Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu qủa cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 26 - 31)

- Theo ngành nghề

2.3.2.2Nguyên nhân

a), Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Một là, chính sách cho vay

Chính sách tín dụng nói chung, chính sách cho vay nói riêng đã được NHCT Việt Nam qui định trong Sổ tay Tín dụng và phổ biến cho toàn hệ thống. Tuy nhiên, có thể thấy chính sách tín dụng chưa có tính định hướng cụ thể cho hoạt động cho vay của NH dẫn đến chưa phát huy được vai trò định hướng cho hoạt động cho vay của ngân hàng. Chính sách tín dụng còn nhiều thiếu xót quan trọng như các nội dung về:

Chính sách khách hàng: mới chỉ dừng ở việc chấm điểm tín dụng , chưa đề cập một cách chi tiết về định hướng của NHCT Việt Nam đối với từng nhóm khách hàng, từng ngành nghề cụ thể.

Chính sách qui mô và giới hạn tín dụng: chưa xây dựng được giới hạn tín dụng cho

từng nhóm đối tuợng khách hàng. Do vậy hoạt động kiểm soát qui mô và giới hạn tín dụng của Ngân hàng còn rất nhiều khó khăn và không hiệu quả.

Chính sách lãi suất: Chính sách tín dụng mới chỉ đề cập đến cách thức tính lãi suất cho vay, chưa đi vào qui định cụ thể về lãi suất cho vay theo từng nhóm chỉ tiêu: kì hạn, loại hình, ngành nghề trong từng thời kì cụ thể. Sự thiếu sót này gây ra những khó khăn cho cán bộ tín dụng khi quyết định mức lãi suất cho vay trong các hợp đồng tín dụng. Do đó ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của ngân hàng.

Chính sách đảm bảo: những yêu cầu về đảm bảo mà cụ thể là tài sản đảm bảo vẫn chỉ được hướng dẫn một cách chiếu lệ , chưa có tính thực tiễn để góp phần giảm thiểu rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

Chính sách xử lí tài sản có vấn đề: thiếu sự hệ thống hoá thành văn bản chính thức; dẫn đến khi có nợ quá hạn, nợ xấu các cán bộ tín dụng gặp rất nhiều khó khăn trong việc xử lý.

Hai là, qui trình cho vay

NHCTBĐ là một trong những chi nhánh lớn trong hệ thống NHCTVN, do vậy đối tượng khách hàng của ngân hàng hiện nay chủ yếu là các DN lớn, trong đó có rất nhiều tổng công ty nhà nước lớn như Tổng cty lương thực miến bắc, Tổng cty công trình giao thông I, hay các DN ngoài quốc doanh với dư nợ tín dụng thường xuyên ở mức cao. Có nhiều công ty quan hệ với ngân hàng đã lâu năm nhưng cũng có những công ty là khách hàng mới. Tuy nhiên dù là khách hàng cũ hay mới việc cho vay với những khách hàng lớn vẫn còn nhiều bất cập trong qui trình cho vay. NHCTVN vẫn chưa xây dựng đưọc một qui trình tín dụng hoàn chỉnh do vậy gây ra rất nhiều khó khăn cho cán bộ tín dụng trong việc ra quyết định cho vay, dẫn đến nhiều khoản vay không hiệu quả.

Do hoạt động cuả các doanh nghiệp qui mô lớn , đặc biệt là các tông cty rất đa dạng do đó quan hệ tín dụng với ngân hàng cũng rất đa dạng bao gồm cả cho vay, bảo lãnh, mở L/c, chiết khấu chứng từ.v.v..nên việc quản lý tập trung đối với những đối tượng khách hàng này là rất cần thiết để giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả.

Hiện nay, tại chi nhánh các phòng ban vẫn hoạt động riêng biệt. Trong đó phòng tài trợ thương mại phụ trách về các hoạt động thanh toán quốc tế, mở L/c, còn phòng khách hàng phụ trách cho vay và bảo lãnh. Sự thiếu liên kết trong cơ cấu tổ chức của ngân hàng đẫn đến việc quản lý rủi ro đối với các khách hàng lớn trở nên thiếu tập trung và kém hiệu quả. Đồng thời gây ra sự lãng phí về nguồn lực, khi đối với cùng một khách hàng khi có hoạt động tín dụng mỗi phòng lại phải phân tích riêng, dẫn đến thông tin thiếu chính xác và không đầy đủ.

