KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trường TH Phan Chu Trinh TP Kon Tum từ đó đề xuất biện pháp dạy học phù hợp (Trang 25 - 27)

1. KẾT LUẬN

1.1 Nghiên cứu lý luận cho thấy, KKTL là sự thiếu hụt phẩm chất tâm lý cần thiết cho hoạt động của cá nhân gây cản trở cho hoạt động của cá nhân và làm cho hoạt động kém hiệu quả.

KKTL của HS đầu lớp 1 là sựu thiếu hụt phẩm chất tâm lý cần thiết cho hoạt động học tập và sinh hoạt trong nhà trường của HS những ngày đầu đi học tiểu học, gây cản trở cho hoạt động học tập và sinh hoạt của học sinh và khiến cho các hoạt động này kém hiệu quả.

1.2 Đa số HS lớp 1 đều gặp các KKTL trong học tập và trong sinh hoạt học đường. KKTL được biểu hiện trên các mặt khác nhau trong học tập và trong sinh hoạt học đường. KKTL biểu hiện các mặt khác nhau trong hoạt độn của học sinh đầu lớp 1: hành vi thực hiện nội quy học tập; hành vi thực hiện nề nếp sinh hoạt và học tập; hành động đọc, viết, làm toán; sự tự chủ khi chuyển từ trạng thái học sang chơi và ngược lại; thái độ đối với học tập; và thiết lập các mối quan hệ trong giao tiếp với bạn. trong đó học sinh gặp khó khăn nhiều nhất khi thiết lập mối quan hệ với bạn và ít gawpk khó khăn nhất khi thực hiện nội quy học tập. So sánh giữa HS nam và HS nữ thì HS nam có KKTL hơn HS nữ khi đi học đầu lớp 1.

1.3 Trí tuệ của HS, tâm thế sẵn sàng đi học, quan hệ của GV với HS, sự chuẩn ị của gia đình cho trẻ vào lớp 1, ứng xử của bố mẹ với trẻ là các nhân tố tác động đến KKTL của trẻ, trong đó có nhân tố sự chuẩn bị của gia đình cho trẻ vào lớp 1 và quan hệ của GV với HS có tác động mạnh mẽ nhất tới KKTL của HS đầu lớp 1.

1.4 Khi trẻ được chuẩn bị những điều kiện thuận lợi để vào lớp 1, có tâm thế sẵn sàng đi học, cách ứng xử của bố mẹ với trẻ mang tính tích cực,khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động học tập và GV có quan hệ tốt với trẻ, khuyến khích, khen thưởng khi trẻ có thành tích, động viên khích kệ trẻ khi trẻ mắc lỗi thì những trẻ này sẽ có ít KKTL ở giai đoạn đầu lớp 1.

2. KIẾN NGHỊ

2.1 Về phía giáo viên

GV cần thông cảm sâu sắc với tất cả HS trong thời gian đi học đầu lớp 1, bởi lẽ chuyển từ cuộc sống gia đình hay sinh hoạt ở lớp mẫu giáo sang học tiểu học, HS không tránh khỏi vấp váp và không thể thích nghi ngay được. Mỗi học sinh có những đặc điểm tâm sinh lý riêng, mỗi em thích nghi với việc học tập và sinh hoạt trong trường theo một nhịp độ, phong cách riêng. Do vậy không thể yêu cầu tất cả các HS cùng tiến như nhau, mà tiếp cận HS theo từng cá nhân để có biện pháp giáo dục phù hợp từng đối tượng. Trong ứng xử với HS, GV cần chú ý ứng xử phù hợp với đặc điểm tâm lý lứa tuổi của HS

Trong quan hệ với HS, trừ những lúc cần nghi thức đàng hoàng, GV nên tân dụng tối đa thời gian gần gũi HS. Hỏi han các em để tăng cường ứng xử tích cực và thắt chặt mối quan hệ giữa GV và HS.

GV cũng rất cần phải quan sát HS giao tiếp với nhau. Bởi lẽ chỉ lo tới kết quả học tập mà không quan tâm tới giao tiếp của HS thì khó có thể xây dựng một tập thể lớp đoàn kết và cùng nhau tiến bộ.

Trong đánh giá thành tích học của HS, GV không nên quá chú trọng tời điểm số mà chú ý đến biểu hiện nhân cách của HS. Bởi lẽ, việc đánh giá điểm số chỉ là sự ghi nhận về kiến thức mà chưa giáo dục được nhân cách cho HS.

2.4 Về phía gia đình.

PH có con đến tuổi đi học cần có những kiến thức nhất địnhvề sự chuẩn bị cho trẻ đến trường để có thể chuẩn bị cho con vào lớp 1 một cách khoa học và toàn diện. cần có ứng xử phù hợp với độ tuổi của trẻ để dánh giá con những áp lực tâm lý và những cang thẳng không cần thiết. Hơn nữa, cần thắt chặt mối quan hệ với nhà trường, đặc biệt là với GVCN, để có thể phát hiện KKTL cho trẻ và cùng với nhà trường giúp trẻ vượt qua KKTL.

Một phần của tài liệu Khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 trường TH Phan Chu Trinh TP Kon Tum từ đó đề xuất biện pháp dạy học phù hợp (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(27 trang)
w