Giá trị thặng dư siêu ngạc h:

Một phần của tài liệu 88 câu tự luận kinh tế chính trị có đáp án (Trang 79 - 89)

Cạnh tranh giữa các nhà tư bản buộc họ phải áp dụng phương pháp sản xuất tốt nhất để tăng năng xuất lao động trong xí nghiệp của mình nhằm giảm giá trị các biệt của hàng hoá xuống thấp hơn giá trị xã hội của hàng hoá, nhờ đó thu được giá trị thặng dư siêu ngạch

KN: Giá trị thặng dư siêu ngạch là phần giá trị thặng dư thu được do áp dụng công nghệ mới làm cho giá trị cá biệt của hàng hoá thấp hơn giá trị thị trường của nó

+) Xét từng trường hợp, thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tạm thời, xuất hiện và mất đi

+) Xét toàn bộ xã hội tư bản thì giá trị thặng dư siêu ngạch là hiện tượng tồn tại thường xuyên

+) Theo đuổi giá trị thặng dư siêu ngạch là khát vọng của nhà tư bản và là động lực mạnh mẽ nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, hợp lí hoá sản xuất, tăng năng xuất lao động, làm cho năng xuất lao động xã hội tăng nhanh chóng

+) Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư tương đối: Vì giá trị thặng dư siêu ngạch và giá trị thặng dư tương đối đều dựa trên cơ sở tăng năng xuất lao động

Giá trị thặng dư siêu ngạch là động lực trực tiếp, mạnh nhất thúc đẩy các nhà tư bản cải tiến kĩ thuật, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, hoàn thiện tổ chức lao động và tổ chức sản xuất để tăng năng suất lao động, giảm giá trị hàng hoá

Câu 78 :Hai điều kiện và hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động ?

*Sức lao động và điều kiện sức lao động trở thành hành hóa :

+Khái niệm sức lao động là: toàn bộ trí lực và thể lực tồn tại bên trong 1 con ,người và được người đó sử dụng vào sản xuất

+) Sức lao động chỉ trở thành hàng hóa khi có hai điều kiện sau:

-Người lao động được tự do về thân thể và phải được tự do bán sức lao động của mình trong một thời gian nhất đinh

-Người lao dộng không có tư liệu sản xuất để tự mình sản xuất và không có của gì khác có giá trị .

*Hai thuộc tính của hàng hóa sức lao động :Được đo gián tiếp bằng toàn bộ giá trị tư liệu sinh hoạt dùng để tái sản xuất sức lao động đã hao phí .Đây là 1 phạm trù mang yếu tố lịch sử VHXH ,nó phụ thuộc vào điều kiện phát triển của kinh tế xã hội ở mỗi nướ trong từng thời kỳ .

+Giá trị sử dụng của hàng hóa sứ lao động :thể hiện trong quá trình sử dụng sức lao động ,tức là quá trình lao động để sản xuất ra một đơn vị hàng hóa ,một dịch vụ nào đó .

Trong quá trình lao động sức lao động tạ ra một giá trị mới lớn hơn giá tị ban đầu của bản thân nó ,phần giá trị dôi ra so với giá trị sức lao động là giá trị thặng dư .

Sức lao động trở thành hàng hóa là điều kiện tiền chuyển hóa thành tư bản ,là chìa khóa để giải quyết mâu thuẫn trong công thức chung của tư bản.

Câu 79 : Tại sao nói sản xuất giá trị thặng dư là qui luật kinh tế tuyệt đối cuả CNTB

-Quy luật kinh tế cơ bản là quy luật phản ánh mục đích và bản chất cuả một phương thức sản xuất.Mỗi phương thức sản xuất có một quy luật ,kinh tế cơ bản.

-Bị tước đoạt hết tư liệu sản xuất công nhân phải bán sức lao động cho nhà tư bản.Lao động không công cuả người công nhân làm thuê laf nguồn gốc của giá trị thặng dư,nguồn gốc làm giàu của tư bản.

-Sản xuất giá trị thặng dư là mục đích duy nhất của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa .Vì mục đích đó các nhà TB sản xuẩt bất kì loại hàng hoá nào ,kể cả vũ khí giết người hàng loạt ,miễn là thu được nhiều giá trị thặng dư,phương tiện để đạt được mục đích đó là tăng cường bóc lột người công nhân làm thuê.(Bằng cách phát triển khoa học kĩ thuật ,kéo thời gian ngày lao động ,tăng năng suất lao động)

-Sản xuất giá trị thặng dư là quy luật kinh tế cơ bản của CNTB .Nội dung của quy luật là tạo ra ngày càng nhiều giá trị thặng dư cho nhà tư bản bằng cách tăng cường các biện pháp kĩ thuật và quản lí để bóc lột ngày càng nhiều lao động làm thuê.