Do vậy không thể đánh giá đựoc rủi ro tổng thể đối với một khách hàng, dẫn đến việc xác định các hạn mức tín dụng ( hạn mức cho vay, bảo lãnh, chiết khấu, thấu chi, L/c miễn ký quĩ ) đối với mỗi khách hàng là không thực hiện dựơc. Các cán bộ tín dụng chỉ căn cứ vào nhu cầu phát sinh của khách hàng đối chiếu với khả năng của ngân hàng để đưa ra phán quyết tín dụng,. Cách làm này là hết sức thủ công và bị động, không tạo thể chủ động cho ngân hàng, dẫn đến khả năng kiểm soát rủi ro của Ngân hàng rất thấp và do vậy ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay cảu ngân hàng.

Việc xác định hạn mức cho vay của ngân hàng cũng cần một qui trình cụ thể. Hiện nay các các bộ tín dụng của chi nhánh vẫn chỉ căn cứ vào BCTC của doanh nghiệp và phương án, dự án kinh doanh để xác định hạn mức tín dụng cho khách hàng.

Trong khi hạn mức tín dụng có vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng rất lớn đến rủi ro của ngân hàng.

Ba là, chất lượng thẩm định cho vay

Việc thực hiện qui trình thẩm định cho vay chưa đầy đủ, còn qua loa không đảm bảo tính chặt chẽ. Chưa thực sự coi trọng tính khả thi , hiệu quả của dự án, tính pháp lý của hồ sơ, tình hình tài chính và năng lực của khách hàng thậm chí còn thực hiện chiếu lệ hình thức. Năng lực đội ngũ cán bộ ngân hàng nói chung và cán bộ tín dụng nói riêng nói chung còn nhiều yếu kém đặc biệt là kiến thức về kĩ

thuật, kinh tế, pháp luật,...chưa thực sự nắm vững và làm theo qui trình, đa số làm theo kinh nghiệm, chưa đủ khả năng thẩm định kĩ càng các dự án và khách hàng. Nhất là đối với các dự án lớn, dự án trung và dài hạn thì nhiều cán bộ chưa thẩm định nổi.

Quá chú trọng đến tài sản đảm bảo mà không chú ý đến hiệu quả của dự án, dẫn đến cho vay bảo đảm bằng chính tài sản của dự án nhưng khi dự án không hiệu quả thì tài sản thế chấp đó đem ra phát mại thì cungc không có ai mua.

Một thời gian dài cơ chế chính sách lỏng lẻo, chưa có cơ chế ràng buộc trách nhiệm như hưởng phạt, trách nhiệm đến cùng về tài sản và luật pháp đối với các khoản cho vay của các cá nhân đưa đến rủi ro cho ngân hàng. Trường hợp cán bộ tín dụng quyết định cho vay những dự án không hiệu quả nhưng không có hình thức xử lý gì.

Bốn là, chất lượng đội ngũ cán bộ

Về trình độ cuả cán bộ, Các cán bộ của Ngân hàng nói chung đều có trình độ chuyên môn khá tốt. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều hạn chế trong việc nắm bắt các kiến thức mới, các phương pháp mới.

Mặt khác, các cán bộ tín dụng chủ yếu đều có thâm niên lâu năm ,nên có nhiều kinh nghiệm trong các lĩnh vực truyền thống. Nhưng trong môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh yêu cầu các cán bộ tín dụng phải nhanh nhậy hơn,nhanh chóng nắm bắt, chủ động tìm kiếm các nguồn khách hàng mới, đây là một điểm thiếu sót rất lớn cuả ngân hàng hiện nay.

Về đạo đức cán bộ: Các cán bộ tín dụng phần lớn đều có đạo đức tốt, tuy nhiên vẫn còn một số mặt hạn chế

- Tình trạng thiếu nghiêm túc trong tác nghiệp, dẫn đến không tuân thủ các kỉ luật của ngân hàng

- Một số cán bộ không tuân thủ đầy đủ qui trình cho vay của ngân hàng dẫn đến các khoản cho vay chất lượng không cac ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả cho vay cảu ngân hàng

- Các cán bộ tín dụng chưa nhận thức đựợc ảnh hưởng của nợ xấu đến hoạt động cuả Ngân hàng nên không tích cực trong công tác đôn đốc thu hồi nợ.

