Tổng quan về tình hình chăn nuôi lợn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phương pháp SBR (Trang 26 - 28)

4. Ý nghĩa của đề tài

1.2.Tổng quan về tình hình chăn nuôi lợn

Trong báo cáo "Hiện trạng lƣơng thực và nông nghiệp" công bố ngày 23/2/2010, FAO nhấn mạnh chăn nuôi gia súc, gia cầm đóng vai trò quan trọng đối với đời sống của hơn 1 tỷ ngƣời nghèo trên thế giới, tạo thu nhập, cung cấp thực phẩm chất lƣợng cao, nhiên liệu, sức kéo, vật liệu xây dựng và phân bón. FAO nêu rõ chăn nuôi là lĩnh vực phát triển nhanh nhất trong nông nghiệp. Vì vậy, đầu tƣ lớn hơn và xây dựng cơ sở lớn hơn là cần thiết để lĩnh vực này tiếp tục đảm nhiệm vai trò thiết yếu tăng cƣờng an ninh lƣơng thực và giảm đói nghèo.

Theo Tổ chức này, thế giới cần tăng đầu tƣ để phát triển chăn nuôi bền vững, đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh trên toàn cầu về các sản phẩm từ động vật nhƣ thịt, sữa, v.v.

Tổng Giám đốc FAO, Jacques Diouf, cho rằng phát triển chăn nuôi là nền tảng để phát triển nông nghiệp. Để đáp ứng nhu cầu đang tăng nhanh, sản lƣợng thịt hàng năm trên toàn cầu phải tăng từ mức 228 triệu tấn hiện nay lên 463 triệu tấn vào năm 2050. Nhu cầu sản phẩm thịt tăng là cơ hội để ngành chăn nuôi phát triển, góp phần phát triển kinh tế và xoá đói nghèo ở các nƣớc đang phát triển. Ngoài ra, chăn nuôi còn có thể đóng vai trò quan trọng cả trong việc thích nghi với biến đổi khí hậu và giảm tác động của biến đổi khí hậu đối với phúc lợi của con ngƣời.

Trong thời gian qua, ngành chăn nuôi của nƣớc ta phát triển với tốc độ nhanh. (Bình quân giai đoạn 2001-2006 đạt 8,9%). Riêng năm 2009, tuy tình hình kinh tế vẫn còn gặp nhiều khó khăn nhƣng so với năm 2008 thì tổng đàn gia cầm đạt 208.18 triệu con, tăng 12.83%; đàn lợn đạt 27.6 triệu con, tăng 3.47%, v.v. (Thống kê năm 2009 - Cục Chăn nuôi). Theo thống kê ngày 01/10/2010 thì đàn lợn đạt 27.37 triệu con và bằng 99% cùng kỳ năm 2009.

Trong những năm gần đây, xu hƣớng chăn nuôi nhỏ lẻ đã giảm đi đáng kể. Tỷ lệ số hộ nuôi 1 con lợn giảm đi rõ rệt từ 45% năm 1994 xuống dƣới 30% năm 2001. Tuy nhiên, tỷ lệ số hộ nuôi 2 con lợn năm 2001 vẫn chiếm 67% tổng số hộ (so với 82% năm 1994). Quy mô phát triển chăn nuôi của các hộ đã lớn hơn nhƣng vẫn còn nhỏ, tính chuyên môn hoá chƣa cao.

Trong xu thế chuyên môn hóa sản xuất, hình thức chăn nuôi tập trung ngày càng phổ biến ở Việt Nam cũng nhƣ các nƣớc trên thế giới. Hiện nay, số lƣợng trại chăn nuôi quy mô lớn ngày càng tăng. Tính đến năm 01/07/2010 cả nƣớc có: 23.558 trang trại chăn nuôi, tăng 42% so với năm 2006, tăng 13% so với cùng thời điểm năm 2009.

Trong số các nƣớc thuộc khối Asean, Việt Nam là nƣớc chịu áp lực về đất đai lớn nhất. Tốc độ tăng dân số và quá trình đô thị hóa đã làm giảm diện tích đất nông nghiệp. Để đảm bảo an toàn về lƣơng thực và thực phẩm, biện

pháp duy nhất là thâm canh chăn nuôi trong đó chăn nuôi lợn là một thành phần quan trọng trong định hƣớng phát triển.

Theo quyết định số 10/2008/QĐ-TTg ngày 16/1/2008 của Thủ tƣớng chính phủ về việc phê duyệt chiến lƣợc phát triển chăn nuôi đến năm 2020 thì:

+ Đến năm 2020 ngành chăn nuôi cơ bản chuyển sang sản xuất phƣơng thức trang trại, công nghiệp, đáp ứng phần lớn nhu cầu thực phẩm đảm bảo chất lƣợng cho tiêu dùng và xuất khẩu;

+ Tỷ trọng chăn nuôi trong nông nghiệp đến năm 2020 đạt trên 42%, trong đó năm 2010 đạt khoảng 32% và năm 2015 đạt 38%;

+ Đảm bảo an toàn dịch bệnh và vệ sinh an toàn thực phẩm, khống chế có hiệu quả các bệnh nguy hiểm trong chăn nuôi;

+ Các cơ sở chăn nuôi, nhất là chăn nuôi theo phƣơng thức trang trại, công nghiệp và cơ sở giết mổ, chế biến gia súc, gia cầm phải có hệ thống xử lý chất thải, bảo vệ và giảm ô nhiễm môi trƣờng.

+ Mức tăng trƣởng bình quân: giai đoạn 2008-2010 đạt khoảng 8-9% năm; giai đoạn 2010-2015 đạt khoảng 6-7% năm và giai đoạn 2015-2020 đạt khoảng 5-6% năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu xử lý nước thải chăn nuôi lợn sau quá trình xử lý yếm khí bằng phương pháp SBR (Trang 26 - 28)