Kết quả hoạt động cho vay tiêu dùng tại VPBank Thăng Long nhìn chung là đã phát triển khá tốt. Cho vay tiêu dùng trở thành một hoạt động chính trong mục tiêu phát triển cho vay cá nhân và các doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngân hàng. Sau đây là một số kết quả cụ thể mà VPBank Thăng Long đã đạt được:
Thứ nhất, lợi nhuận từ hoạt động CVTD của chi nhánh ngày càng tăng và chiếm một tỉ trọng ngày càng cao trong tổng lợi nhuận. Đây là tiêu chí quan trọng nhất phản ánh hiệu quả hoạt động của bất cứ doanh nghiệp nào trong nền kinh tế thị trường. CVTD là một hoạt động có rủi ro lớn nhưng có khả năng đem lại lợi nhuận cho ngân hàng là cao, vì vậy phát triển cho vay tiêu dùng là một chiến lược đúng đắn đối với một ngân hàng như VPBank.
Hai là, các chỉ tiêu phản ánh sự tăng trưởng về số lượng của hoạt động cho vay tiêu dùng đều tăng. Doanh số cho vay, dư nợ cho vay tiêu dùng đều có tốc độ tăng cao. Bên cạnh đó, tỉ trọng dư nợ trong tổng doanh số cho vay của chi nhánh ngày càng cao, cho thấy ngân hàng ngày càng dành nhiều nguồn lực vào việc phát triển cho vay tiêu dùng trong quá trình hoạt động
Ba là, tỷ lệ nợ quá hạn của CVTD thấp (ở mức < 1%), NQHCVTD/
tổng NQH có xu hướng giảm qua các năm chứng tỏ chất lượng của các món vay cho tiêu dùng của Chi nhánh ngày càng cao.
Bốn là, chất lượng tín dụng tiêu dùng nhìn chung đã được cải thiện tốt hơn khi mà ngân hàng đã ban hành các thể lệ cho vay tiêu dùng: thể lệ cho vay mua, sữa chữa nhà; thể lệ cho vay mua ô tô; thể lệ cho vay du học. Bên cạnh đó Ngân hàng còn ban hành bảng xếp hạng tín dụng, nhờ vậy nhân viên tín dụng có thể đánh giá khách hàng tốt hơn, các thủ tục vay vốn được chặt chẽ rút, rút ngắn được thời gian, thủ tục nhanh gọn mà vẫn đảm bảo an toàn.
Sáu là, trong quá trình phát triển cho vay tiêu dùng VPBank Thăng Long đã tạo được các mối quan hệ rộng rãi và mật thiết với khách hàng, tạo ra được các lợi thế cạnh tranh với các ngân hàng thương mại cổ phần khác trên cùng địa bàn. VPBank Thăng Long trở thành một trong những ngân hàng có hoạt động tiêu dùng phát triển tại Hà Nội.
2.3.2. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.2.1. Hạn chế
Mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định, nhưng do còn những hạn chế nhất định chất lượng cho vay tiêu dùng vẫn chưa đạt được mức cao so với tiềm năng và đúng với phương trâm của một Ngân hàng bán lẻ. Đó là:
- Mặc dù chất lượng hoạt động tín dụng đã đạt kết quả nhất định nhưng còn chứa nhiều nguy cơ xảy ra rủi ro. Bên cạnh sự gia tăng của dư nợ, nợ quá hạn cũng tăng theo với tốc độ khá nhanh, làm cho tỉ lệ nợ quá hạn ở mức cao.
- Tỷ trọng của CVTD chưa hợp lý (chiếm khoảng 30%), chưa tương xứng với tiềm năng, với phương châm phát triển của VPBank đó là trở thành ngân hàng bán lẻ hàng đầu.
- Cơ cấu CVTD chưa được hợp lý, các khoản cho vay theo thời gian chưa hợp lý, tỷ trọng của các món vay trung và dài hạn chiếm tỷ trọng cao; NQH cho vay mua ô tô, mua nhà chiếm tỷ trọng cao, lớn hơn 85%. Điều này là tiềm ẩn rủi ro với Ngân hàng.
- Cho vay du hoc và hoạt động cho vay khác chiếm tỷ trọng nhỏ, chưa phát triển.
2.3.2.3. Nguyên nhân
Lí do chất lượng của các món vay cho vay tiêu dùng chưa được cao là do các nguyên nhân sau:
a. Nguyên nhân chủ quan
Thứ nhất, quy mô ngân hàng còn nhỏ bé
So với các tổ chức tín dụng khác thì vốn tự có của VPBank là thấp.
Vốn ít sẽ ảnh hưởng tới việc huy động vốn của Ngân hàng, nguồn vốn huy động được là hạn chế làm ảnh hưởng tới hoạt động cho vay, làm hạn chế hoạt động kinh doanh của Ngân hàng.
Thứ hai, hoạt động marketing của ngân hàng còn yếu kém, chưa hiệu quả
Hoạt động marketing của ngân hàng dùng để chỉ các hệ thống các chiến lược, biện pháp, chương trình, hoạt động tác động vào toàn bộ quá trình tổ chức cung ứng sản phẩm dịch vụ ngân hàng nhằm sử dụng nguồn nhân lực ngân hàng một cách tốt nhất trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng. Việc sử dụng các biện pháp marketing hiệu quả góp phần quảng bá hình ảnh ngân hàng, thu hút khách hàng đến với ngân hàng ngày càng nhiều hơn. Tuy nhiên hoạy động ngân hàng VPBank còn nhiều yếu kém và thụ động. Khách hàng chủ yếu của ngân hàng là các khách hàng quen, đã có quan hệ, ngân hàng chưa chủ động tìm kiếm các khách hàng mới. Thỉnh thoảng ngân hàng có phát tờ rơi, thư ngỏ nhưng làm một cách tự phát, chưa có kế hoạch.. Việc trông chờ vào trụ sở trong việc tiếp thị hình ảnh và giới thiệu sản phẩm là chưa đủ, VPBank Thăng Long phải tích cực hơn trong việc quảng bá hình ảnh đến với khách hàng trên địa bàn Hà Nội để có thêm nhiều hơn nữa khách hàng đến với mình nhằm nâng cao lợi nhuận thu được.
