7. Tổng nguồn vốn trung và dài hạn/tổng số 231% 34.1% 41.96%
2.3.2.2. Nguyên nhân
♦ Nguyên nhân khách quan
● Trình độ quản lý yếu kém của các doanh nghiệp:
Trình độ quản lý của doanh nghiệp yếu kém, không đáp ứng được yêu cầu của nền kinh tế thị trường. Nhiều doanh nghiệp di quản lý, sử dụng vốn vay
không hợp lý làm cho hiệu quả dự án giảm xút, ảnh hưởng tới khả năng trả nợ cho ngân hàng.
● Môi trường cạnh tranh giữa các doanh nghiệp gay gắt
Trong điều kiện hội nhập, doanh nghiệp phải đối mặt với sự cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt. Sự cạnh tranh găy gắt giữa hàng hóa nội địa với hàng nội địa, hàng nội địa với hàng ngoại. Ngoài ra, doanh nghiệp cũng phải đối mặt với tình trạng: hàng hóa nhập lậu, trốn thuế, làm cho khả năng tiêu thụ sản phẩm của nhiều doanh nghiệp bị giảm sút, thu nhập không đảm bảo trả nợ đúng hạn cho Ngân hàng. Ngoài ra, các doanh nghiệp không theo kịp với sự thay đổi của chính sách kinh tế vĩ mô nên không điều chỉnh hoạt động sản xuất – kinh doanh cho phù hợp, nguy cơ thua lỗ cao.
● Công tác hạch toán kế toán của doanh nghiệp chưa tốt
Công tác hạch toán kế toán đối với với các doanh nghiệp còn chưa được chấp hành nghiêm chỉnh. Nhiều doanh nghiệp sổ sách kế toán ghi chép rất lộn xộn, trình độ của người làm công tác kế toán còn thấp nên các số liệu không đủ tính tin cậy. Khả năng lập dự án của các doanh nghiệp đa số vẫn chưa đạt yêu cầu. Các số liệu thu thập của doanh nghiệp về khả năng thị trường nhiều khi là những số liệu lạc hậu và không có thực.
● Cạnh tranh của các ngân hàng khác
Ngân hàng phải đối mặt với sự đối mặt với sự cạnh tranh của nhiều ngân hàng trên cùng địa bàn về lãi suất cho vay, hình thức dịch vụ đi kèm...Đặc biệt là các ngân hàng cổ phần, ngoài việc đưa ra các hình thức ưu đãi hấp dẫn, các chương trình khuyến mại lớn cho khách hàng, thì tác phong làm việc của các ngân hàng cổ phần chuyên nghiệp, theo cơ chế giao việc nhân viên, tức là mỗi nhân viên phải hoàn thành một khối lượng công việc nhất định được giao, điều này tạo ra tinh thần trách nhiệm cao với công việc. Dẫn đến khách hàng đến với các ngân hàng này ngày càng đông, một phần giải thích cho việc vốn trung và dài hạn của ngân hàng lớn, song chỉ một lượng ít vốn được sử dụng cho vay trung và dài hạn.
●Sự can thiệp của Chính phủ
Sự can thiệp của Chính phủ vào hoạt động tín dụng của ngân hàng làm cho ngân hàng nhiều khi không chủ động trong kinh doanh, ảnh hưởng đến khả năng tìm kiếm lợi nhuận của Ngân hàng...Các khoản cho vay theo chỉ thị của chính phủ nhiều khi yếu tố hiệu quả không đặt lên hàng đầu. Các dự án được cấp tín dụng theo kiểu này thường là các dự án có nhu cầu vốn đầu tư lớn. Do đó, khi rủi ro sảy ra, tổn thất cho Ngân hàng là rất lớn.
♦ Nguyên nhân chủ quan
● Chính sách tín dụng chưa phù hợp
Ngân hàng tập trung nhiều hơn cho hoạt động truyền thống, có lợi thế, đặc biệt là lượng vốn dùng để đầu tư chứng khoán (trái phiếu) rất lớn hơn là mở rộng cho vay trung và dài hạn. Trong bản cân đối kế toán của bản công bố thông tin của Ngân hàng Ngoại thương năm 2007, lượng chứng khoán Ngân hàng đầu tư trong năm 2006 và 2007 là hơn 30 nghìn tỷ đồng. Trong khi đó, dư nợ tín dụng trung và dài hạn năm 2007 là hơn 26 nghìn tỷ. Trong thời gian tới, ngân hàng cần chú ý hơn vì nguồn vốn trung và dài hạn là nguồn vốn đắt, lãi suất cao, chi phí lớn, cần sử dụng cho vay trung và dài hạn nhiều hơn để đem lại lợi nhuận cao hơn là đầu tư chứng khoán.
