Bài thực hành số

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm Leture Maker (Trang 25 - 42)

a. Mô tả

Trong bài thực hành này, bạn sẽ:

- Thực hiện trên bài giảng có mẫu trình bày thống nhất. - Đưa video minh họa vào bài giảng.

- Đồng bộ video với nội dung bài giảng.

b. Ý nghĩa

Trên bài giảng với mẫu trình bày nội dung thống nhất, bạn sẽ đưa video minh họa vào bài giảng và tiến hành đồng bộ nội dung bài giảng với nội dung video đang diễn ra. Khi đó video chạy tới đâu thì nội dung bài giảng cũng sẽ tựđộng diễn ra tới đó.

c. Thực hiện

hình: Thiết lập Frame

Đóng cửa sổ MasterFrame để quay về màn hình soạn thảo bằng cách kích lên khung hình MasterFrame hoặc vào menu View, chọn nút Close Master Frame.

Bước 2: Đưa video minh họa vào bài giảng

Để thực hiện bài thực hành này được nhanh, bạn hãy lấy nội dung từ một file Power Point đã có vào làm nội dung cho bài giảng (hãy xem lại bài thực hành số 2, mục Đưa nội dung vào từ một file Power Point).

Giả sử bài giảng của chúng ta lúc này đã có nội dung được lấy từ tệp PowerPoint sẵn có, bây giờ chúng ta sẽ đưa vào tệp video minh họa cho nội dung bài học và mong muốn khi video minh họa chạy tới đâu thì nội dung bài học cũng tự động thể hiện tới

Trên khung hình Frame Screen, chọn Frame thứ 2, tại ô dự kiến thể hiện video, ta kích đúp vào khung hình đó, cửa sổ Open mở ra cho ta chọn file video cần đưa vào:

hình: Chèn file video vào

Bạn có thể xem thể hiện bài giảng của mình với Video bằng cách vào menu View và chọn Run All Frame.

Chú ý: Nếu bạn muốn chèn video vào các vị trí khác, từ menu Insert, kích chọn nút Video và chọn file cần đưa vào, sau đó di chuyển đối tượng Video đó tới vị

hình: Thuộc tính video

Cửa sổ Object property mở ra, kích chọn Sync with Frame và kích chọn nút Sync Setup như hình dưới:

hình: Thuộc tính video

5. Bài thực hành số 5

a. Mô tả

Trong bài giảng mẫu này có:

- Tự tạo mẫu trình bày nội dung (template) thống nhất cho toàn bộ các trang. - Có hiệu ứng chuyển trang.

- Đưa câu hỏi kiểm tra vào bài giảng.

b. Ý nghĩa

Bài thực hành này giúp bạn biết cách tạo ra các mẫu trình bày theo ý mình mà không cần dùng đễn mẫu trình bày đã cung cấp sẵn trong phần mềm Lecture Maker. Bạn cũng sẽ biết cách đưa hiệu ứng chuyển trang vào làm nội dung bài sinh động hơn. Bài giảng sẽ có tính tương tác tốt hơn khi trong bài giảng có thêm các câu hỏi kiểm tra, tương tác.

c. Thực hiện

Bước 1: Thiết kế hình nền cho Master Frame:

Khởi động chương trình LectureMAKER. Từ màn hình chính của chương trình, chọn menu View, chọn View Master Frame như trên hình:

hình:View Master Frame

Ở đây, ta sẽ đặt frame đầu là frame giới thiệu nội dung, frame thứ hai sẽ mang các thành phần mà sẽ xuất hiện trên các trang như là: khung hình thể hiện nội dung, khung hình chứa menu định hướng, khung hình thể hiện video,… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trên trang thiết kế MasterFrame, chọn menu Design, chọn Title Master. Ta đưa hình nền vào frame đầu tiên từ ô Design và chọn cách thể hiện giới thiệu từ ô Layout như

hình: Title Master

Với frame Body Master, nháy chuột phải vào frame này, chọn Properties, tại mục Background, chọn Open và chọn một ảnh bên ngoài làm ảnh nền cho frame này như

hình: Body Master

Bước 2: Thiết kế mẫu trình bày cho Master Frame:

Tiếp tục đặt các khung hình thể hiện nội dung trên frame Body Master này. Tại ô Layout, ta chọn một mẫu phù hợp với mục đích muốn thể hiện. Ở đây ta sẽ chọn một mẫu có khung hình cho nội dung, có khung hình cho menu, có khung hình cho video như dưới hình:

hình: Chọn mẫu trình bày

Bước 3: Thiết kế menu định hướng bài học trên Master Frame:

Menu định hướng thực tế là các nút với các liên kết (Hyperlink) tới các trang nội dung hoặc thực hiện một sự kiện nào đó khi người học kích chuột lên nút.