-Quy luật giá trị thặng dư có tác dụng mạnh mẽ trong nhiều mặt của đời sống xã hội.Một mặt nó thúc đẩy xã hội và phân công lao động xã hội phát triển,làm cho LLSX trong xã hội TBCN phát triển với tốc độ nhanh và nâng cao năng suất lao động.Mặt khác nó làm cho các mâu thuẫn vốn có của CNTB ngày càng trở nên gay gắt.

Câu 80 : Địa tô là gì ?Bản chất của địa tô và các hình thức của địa tô?Vì sao địa tô nằm ngoài lợi nhuận bình quân còn Z chỉ là một phần của lợi nhuận bình quân?

-Khái niệm :Địa tô TBCN là phần giá trị thặng dư còn lại sau khi đã khấu trừ đi phần lợi nhuận bình quân

Mà các nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ.

-Bản chất của TBCN chính là hình thức chuyển hóa của m siêu nghạch hay lợi nhuận siêu nghạch.

-So sánh địa tô tư bản chủ nghĩa với địa tô phong kiến: +Về chất :Địa tô phong kiến có 2 giai cấp(địa chủ và nông dân).

Địa tô TBCN có 3 giai cấp(địa chủ ,nhà TB kinh doanh nông nghiệp và công nhân làm thuê).

-Về lượng:Địa tô TBCN<Điạ tô phong kiến.

+Các hình thức của địa tô :Địa tô chênh lệch(địa tô chênh lệch 1 và 2) Địa tô tuyệt đối

*Địa tô chênh lệch :

-Giá cả sản xuất chung của các loại nông sản do giá cả sản xuất cá biệt của sản phảm được sản xuất trên mảnh ruộng đất xấu tốt quy định .

-Do đó địa tô chênh lệch :Là địa tô thu được trên mảnh ruộng đất màu mỡ và có vị trí thuận lợi.

-Địa tô chênh lệch (Rcl) có hai loại :

+Điạ tô chênh lệch 1 (Rcl1):Là địa tô thu được trên mảnh ruộng đất có độ màu mỡ tự nhiên thuộc loại trung bình và tốt có vị trí thuận lợi .

+Địa tô chênh lệch 2 (Rcl2):là địa tô thu được do thâm canh mà có .

+Địa tô tuyệt đối :Là địa tô mà nhà tư bản kinh doanh ruộng đất phải nộp cho địa chủ không kể tốt xấu ,xa ,gần.

Địa tô nằm ngoài lợi nhuận bình quân là: Nhà tư bản kinh doanh nông nghiệp phải nộp cho địa chủ dù ruộng đất đó tốt hay xấu, ở xa hay gần.. Là lợi nhuận siêu ngạch dôi ra ngoài lợi nhuận bình quân, hình thành nên chênh lệch giữa giá trị nông sản với giá cả sản xuất chung của nông phẩm

Trong số lợi nhuận bình quân mà nhà tư bản thu được trong kinh doanh nông nghiệp thì nhà tư bản phải trả tiền thuê đất cho địa chủ vì vậy nhà tư bản chỉ được hưởng phần dôi ra, đó chính là lợi tức, lợi tức này nằm trong số lợi nhuận bình quân.

Câu 81 :Phân tích các đặc điểm cơ bản của CNTB độc quyền.Đặc điểm thứ ba có ý nghĩa như thế nào đối với nước ta hiện nay?

A.Tập trung sản xuất và các tổ chức độc quyền .

+Sự tập trung sản xuất dẫn đến sự ra đời của các tổ chức độc quyền đây là đặc điểm kinh tế cơ bản của CNTB độc quyền

-Mục đích :Thu về lợi nhuận độc quyền cao.

-Tổ chức độc quyền là tổ chức liên minh giữa các nhà tư bản để tập trung vào trong tay phần lớn việc sản xuất và tiêu thụ một số loại hàng hóa nào đó nhằm mục đích thu đươcj lợi nhuận độc quyền cao.

- Các tổ chức độc quyền cơ bản :Cácten,Xanh_đi_ca,Tờ_rớt,Côngxoocxiom, Cônggơlômêrát.

+Liên kết ngang là liên kết giữa các doanh nghiệp trong cùng một nghành.

+Các_ten:Các doanh nghiệp cùng kí thỏa thuận về giá cả ,quy mô sản lượng,thị sản xuất và lưu thông vẫn là công việc độc lập.

+Xanh_đi_ca: Có một ban quản trị đảm nhận việc lưu thông mua nguyên liệu với giá rẻ và bán với giá cao để thu lợi nhuận độc quyền cao.Còn sản xuất vẫn là công việc độc lập. +Tờ_rớt:Có một ban quản trị đảm nhận cả việc lưu thông lẫn sản xuất.Còn các thànhviên tham gia là cổ đông.Đó là hình thức công ty cổ phần .