Thứ ba, các sản phẩm dịch vụ cho vay tiêu dùng của ngân hàng còn đơn điệu, kém phong phú
Các hoạt động cho vay tiêu dùng của ngân hàng chủ yếu mua, xây, sửa chữa nhà, mua ôtô chiếm tỷ trọng lớn, chưa có nhiều sản phẩm tích hợp công nghệ cao, chứa đựng nhiều chức năng khác nhau. Ngân hàng chưa chú trọng tập trung phát triển các sản phẩm cho vay tiêu dùng khác ngoài ba sản phẩm truyền thống, với tâm lý ngại các khoản cho vay nhỏ, có rủi ro cao. Chính điều này đã hạn chế quy mô CVTD của ngân hàng.
Thứ tư, việc kiểm tra, kiểm soát cho vay của ngân hàng còn chưa tốt
Khi thẩm định và ra quyết định cho vay, ngân hàng xem xét ở khách hàng ở tình trạng hiện tại. Nhưng việc sử dụng vốn, việc trả nợ ngân hàng lại phụ thuộc vào tình hình khách hàng trong tương lai. Do vậy, công việc kiểm soát khách hàng là rất cần thiết, và đặc biệt được quan tâm. Tuy nhiên, trên thực tế việc kiểm tra, kiểm soát sau cho vay của ngân hàng còn nhiều mặt chưa được tốt. Các nhân viên tín dụng chưa thật sự quan tâm tới việc xem khách hàng có sử dụng tài sản đúng mục đích hay không, cũng như thẩm định lại tài sản đảm bảo định kỳ và nguồn thu nhập trả nợ. Việc này sẽ ảnh hưởng tới nguy cơ khách hàng suy giảm khả năng trả nợ cho ngân hàng.
Thứ năm, chất lượng nguồn lực còn chưa thực sự tốt
Mặc dù có đội ngũ nguồn nhân lực năng động, nhiệt tình sáng tạo nhưng đội ngũ đó phần lớn mới tuyển dụng là đông. Với tuổi đời trẻ, 28- 30 tuổi, nhất là phòng tín dụng, điều này gây khó khăn cho ngân hàng trong quá tình làm việc bởi cán bộ tín dụng cần phải có kinh nghiệm trong công việc cũng như trong cuộc sống. Do thiếu kinh nghiệm trong cuộc sống mà đôi lúc chưa biết cách ứng xử mềm mỏng, linh hoạt với nhiều đối tượng khách hàng khác nhau. Đặc biệt trong việc phân tích tài chính của khách hàng thì kinh nghiệm lại càng cần thiết. Việc thiếu kinh nghiệm sẽ có những quyết định sai lầm gây ra những rủi ro cho Ngân hàng. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ đối với cán bộ ngân hàng chưa được hoàn thiện, cơ chế động viên khuyến khích cán bộ nhân viên phát triển tuy được quan tâm nhưng chưa được xây dựng thành hệ thống.
Thứ sáu, thời hạn giải quyết một khoản vay, từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân còn khá dài so (hai đến ba ngày)với các ngân hàng khác (như EximBank với sản phẩm cho vay trong 24 giờ). Trong khi các ngân hàng cạnh tranh đưa ra các dịch vụ tương tự với chất lượng cao hơn (rút ngắn thời gian, thủ tục) thì chất lượng dịch vụ của VPBank Thăng Long hầu như chưa thay đổi nhiều nâng cao tính cạnh tranh của ngân hàng với các tổ chức tín dụng khác.
c. Nguyên nhân khách quan
- Thư nhất, đó là nguyên nhân đến từ phía khách hàng. Do mức thu nhập bình quân đầu người của người dân Việt Nam còn thấp, nên so với các sản phẩm dịch vụ tiêu dùng có giá trị cao như nhà, ô tô… thì khả năng đáp ứng tài chính của khách hàng là tương đối khó khăn. Bên cạnh đó, nguồn thông tin để chứng minh tài chính của người đến vay cũng khụng được rừ ràng, do vậy ảnh hưởng tới khả năng ra quyết định cho vay của ngân hàng. Một yếu tố nữa đến từ khách hàng đó là tâm lý ngại đến ngân hàng của người tiêu dùng, họ thường vay tiền của họ hàng người thân, bạn bè, có khi vay ngoài … để chi tiêu thay vì đến ngân hàng. Vì vậy cần có chính sách marketing phù hợp để thu hút khách hàng, để cho khách hàng thấy được lợi ích khi sử dụng các sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng.
- Thứ hai, là môi trường pháp lý. Các thủ tục hành chính của nhà nước gây nhiều khó khăn cho cả khách hàng và ngân hàng. Việc xác minh các giấy tờ như quyền sử dụng đất, đăng ký giao dịch bảo đảm thường gây rất nhiều phiền phức và thời gian, ảnh hưởng tới thời gian làm thủ tục, xét duyệt và giải ngân của ngân hàng.