Ta tiếp tục thêm menu định hướng vào frame này để menu có thể xuất hiện trên tất cả

các trang. Thực chất menu chính là các nút bấm, do đó, từ menu Insert, ta chọn

Button \ General button, rồi nhấn chuột và vẽ lên những vị trí mà ta muốn xuất hiện menu như dưới hình:

hình: Tạo menu

Đểđặt nhãn cho nút, nháy chuột phải vào nút, chọn Object Property. Trên cửa sổ

hình: Tên nút

Trên cửa sổ này, ta có thể quy định hành động gì xảy ra khi kích chuột lên nút bằng cách lựa chọn hành động tương ứng ở ô When button is clicked. Ta sẽ quay lại xác

định hành động của nút sau khi đã làm xong hết các trang nội dung.

Đóng cửa sổ MasterFrame để quay về màn hình soạn thảo bằng cách kích lên khung hình MasterFrame hoặc vào menu View, chọn nút Close Master Frame.

Với các bước thao tác, chúng ta đã hoàn thành việc tạo mẫu thể hiện thống nhất cho bài giảng.

Bước 4: Đưa câu hỏi kiểm tra vào bài giảng

Để tăng khả năng tương tác giữa bài giảng và người học, ta có thể đưa thêm các câu hỏi kiểm tra vào bài giảng.

Lecture Maker cung cấp 2 dạng câu hỏi tương tác: câu hỏi đa lựa chọn và câu hỏi trả

lời ngắn:

hình: Câu hỏi

Trên bài giảng này, chúng ta sẽ đưa vào một câu hỏi dạng đa lựa chọn và một câu hỏi dạng trả lời ngắn.

Thêm một frame mới vào bài giảng. Trên frame mới này, ta đưa vào câu hỏi và các phương án trả lời bằng cách chèn hộp textbox vào như dưới hình:

hình: Câu hỏi trong các hộp textbox

Để các câu hỏi có khả năng tương tác, ta đưa các hộp textbox này vào Quiz. Từ menu Insert, trong ô Quiz, chọn Multiple Choice Quiz, kích chuột và kéo lên vùng nội dung các phương án trả lời, cửa sổ Object Properties:

hình: Quiz

Ta thấy khi kích chuột và kéo thả thì sẽ xuất hiện một vùng chứa các lựa chọn (hay trong khung hình đối tượng xuất hiện Multiple Choice Quiz). Trên cửa sổ Property của Quiz: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- No. of Example: số lượng các phương án trả lời.

- Horizontal: Sắp xếp các phương án trả lời thành mấy cột. - Vertical: Sắp xếp các phương án trả lời thành mấy hàng. - Use submit button: Dùng nút Submit khi trả lời xong.

- Show answer on the screen: Có hiện thị câu trả lời đúng sau khi người học kích nút submit không.

- Mark Type: Các dạng nút lựa chọn: nút radio, nút check,... - Correct Answer: Chọn phương án trả lời đúng.

- Process Correct/Incorrect Answer: Xử lý các tình huống câu trả lời đúng thì làm gì, sai thì làm gì.

hình: Xem trước

Tiếp tục đưa câu hỏi dạng trả câu trả lời ngắn vào bài giảng, ta chèn một hộp text box

để nhập câu hỏi. Tiếp theo, từ menu Insert, chọn Short Answer Quiz và kéo chuột vẽ

lên vùng cần đặt câu hỏi như dưới hình:

Chú ý:

- Để hiện thịđược thông báo tiếng Việt sau khi người học submit, hãy chọn Show Message Box và gõ nội dung thông báo trong ô Correct/Incorrect ở

hộp thoại Multiple Choice Quiz Property.

- Để có thể kích chọn được thì đối tượng Multiple Choice Quiz phải nằm bên dưới các hộp text box các phương án trả lời trên danh sách các đối tượng của Frame.

hình: Câu hỏi dạng trả lời ngắn

Ta thấy khi chọn Short Answer Quiz và kéo thả vào vùng soạn thảo thì sẽ xuất hiện một hộp textbox và nút submit. Hộp textbox là nơi mà người học sẽ nhập câu trả lời cho câu hỏi.

Trên cửa sổ thuộc tính của Short Answer Quiz:

- Correct Answer: Nhập câu trả lời cho câu hỏi. Sau khi người học kích chọn nút submit, bài giảng sẽ so sánh đáp án người học nhập vào tại ô textbox với đáp án

ở Correct Answer này.

- Correct Answer Decision: Các lựa chọn cho câu trả lời

o Ignore spaces and case: so sánh đáp án có bỏ qua các khoảng trống và không phân biệt chữ hoa, chữ thường.

o Ignore case: so sánh đáp án không phân biệt chữ hoa, chữ thường.

o Ignore the front and rear spaces: so sánh đáp án có bỏ qua các khoảng trống ởđầu và cuối đáp án.

o Compare as numeric: so sánh đáp án như là các số.

o Compare the string as is: so sánh đáp án như là các ký tự. - Enable multiline: Cho phép đáp án trả lời nhập trên nhiều dòng. Kết quả ta được:

hình: Quiz

Để xem thể hiện bài giảng của mình với Video, hãy vào menu View và chọn Run All Frame.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn sử dụng phần mềm Leture Maker (Trang 25 - 42)