- Nhiều cán bộ thiếu năng động trong công tác tìm hiểu khách hàng, tìm hiểu thị trường dẫn đến không có đựơc nguồn thông tin chính xác , phần lớn chỉ dựa vào các thông tin do chính khách hàng cung cấp.

Năm là, chất lượng thông tin

- Chất lượng thông tin nói chung và chất lượng thông tin tín dụng của Việt nam nói riêng cón rất nhiều hạn chế. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chúng ta mới chỉ có Trung tâm thông tin tín dụng của NHNN CIC, cung cấp thông tin về các tổ chức tài chính, các tổng công ty. Các NHTMNN cũng có trung tâm thông tin riêng.

- Tuy nhiên có thể thấy thông tin là vấn đề bất cập lớn trong hoạt động của các Ngân hàng nói riêng và NHCT Ba Đình nói chung.

- Trong hoàn cảnh hiện nay khi mà Ngân hàng đang thực hiện chủ trương đa dạng hoá đối tượng khách hàng, giảm thiểu nhóm đối tượng khách hàng là DNNN, việc có được một hệ thống thông tin đa dạng , đầy đủ và chính xác có ý nghĩa sống còn đối với hoạt động của ngân hàng. Tuy nhiên cho đến nay NHCTTW vẫn chưa xây dựng được hệ một hệ thống thông tin chuẩn của ngân hàng. Các nguồn thông tin chủ yếu vẫn do phòng cung cấp thông tin tín dụng của NHNN CIC cung cấp. Mà hiện nay CIC mới chỉ cung cấp thông tin về các tổ chức tài chính và các tổng công ty là chủ yếu , các thông tin về các đối tượng khác rất ít và hầu như không có. - Trong điều kiện đó, các cán bộ tín dụng buộc phải dựa vào nguồn thông tin thu thập chủ yếu qua các kênh như: từ chính doanh nghiệp, cơ quan thuế,chính quyền địa phương,các phương tiện thông tin đại chúng mà phổ biến là qua Internet.

Những nguồn thông tin này về độ chính xác, tính tập trung không cao, các cán bộ tín dụng buộc phải sàng lọc khá nhiều.

- Chúng ta chưa có các kênh thông tin về các doanh nghiệp ngoài quốc doanh mà đặc biệt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động tín dụng của Ngân hàng, hạn chế khả năng cho vay với đối tượng khách hàng này.

- Mặt khác, hiện nay chúng ta chưa có hệ thống chỉ số trung bình của ngành làm cơ sở để đánh giá, nên việc thẩm định khách hàng hoàn toàn thiếu cơ sở.

Ngân hàng cũng chưa có được hệ thống dự báo phân tích môi trường kin tế vĩ mô, phân tích ngành để làm cơ sở cho các quyết định chiến lược.

Thông tin là đầu vào cho quá trình phân tích , đánh giá và ra quyết định của cán bộ tín dụng, chất lượng thông tin có vấn đề ảnh hưởng nghiêm trọng tới tính chính xác của các quyết định và do vậy ảnh hưởng lớn đến hiệu quả cho vay của ngân hàng .

b), Do môi trường pháp lý

- Sự bất cập của các văn bản luật có liên quan đến qui định về phá sản doanh nghiệp, quyền sở hữu, quyền sử dụng đất, cơ chế chuyển nhượng, phát mại tái sản, các nguyên tắc định giá, đấu giá... bao gồm các luật doanh nghiệp, luật phá sản doanh nghiệp, luật đất đai, luật dân sự, luật các tổ chức tín dụng... Những bất cập này đã cản trở tiến độ xử lí nợ tồn đọng rất nhiều.

- Mặt khác, hành lang pháp lí chưa hoàn chỉnh: không có cơ chế xử lí rõ ràng, trách nhiệm không thuộc ai, NHTM lúng túng trong việc thực hiện, thủ tục chuyển giao xử lý tài sản phức tạp không hiệu quả, nhiều tài sản không thể xử lý. Nhiều trường hợp khách hàng mong muốn được tuyên bố phá sản để trả nợ nggan hàng nhưng không thể thực hiện được, tài sản đảm bảo cứ nằm yên một chỗ mà nợ thì càng ngày càng lớn.

Một phần của tài liệu Thực trạng hiệu qủa cho vay tại Chi nhánh Ngân hàng Công Thương khu vực Ba Đình (Trang 26 - 31)