Nguyên nhân

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG (Trang 28 - 29)

Những tồn tại trên trong hoạt động tín dụng không chỉ xuất phát từ chính bản thân ngân hàng mà nó còn liên quan tới một số vấn đề mang tính chất khách quan.  Nguyên nhân khách quan:

• Giai đoạn 2008- 2009 được coi là một giai đoạn khó khăn với nền kinh tế toàn cầu. Việt Nam, sau 2 năm ra nhập WTO, từng bước xâm nhập ngày một sâu hơn vào sân chơi chung của toàn thế giới, do vậy, cũng không tránh khỏi có những ảnh hưởng nhất định, được thể hiện rõ nhất thông qua mức tăng trưởng GDP giảm từ 8.5% năm 2007 còn 6.23% năm 2008 và 5.32% năm 2009. Về cơ bản, các hoạt động xuất nhập khẩu, sản xuất hàng hóa trên toàn quốc nói chung và địa bàn tỉnh nói riêng đã có những bước chững lại, ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động tín dụng của ngân hàng.

• Do nền kinh tế Việt Nam còn chưa có một thị trường hàng hoá hoàn thiện, do đó nhiều khi tài sản đảm bảo được đánh giá quá chênh lệch với giá trị thực tế. Ngoài ra thị trường bất động sản còn có những biến động phức tạp, thiếu sự quản lý vĩ mô, còn vướng mắc trong vấn đề pháp lý và hành chính gây ách tắc trong quá trình mua bán chuyển nhượng, nhiều khi việc mua bán chuyển nhượng chỉ là trao tay, thiếu giấy tờ hợp lệ lại qua nhiều lần đổi chủ khiến việc thẩm định tính hợp pháp rất mất thời gian, công sức, đôi khi còn sai lệch. Chất lượng thẩm định tài sản thế chấp, cầm cố vì thế mà không cao.

• Do hành lang pháp lý còn chưa hoàn thiện: Mặc dù chính phủ, ngân hàng nhà nước, các bộ ngành liên quan đã ban hành hơn 20 văn bản pháp luật, quy định,

thông tư nhằm hướng dẫn thực hiện các biện pháp phòng ngừa rủi ro tín dụng. Nhưng trên thực tế các văn bản này vẫn chưa phát huy được tác dụng, chưa đi sâu vào cuộc sống. Thêm vào đó công tác đánh giá thẩm định hay xử lý tài sản đòi hỏi động chạm đến nhiều lĩnh vực, bộ ngành khác nhau, trong khi các thông tư hướng dẫn của các bộ ngành đôi khi lại chồng chéo thiếu sự bàn bạc thống nhất ý kiến, hoặc có khi văn bản hướng dẫn theo một kiểu nhưng triển khai lại theo một cách khác, làm cho tổ chức tín dụng bị đẩy vào tình thế “một cổ nhiều tròng” làm như thế nào cũng vướng mắc.

 Nguyên nhân chủ quan:

Thời gian hoạt động ổn định của Chi nhánh thực tế còn chưa nhiều, do mới được thành lập từ năm 1997 trên cơ sở chia tách từ ngân hàng Công thương tỉnh Hà Bắc, vì vậy nên thâm niên hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng chỉ mới có một thời gian ngắn (11 năm) và kinh nghiệm lẫn trình độ của các cán bộ công nhân viên còn chưa đồng đều, sự phối hợp trong hoạt động điều hành đôi khi còn chưa nhịp nhàng ăn khớp, chưa phát huy được hiệu quả công việc. Do đó một số mục tiêu kinh doanh còn chưa đạt, thị phần trên địa bàn tỉnh còn khiêm tốn, lượng khách hàng truyền thống và giá trị tín dụng chưa nhiều, hiệu quả tín dụng chưa cao.

Khối lượng công việc ngày càng nhiều trong khi số lượng cán bộ tín dụng còn mỏng, nên nhiều khi cán bộ tín dụng còn phải kiêm nhiệm khối lượng công việc khá lớn, do đó mà có thể dẫn đến chất lượng công việc không đạt hiệu quả tốt nhất. Mặt khác công nghệ chưa đồng bộ đã hạn chế lượng giao dịch phục vụ khách hàng, công tác triển khai bảo đảm tiền vay vì thế cũng gặp nhiều khó khăn nên hiệu quả chưa cao.

Chi nhánh chưa có phòng quản lý thông tin và xếp hạng tín dụng khách hàng riêng, vì thế mà công tác thu thập và xử lý thông tin chưa cao. Nhận thức rõ hạn chế đó, xong do điều kiện thực tế không cho phép nên hiện nay các cán bộ tín dụng vừa thu thập thông tin, tự đánh giá thẩm định, vừa làm vừa rút ra kinh nghiệm vừa khắc phục khó khăn. Điều này ảnh hưởng lớn đến quyết định tín dụng và việc triển khai các nghiệp vụ đảm bảo an toàn của nguồn vốn.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG TÍN DỤNG TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG CÔNG THƯƠNG TỈNH BẮC GIANG (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(29 trang)
w