● Hiệu quả Marketing còn yếu
Sự không hợp lý trong sử dụng vốn trung dài hạn của Ngân hàng Ngoại thương là do hiệu quả marketing của Ngân hàng đối với tín dụng trung và dài hạn chưa tốt. Ngân hàng Ngoại thương là một ngân hàng có thương hiệu mạnh, tuy nhiên, nhìn vào cơ cấu tín dụng cho thấy, hoạt động tín dụng trung và dài hạn còn chưa tương xứng với tiềm năng của ngân hàng. Do đó, cần đẩy mạnh hoạt động Marketing cho tín dụng trung và hạn của Ngân hàng nhằm thu hút thêm khách hàng, từ đó nâng cao lợi nhuận cho khách hàng.
● Công tác thẩm định chưa hoàn thiện
Nội dung thẩm định các dự án sử dụng vốn vay trung và dài hạn của Ngân hàng tuy đầy đủ nhưng còn nhiều điểm chưa hợp lý, cần phải được nghiên
cứu hoàn thiện. Thứ nhất, Các dự án mà Ngân hàng Ngoại thương tài trợ chủ yếu là của Doanh nghiệp Nhà nước, được cấp có thẩm quyền phê duyệt tổng mức dự toán nên Ngân hàng thường chấp nhận ngay mức vốn chủ dự án trình lên. Cán bộ tín dụng còn xem nhẹ việc xác định tổng vốn đầu tư, kết quả thẩm đinh chưa thực sự độc lập mà thường trùng khớp với ý kiến của chủ dự án. Ngân hàng cũng chưa đề cập cụ thể tỷ lệ vốn tự có của doanh nghiệp khi tham gia dự án mới là bao nhiêu thì phù hợp, 30% , 40%...Thứ hai, Ít quan tâm tới tính chính xác của giá bán dự kiến cũng như các yếu tố tác động tới giá bán như lạm phát, biến động đầu vào, tình hình sản xuất tiêu thụ, cạnh tranh...trong từng năm. Thứ ba, xác định khả năng tiêu thụ chủ yếu từ thông tin dự báo thị trường chung, và tình hình hiện tại của những đối thủ cạnh tranh trên thị trường một cách cảm tính, thiếu đi sự tham khảo cần thiết của cơ quan chuyên môn, điều này khiến nhận xét mang tính chủ quan, không hợp lý, làm giảm phần nào tính chính xác của kết quả thẩm định; Thứ tư, các chỉ tiêu đánh giá tính khả thi về mặt tài chính, khả năng trả nợ...của một dự án trung và dài hạn chưa đủ chặt chẽ. Cán bộ thẩm định quá coi trong về mặt đảm bảo tiền vay hơn là hiệu quả tài chính, nhiều dự án cuối cùng cho vay dựa trên tài sản đảm bảo.
● Trình độ cán bộ ngân hàng chưa cao
Cán bộ ngân hàng là nhân tố quyết định tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn. Cán bộ tín dụng chưa được trang bị đầy đủ kiến thức và chưa có nhiều kinh nghiệm, ảnh hưởng đến năng lực thẩm định các dự án, đặc biệt đối với những dự án có quy mô lớn, tính chất phức tạp. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn ảnh hưởng rất lớn đến năng lực thẩm định dự án của cán bộ tín dụng. Ngoài ra, lực lượng cán bộ tín dụng mỏng cũng ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng. Cán bộ tín dụng giỏi, kinh nghiệm chỉ tập trung ở Trung ương và một vài chi nhánh lớn. Ở các chi nhánh khác, các cán bộ tín dụng làm những công việc như thẩm định,...chỉ mang tính hình thức, không tính đến tính khả thi của dự an mà cán bộ chỉ quan tâm tới khả năng trả nợ và biện pháp bảo đảm tiền vay của khách hàng.
● Hoạt động kiểm soát nội bộ của Ngân hàng còn hạn chế
Bộ phận kiểm soát của Ngân hàng còn lơi là chưa phát hiện kịp thời những thiếu sót trong hoạt động thẩm định và hoạt động tín dụng để hạn chế rủi ro cho hoạt động tín dụng trung và dài hạn của Ngân hàng. Dẫn đến tình trạng thu hồi nợ chưa cao.
● Công nghệ thông tin và trang thiết bị công nghệ còn yếu
Công nghệ thông tin cả về quy trình nghiệp vụ lẫn trang thiết bị công nghệ quyết định (yếu tố quyết định khả năng cạnh tranh) còn yếu, chưa thực hiện đi trước một bước và chưa tương xứng với một Ngân hàng có quy mô hoạt động lớn như Ngân hàng thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam. Các thông tin phục vụ công tác quản lý điều hành chưa đầy đủ, tức thời và vẫn mang tính thủ công. Điều này làm hạn chế hoạt động tín dụng cũng như tín dụng trung và dài hạn. Chất lượng tín dụng trung và dài hạn từ đó cũng bị ảnh hưởng.