Thách thức

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI (Trang 32 - 33)

Cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới diễn ra để lại hậu quả nặng nề, ảnh hưởng rất lớn tới cầu du lịch.

Như đã phân tích ở trên, cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới làm cho người dân thắt chặt tiêu dùng, cầu về hàng hóa tiêu dùng thiết yếu không bị ảnh hưởng nhiều. Ngược lại, cầu về các loại hàng hóa cao cấp như du lịch giải trí giảm mạnh. Điều này làm ảnh hưởng mạnh đến cầu du lịch hàng năm. Những người có điều kiện sẽ cắt giảm chi tiêu cho du lịch, chuyển sang những chuyến du lịch rẻ tiền và thời gian ngắn hơn. Những người có thu nhập thấp thì giảm chi tiêu cho du lịch đến mức tối thiểu, xem đó như là một hàng hóa cao cấp trong thời buổi kinh tế khó khăn. Vì thế, du lịch nói chung và DLST ở Thừa Thiên Huế nói riêng sẽ gặp nhiều khó khăn trong giai đoạn tới.

Sự phát triển của nền kinh tế tỉnh ảnh hưởng không nhỏ tới môi trường sống, tài nguyên tự nhiên DLST.

Nền kinh tế tỉnh nhà đang trong giai đoạn phát triển mạnh. Nông nghiệp tuy có sự giảm dần về tỉ trọng nhưng ngày càng được CNH – HĐH, ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất. Công nghiệp ngày càng phát triển mạnh, hàng loạt cụm, khu công nghiệp lớn nhỏ được mở ra và hoạt động hiệu quả. Sự phát triển này cũng gây nên nhiều tác động xấu. Số lượng nhà máy tỉ lệ thuận với lượng bụi khói và rác thải mà nó thải ra môi trường xung quanh. Bầu không khí ngày càng ô nhiễm, vấn đề vệ sinh môi trường trở nên nghiệm trọng. Những điểm DLST ở gần một nhà máy hay khu công nghiệp nào đó cũng chịu tác động nặng nề. Rác thải, bụi khói, nguồn nước ô nhiễm làm mất vẻ mỹ quan cũng như sự hoang sơ của tự nhiên. Đây là một vấn đề nghiêm trọng cần phải có biện pháp giải quyết và khắc phục kịp thời.

Sự phát triển mạnh của các điểm du lịch trên cả nước nói chung và khu vực miền Trung nói riêng.

Ngành du lịch ở nước ta phát triển mạnh với nhiều điểm du lịch hấp dẫn và nổi tiếng. Có thể kể đến Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh hay Hải Phòng, Quảng Ninh… những địa điểm vốn đã rất quen thuộc đối với du khách trong và ngoài nước. Ngay tại khu vực miền Trung cũng có nhiều địa danh du lịch nổi tiếng gắn với nhiều di sản thế giới như Động Phong Nha ở Quảng Bình, Thánh địa Mỹ Sơn và Phố Cổ Hội An ở

Quảng Nam… Tất cả đang tạo nên một thách thức lớn đối với DLST nói riêng và du lịch ở Thừa Thiên Huế nói riêng. Thách thức đặt ra là làm sao tạo nên được một thương hiệu DLST Thừa Thiên Huế để ngày càng nhiều du khách biết đến và dừng chân.

Điều kiện tự nhiên và vị trí địa lý của tỉnh không thuận lợi trong việc liên kết phát triển du lịch vùng.

Thừa Thiên Huế nằm ở vị trí trung độ của cả nước, cách thủ đô Hà Nội 700km về phía Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh gần 1000 km về phía Bắc. Đây là hai thành phố lớn, là trung tâm kinh tế - văn hóa của cả nước. Mỗi năm, hai thành phố này thu hút hàng chục triệu vị khách đến làm việc và du lịch. Và khi những vị khách này có nhu cầu muốn mở rộng chuyến du lịch của mình thì những địa điểm mà họ chọn thường là Nha Trang, Vũng Tàu, Đà Lạt… hay Hạ Long, Tam Đảo, Sa Pa… với khoảng cách hợp lý và thuận tiện mà ít lựa chọn, cân nhắc đến Huế. Điều này yêu cầu các cấp chính quyền, cơ quan quản lý du lịch phải có giải pháp liên kết du lịch vùng sao cho thật hiệu quả.

Thừa Thiên Huế với điều kiện dân số thấp tạo nên một thị trường khách nhỏ hẹp và cạnh tranh gay gắt.

Người dân địa phương cũng là một thị trường khách du lịch tiềm năng. Với lợi thế về khoảng cách, người dân địa phương chiếm một tỉ lệ khá lớn trong doanh thu của các địa điểm du lịch. Theo số liệu thống kê, dân số Thừa Thiên Huế chỉ khoảng 1,5 triệu, thu nhập của người dân còn khá chênh lệch. Vì thế, thị trường khách du lịch địa phương ở Huế khá nhỏ hẹp, phân đoạn thị trường khá nhỏ lẻ và manh mún. Điều này khiến các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh du lịch rơi vào tình thế cạnh tranh khốc liệt trên phân đoạn thị trường này. Đây là một khó khăn lớn đối với các doanh nghiệp lữ hành nhỏ và vừa ở Thừa Thiên Huế.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH SINH THÁI (Trang 32 - 33)