và cớ hệ thống về quản lý và sử
dụng đất.
• Quyền của các tổ chức, cá nhân không rõ. Các tổ chức, cá nhân muốn thực hiện chuyển quyền sử dụng đất hiện nay thường không có các quyền hợp pháp.
•Nhà nước chưa thực hiện các bước để chính thức hoá thị trường BĐS trong khi nhu cầu giao dịch dân sự về mua bán BĐS lại là một nhu cầu tất yếu có tính quy luật khách quan ngày một gia tăng.
• Có sự khác nhau giữa việc chuyển dịch về nhà và chuyển quyền sử
dụng đất mà nguyên nhân chính của nó vẫn là đất thì thuộc sở hữu toàn dân, trong khi nhà lại thuộc sở hữu tư nhân.
• Thiếu chương trình truyền thông cho khách hàng.
4. Hậu quả.
Từ những khiếm khuyết của việc quản lý Nhà nước đối với thị trường BĐS đã gây nên một số hậu quả rõ nét sau:
+ Gây thất thu cho Ngân sách Nhà nước
+ Nạn đầu cơ ngày càng tăng
+ Giao dịch BĐS phức tạp, khó kiểm soát + Có nhiều tranh chấp, khiếu kiện.
PHẦN III
QUAN ĐIỂM,PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TĂNG CƯỜNG VAI TRÒ QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI
THỊ TRƯỜNG BĐS.
Nhận thức rõ những khiếm khuyết của quản lý nhà nước đối với thị
trường BĐS và sau khi đã tìm hiểu rõnguyên nhân,hậu quảcủa nó nhà nước
đã đề ra những quan điểm,phương hướng và giải pháp nhằm tăng cường vai trò quản lý của nhà nước đối với sự hình thành và phát triển thị trường BĐS như sau: