Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH LONG BIÊN (Trang 31 - 34)

+ Nguyên nhân chủ quan: xuất phát từ phía ngân hàng:

 Chính sách cho vay của ngân hàng còn hạn chế: Maritime Bank Long Biên chú trọng mảng tín dụng doanh nghiệp hơn tín dụng cá nhân. Nên các sản phẩm cho vay tiêu dùng chưa thực sự đa dạng và phong phú. Bên cạnh đó, mức cho vay tiêu dùng của chi nhánh còn thấp, mỗi khoản cho vay tối đa 70% giá trị tài sản đảm bảo. Số tiền này còn nhỏ so với nhu cầu vay cả giá trị tài sản của khách hàng, do đó đã bỏ qua cơ hội cho vay đối với nhiều khách hàng, đặc biệt là các khách hàng có khả năng trả nợ cao trong tương lai và nhu cầu vốn lớn ở hiện tại.

 Ngân hàng ngại nguy cơ nợ xấu: trong bối cảnh thị trường có nhiều biến động, khách hàng gặp khó khăn trong việc trả nợ ngân hàng. Để giảm tỷ lệ nợ xấu, ngân hàng hạn chế cho vay tiêu dùng.

 Sự phối hợp giữa các phòng ban, bộ phận chưa logic và hiệu quả, gây ra phiền phức và mất thời gian của khách hàng.

 Lãi suất cao làm khó khách hàng vay tiêu dùng : Hiện nay, nhiều ngân hàng giới thiệu chương trình cho vay mua nhà, xe với nhiều điều kiện ưu đãi hơn trước, song áp lực mới về lãi suất khiến người đi e ngại.Với mặt bằng lãi suất huy động 10,5%, cộng với chi phí khuyến mãi trên dưới 1%, các ngân hàng thường áp lãi suất vay tiêu dùng với mức cao nhất 17-18% sau khi tính đủ chi phí và dư địa lợi nhuận cho mình. Cá biệt có nơi đẩy lãi lên trên 20% khiến những người có ý định vay tiêu dùng cá nhân phải cân nhắc kỹ, đặc biệt là khi tiền lương chưa điều chỉnh kịp với mức tăng lãi suất.

 Hoạt động marketing ngân hàng chưa phát huy tác dụng: MSB Long Biên chưa có phòng marketing độc lập nên việc nâng cao hình ảnh ngân hàng còn nhiều hạn chế.

 Hệ thống thông tin chưa đáp ứng được tiêu chuẩn: việc thu thập thông tin về khoản vay và về khách hàng còn hạn chế, điều này gây khó khăn trong việc ra quyết định tín dụng

 Sự cạnh tranh quyết liệt giữa các ngân hàng tại Việt Nam: các ngân hàng đa dạng hóa dịch vụ; mở rộng mạng lưới; mở rộng hoạt động cho vay tiêu dùng… nhằm thu hút khách hàng. Cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng là một hướng giúp các NHTM phân tán rủi ro. Nếu như các năm trước đây, các ngân hàng thương mại tập trung chủ yếu là cho vay sản xuất kinh doanh và làm dịch vụ, thì thời gian gần đây chú trọng cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng. Các đối tượng khách hàng được cạnh tranh mở rộng cho vay tiêu dùng, chủ yếu là giáo viên, cán bộ công nhân viên, kể cả người hưởng lương trong lực lượng vũ trang, công an, chủ doanh nghiệp, hộ gia đình, người về hưu... Mục đích vay là mua sắm xe ô tô, xe gắn máy làm phương tiện đi lại, sửa chữa nhà ở, mua sắm phương tiện tiêu dùng có giá trị khác trong gia đình...

 Khách hàng vay tiêu dùng khó xác định thông tin hơn khách hàng doanh nghiệp nên việc chứng minh nguồn trả nợ khó khăn hơn. Khách hàng vay tiêu dùng nhỏ lẻ và phân tán nên dư nợ không ổn định

 Yếu tố tâm lý của khách hàng: do thói quen của người Việt Nam ngại đến ngân hàng vì sợ thủ tục phức tạp, sợ người khác biết được các thông tin đi vay…

 Sự sụp đổ của hàng loạt ngân hàng tên tuổi tại Mỹ, kéo theo khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng tới kinh tế Việt Nam. Điều này gây ra áp lực với lạm phát, biến động giá cả và lãi suất của các ngân hàng, tác động đến hoạt động cho vay của ngân hàng.

 Khi khách hàng chuẩn bị hồ sơ vay vốn, việc đăng ký giao dịch đảm bảo, giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất… còn khó khăn. Thủ tục hành chính nhà nước chưa thực sự nhanh gọn và thông thoáng, gây ảnh hưởng đến quyết định cho vay và giải ngân của ngân hàng.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CHO VAY TIÊU DÙNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP HÀNG HẢI CHI NHÁNH LONG BIÊN (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(34 trang)
w