NGUỒN LỰC

Một phần của tài liệu Tài liệu CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020 pdf (Trang 34 - 37)

Đầu tư thực hiện kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai phục vụ phát triển ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn dựa trên việc huy động nhiều nguồn vốn khác nhau, bao gồm: nguồn ngân sách trong nước, nguồn các doanh nghiệp, nguồn đầu tư của hộ gia đình, nguồn các tổ chức trong nước khác, nguồn vốn đầu tư nước ngoài gồm vốn ODA, FDI và các nguồn khác.

Tổng nhu cầu vốn đầu tư thực hiện kế hoạch hành động phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai của Bộ Nông nghiệp và PTNT đến năm 2020 là: 342.419,25 tỷđồng. Trong đó:

2. Giai đoạn 2 (2016 – 2020): 168.224,70 tỷđồng.

Vốn ngân sách trung ương: 230.277,77 tỷđồng (chiếm 70%) Vốn khác: 98.690,47 tỷđồng (chiếm 30%)

Bảng tổng hợp nhu cầu vốn thực hiện từ 2009 đến 2020.

Đầu tư theo giai đoạn

(tỷđồng)

Chương trình/Dự án phí thực hiện Tổng kinh

(tỷđồng) Giai đoạn 1 (2009 – 2015) (2016 – 2020) Giai đoạn 2 I. Gii pháp phi công trình 95.697,81 49.678,79 46.019,02 1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật 2.898,76 1.679,85 1.218,91 2. Nâng cao năng lực 19.393,60 11.167,35 8.226,25 3. Rà soát, điều chỉnh bổ sung và lập quy hoạch 73.405,45 36.831,59 36.573,68 4. Hợp tác quốc tế 0,00 0,00 0,00 II Gii pháp công trình 246.721,44 124.515,76 122.205,68 1. Tu bổ, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống công trình phòng, chống thiên tai 143.979,89 58.345,16 85.634,73 2. Tu bổ, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống công trình phục vụ dân sinh và sản xuất trong vùng bị ảnh hưởng bị thiên tai

57.467,00 38,251.00 19,216.00

3 Trồng và phát triển rừng bền vững 45.274,55 27.919,60 17.354,95

TỔNG CỘNG 342.419,25 174.194,55 168.224,70

Ghi chú: Tổng kinh phí trên không bao gồm kinh phí của một số chương trình, dự án đã

được phê duyệt và triển khai từ năm 2004 đến 2008.

Trước mắt, ưu tiên bố trí vốn để tiếp tục thực hiện những chương trình, dự án đã được Chính phủ phê duyệt. Đồng thời vốn đầu tư từ ngân sách sẽ tập trung vào đầu tư vào các lĩnh vực ưu tiên nêu tại Mục I – Chương III. Cùng với việc đầu tư phát triển, ngân sách chỉ tiêu thường xuyên các cấp sẽđiều chỉnh phù hợp đểđảm bảo hỗ trợ thực hiện các hoạt động ưu tiên.

1. Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật:

Theo chức năng, nhiệm vụđược giao, các đơn vị chuyên môn trong Bộ tập trung rà soát, điều chỉnh và bổ sung các văn bản pháp lý hiện tại và xây dựng những văn bản pháp lý mới nhằm phù hợp với tình hình phát triển và dự báo xu thế phát triển của đất nước cũng như các diễn biến của thiên tai.

2. Nâng cao năng lực:

Thực hiện chủ trương xã hội hóa huy động sự tham gia của nhiều thành phần vào đào tạo phát triển nguồn nhân lực, nguồn đầu tư của Chính phủ sẽ tập trung vào các chương trình đào tạo và chuyển giao công nghệ cho cán bộ các cấp chính quyền nhằm kiện toàn bộ máy chỉ đạo, điều hành và quản lý công tác phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai các cấp; đồng thời tập trung vào các đề tài nghiên cứu trọng điểm, nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới, nghiên cứu về chính sách, thể chế nhằm đáp ứng được các yêu cầu mới về phát triển kinh tế, xã hội đến năm 2020 của đất nước. Huy động nguồn vốn của nhiều thành phần để hỗ trợ các cấp, các ngành và các địa phương triển khai các hoạt động phổ biến kiến thức về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai cho các cộng đồng bị ảnh hưởng bởi thiên tai; khuyến khích các công ty, doanh nghiệp và tổ chức tham gia vào lĩnh vực nghiên cứu và ứng dụng các tiến bộ khoa học, công nghệ.

3. Rà soát, điều chỉnh bổ sung và lập quy hoạch:

Công tác qui hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đóng vai trò quyết định trong việc giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nguồn ngân sách trung ương sẽ tập trung để rà soát, điều chỉnh và bổ sung các qui hoạch phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đã được xây dựng; xây dựng các qui hoạch mới đảm bảo ổn định dân sinh, sản xuất góp phần vào việc phát triển kinh tế, xã hội chung của đất nước.

4. Hợp tác quốc tế:

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế với chính phủ các nước trên thế giới, với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủđể kêu gọi và khuyến kích sử dụng vốn đầu tư nước ngoài hỗ trợ thực hiện các chương trình, dự án phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai.

5. Tu bổ, nâng cấp và xây dựng mới hệ thống công trình phòng, chống thiên tai và các công trình phục vụ dân sinh, sản xuất trong vùng bị ảnh hưởng bị thiên tai:

Tập trung chủ yếu vào nâng cấp các công trình hiện có, hiện đại hóa công tác quản lý, sử dụng và bảo vệ các công trình phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai. Đối với các công trình đầu tư mới chỉ ưu tiên cho các công trình cấp bách.

Phát triển hạ tầng phục vụ dân sinh và sản xuất trong vùng bịảnh hưởng bởi thiên tai sẽ được ưu tiên huy động từ nguồn vốn Chính phủ và nguồn vốn ODA, bên cạnh đó khuyến khích các thành phần khác tham gia đầu tư phát triển hạ tầng nông thôn.

Một phần của tài liệu Tài liệu CHƯƠNG TRÌNH, KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG VÀ GIẢM NHẸ THIÊN TAI ĐẾN NĂM 2020 pdf (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(39 trang)