Thách thức

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP HÀ TĨNH VỚI YÊU CẦU HỘI NHẬP WTO (Trang 26 - 28)

Tuy nhiên bên cạnh những cơ hội đó thì việc thực hiện hội nhập cũng chứa không ít thách thức mà ngành lâm nghiệp phải vượt qua:

- Năng lực cạnh tranh yếu, năng suất lao động của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh gỗ và lâm sản Việt Nam còn thấp. Tiến trình cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước còn chậm chạp, do đó khả năng và tính năng động của các doanh nghiệp nhìn chung còn yếu.

- Còn nhiều vấn đề trong việc cân đối và sử dụng vốn để đầu tư và tái đầu tư sản xuất của các doanh nghiệp gỗ Việt Nam.

- Khả năng tiêu thụ sản phẩm gỗ và lâm sản nói chung của thị trường nội địa còn nhỏ, hạn chế việc kích thích các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất, cải cách cơ cấu mặt hàng, nâng cao năng lực cạnh tranh. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến môi trường kinh doanh của doanh nghiệp trong nước mà còn làm giảm tốc độ đầu tư trực tiếp nước ngoài.

- Đội ngũ cán bộ lãnh đạo còn nhiều người chưa ý thức được ảnh hưởng của việc gia nhập WTO, những cơ hội và thách thức mà WTO mang lại, nên việc định hướng chiến lược cho các doanh nghiệp còn lúng túng, chưa chủ động có các biện pháp đối phó với thách thức và tận dụng cơ hội của việc gia nhập WTO.

- Mức độ cạnh tranh ngày càng trở nên khốc liệt hơn do những điểm yếu của việc xử lý đối với các sản phẩm lâm sản, đặc biệt là các sản phẩm gỗ của Việt Nam để hạn chế những ảnh hưởng của thời tiết khí hậu và khả năng cạnh tranh thấp, nên khi gia nhập WTO, các doanh nghiệp phải đối mặt với không ít đối thủ cạnh tranh từ các nước thành viên có nền kinh tế phát triển hơn, với trình độ kỹ thuật cao hơn.

- Chiến lược Lâm nghiệp được thực thi và Việt Nam gia nhập WTO sẽ tạo ra môi trường kinh doanh đa dạng, phong phú hơn đòi hỏi các doanh nghiệp gỗ

không chỉ có phương án kinh doanh hiệu quả, đội ngũ nhân viên có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm kinh doanh quốc tế mà phải có trình độ thông thạo về hội nhập kinh tế quốc tế mới có thể khai thác lợi thế mà WTO và chiến lược Lâm nghiệp mang lại.

3.3.3. Điểm mạnh, điểm yếu.

a. Điểm mạnh

Tuy đang nằm trong diện là những tỉnh nghèo và phát triển chậm nhưng Hà Tĩnh cũng có những điểm mạnh cần phải phát huy trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh phù hợp với yêu cầu hội nhập như sau:

- Hà Tĩnh là tỉnh có nguồn tài nguyên rừng khá phong phú và có nhiều loại đặc hữu có giá trị cao về mặt sinh học lẫn kinh tế.

- Thuộc vùng Bắc Trung Bộ nên Hà tĩnh là cầu nối giao thông từ bắc vào nam đồng thời có cửa khẩu Cầu Treo nên thuận lợi trong việc giao lưu kinh tế với các nước như Lào, Thái Lan, Campuchia, bờ biển dài với nhiều cảng lớn nhỏ là một thế mạnh để phát triển giao lưu kinh tế bằng đường biển.

- Là tỉnh có dân số cao, lực lượng lao động dồi dào; mặt khác Hà Tĩnh là nơi được biết đến với những con người hiếu học, cần cù, ham học hỏi… đây là một nguồn lực không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

b. Điểm yếu

Bên cạnh những điểm mạnh nỗi bật thì Hà Tĩnh vẫn đang còn tồn tại khá nhiều những hạn chế trong quá trình phát triển kinh tế tỉnh nói chung và ngành lâm nghiệp nói riêng.

- Công tác điều tra đánh giá nguồn lợi tuy đã được quan tâm nhưng kết quả còn hạn chế.

- Công tác quản lý, bảo vệ và phát triển lâm nghiệp chưa thu được kết quả cao, sức ép về lao động và thu nhập còn rất đáng kể trong việc thực thi các quy định về bảo vệ rừng và tài nguyên rừng

- Rất nhiều các doanh nghiệp chế biến lâm sản còn trong tình trạng thiết bị sản xuất lạc hậu, hoạt động sản xuất manh mún nhỏ lẻ, thiếu sự liên kết giữa các doanh nghiệp với nhau nên không thực hiên được các hợp đồng các dự án lớn.

- Phần lớn đội ngũ cán bộ quản lý doanh nghiệp chưa đào tạo cơ bản về kỹ năng quản lý cũng như các kiến thức trong tổ chức và phát triển thị trường trong bối cảnh hội nhập và đòi hỏi cạnh tranh gay gắt.

Ngoài ra Hà Tĩnh là một tỉnh mà nền kinh tế chưa thật sự phát triển, theo nhịp độ phát triển của đất nước do nằm trong khu vực nhiều thiên tai của đất nước. Mặc dù cũng đã có những chuyển biến về sự phát triển của nền kinh tế, tuy nhiên sau một năm gia nhập WTO thì nền kinh tế Hà Tĩnh nói chung chưa có biến đổi nhiều đặc biệt là lĩnh vực lâm nghiệp do chưa thực sự thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư vào lĩnh vực mà rủi ro khá cao này.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CỦA NGÀNH LÂM NGHIỆP HÀ TĨNH VỚI YÊU CẦU HỘI NHẬP WTO (Trang 26 - 28)