+Liên kết dọc :Là liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các nghành khác nhau nhưng liên quan đến nhau về kinh tế ,kĩ thuật gọi là Công_xôc_xiom.Tham gia Công_xôc_xiom không chỉ có các nhà tư bản lớn mà còn có cả các Xanh_đi_ca,Tờ_rớt thâu tóm các hình thức ở bên trên.

+Giữa thế kỉ 20 còn xuất liên kết đa nghành ,thâu tóm nhiều công ty xí nghiệp thuộc các nghành công nghiệp khác nhau :vận tải ,thương nghiệp ,ngân hàng…Có tên gọi là Côngơlômêrát.

B.Tư bản tài chính và bọn đầu sỏ tài chính. -Sự hình thành tư bản tài chính.

+Cùng với quá trình tích tụ và tập trung trong công nghiệp cũng diễn ra quá trình tích tụ và tập trung trong ngân hàng.Tuừ đó hình thành lên các tổ chức độc quyền trong ngân hàng .Điều đó đã làm cho vai trò cúa ngân hàng thay đổi :từ chỗ làm trung gian thì nay do nắm phần lớn trong tay tư bản tiền tệ nên nó có vai trò chi phối và khống chế mọi mặt trong đơi sống xã hội.

-Giữa các tổ chức độc quyền trong ngân hàng với các tổ chức độc quyền trong công nghiệp co s sự thâm nhập vào nhau hình thành nên một loại tư bản mới đó là tư bản tài chính.

-Vậy tư bản tài chính là sự dung hợp thâm nhập giữa tổ chức độc quyền trong ngân hàng với tổ chúc độc quyền trong công nghiệp .

+Bọn đầu sỏ tài chính là một nhóm nhỏ độc quyền ,nắm trong tay một lượng tư bản tài chính khổng lồ ,chi phối toàn bộ đời sống kinh tế và chính trị của toàn bộ xã hội tư bản thông qua chế độ tham dự uỷ nhiệm

C.Xuất khẩu tư bản

-Khái niệm :Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu tư bản ra nước ngoài nhằm mục đích chiếm đoạt giá trị thặng dư

Và các nguồn lợi khác ở các nước nhập khẩu tư bản .

-Vào cuối thế kỉ 19 đầu thế kỉ 20 xuất khẩu tư bản tở thành tất yếu vì:

+Ở các nước phát triển :Do quá trình tập trung sdản xuất dẫn đến 1 lượng tư bản thừa ,thị trường đầu tư trở lên trật hẹp và đang cần mở rộng đầu tư ra nước ngoài .

+Ở các nước lạc hậu hơn thì có nguồn lao động rồi dào ,nguyên liệu rẻ tài nguyên sẵn có , đất đai rẻ trong khi đó lại thiếu trình độ khoa khọc kĩ thuật.

-Xuất khẩu tư bản được xuất khẩu dưới 2 hình thức chủ yếu :

+Xuất khẩu tư bản hoạt động (đầu tư trực tiếp ) .Là hình thức xuất khẩu tư bản để xây dựng những xí nghiệp mới hoặc mua lại những xí nghiệp đang hoạt động ở nước nhận đầu tư.

+Xúât khẩu tư bản cho vay (đầu tư gián tiếp ):Là hình thức xuất khẩu tư bản được hiện dưới hình thức cho cổ phần ,hay 1 ngân hàng ở nước ngoài vay tư bản tiền tệ có thu lãi

-Thực hiện các hình thức xuất khẩu tư bản,về chủ sở hữu tư bản có thể chia thành : +Xuất khẩu tư bản tư nhân :

-Khái niệm :Là hình thức xuất khẩu tư bản thực hiện .

-Đặc điểm:nó thường đầu tư vào những nghành kinh tế có vòng quay tư bản ngắn và thu được lợi nhuận độc quyền cao,dưới hình thức các hoạt động chi nhánh của các công ty xuyên quốc gia.

+Xuất khẩu tư bản nhà nước:

-Khái niệm:Là nhà nước tư bản độc quyền dùng nguồn vốn ,từ ngân quỹ của mình để đầu tư vào các nước nhập khẩu tư bản , viện trợ có hoàn lại hoặc không hoàn lại , để thực hiện những ,mục tiêu về kinh tế ,chính trịh va quân sụe.

-Về kinh tế :Xuất khẩu tư bản nhà nước thường hướng vào nghành thuộc kết cấu hạ tầng để tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư của tư bản tư nhân.

-Về chính trị:Viện trợ của nhà nước tư sdản thường nhằm duy trì và bảo vệ chế độ chính trị ở các nước nhập khẩu tư bản,tăng cường sự phụ thuộc của các nước đó vào cac nước đế quốc thực hiện chủ nghĩa dân chủ mới ,tạo điều kiện cho tư nhân xuất khẩu tư bản . -Về quân sự :Viên trợ của tư bản nhà nước nhằm lôi kéo các nước phụ thuộc vào các khối quân sự hoặc buộc các nướn nhận viên trợ phải cho các nước xuất khẩu lập căn cứ quân sự trên lãnh thổ của mình .

Vậy việc xuất khẩu tư bản là mở rộng quan hệ chủ nghĩa ra nước ngoài ,là công cụ chủ yếu để bành chướng sự thống trị,bóc lột , nô dịch của tư bản tài chính trên phạm vi toàn thế giới.

Câu 82 :Nguyên nhân hình thành và bản chất của chủ nghĩ tư bản độc quyền nhà nước.

*Nguyên nhân hình thành của chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước.

+) Một là :Tích tụ và tập trung tư bản ngày càng lớn thì sự tập trung sản xuất ngày càng cao hình thành lên cơ cấu kinh tế lớn đòi hỏi phải có sự điều tiét của xã hội đối với nền kinh tế .Đó cũng là khi LLSX phát triển đòi hỏi một hình thuéc kinh tế mới của quan hệ sản xuất đó chính là “chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước”.

+) Hai là:Sự phát triển của phân công lao động xã hội làm xuất hiện một số nghành mà các tổ chức độc quyền tư bản ,tư nhân không muốn hoặc không thể đầu tư.Sau đó nhà tư bản đứng ra đảm nhận kinh doanh ,tạo điều kiện cho các tổ chức độc quyền tư nhân kinh doanh các nghàng khác.

+) Ba là :Sự thống trị của các tổ chức độc quyền đã làm sâu sắc thêm sự đối kháng giữ giai cáp tư sản với giai cấp vô sản và nhân dân lao động.Nhà nước tư sản phải đứng ra đẻ xoa dịu mâu thuẫn đó :trợ cấp thất nghiệp ,điều tiết thu nhập và các trợ cấp xã hội.

+) Bốn là:Quốc tế hoá đời sống kinh tế ,sự bành trướng của các liên minh độc quyền trên thế giới diẽn ra sự cạnh tranh ,sự xung đột giữa các tổ chức độc quyền với nhau,mâu thuẫn giữa tư bản độc quyền với các tổ chức kinh doanh vừa và nhỏ trở lên gay gắt .Nhà nước tư sản phải đứng ra điều tiết mối quan hệ đs bằng một số hình thức : Ra luật chống độc quyền để hạn chế sự chi phối hay qui mô của các độc quyền,hạn chế sự lũng loạn nền kinh tế cuả các tổ chức độc quyền.

*Bản chất của CNTB độc quyền nhà nước :

-Khái niệm:CNTB độc quyền nhà nước là sự kết hợp sức mạnh của các tổ chức độc quyền tư nhân với nhà nước tư sản thành một thiết chế và thể chế thống nhất ,trong đó nhà nước tư sản bị phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền và can thiệp vào các quá trình kinh tế nhằm bảo vệ lợi ích của các tổ chức độc quyền và cứu nguy cho CNTB.

-Bản chất:Chủ nhĩa tư bản độc quyền nhà nước là nấc thang mới của chủ nghĩa tư bản độc quyền .Nó là sự thống nhất của ba quá trình gắn nó với nhau :tăng sức mạnh của các tổ chức độc quyền tăng vai trò can thiệp cuả nhà nước vào nền kinh tế ,kết hợp sức mạnh của độc quyền tư nhân với sức mạnh chính trị của nhà nước trong một thể thốnh nhất và bộ máy nhà nước phải phụ thuộc vào các tổ chức độc quyền.

Như vậy CNTB độc quyền nhà nước là một quan hệ kinh tế ,chính trị ,xã hội chứ không phải là một chính sách trong giai đoạn độc quyền của CNTB.

*Vai trò:

-Can thiệp vào nền kinh tế bằng thuế và pháp luật .

-Tổ chức quản lí các xí nghiệp thuoọc khu vực kinh tế nhà nước ,điêù tiết bằng các biện pháp đòn bẩy kinh tế vào tất cả các khâu của quá trình tái sản xuất ,sản xuất ,phân phối và tiêu dùng.

-CNTB độc quyền nhà nước là hình thức vận động của quan hệ sản xuất TBCN nhằm

Một phần của tài liệu 88 câu tự luận kinh tế chính trị có đáp án (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(96 trang)
w