Khách hàng:

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI (Trang 26 - 27)

tranh tiềm ẩm, sản phẩm thay thế. Đây là loại môi trường gắn trực tiếp với từng doanh nghiệp và phần lớn các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp xảy ra tại đây. Các nhân tố này bao gồm:

a. Khách hàng :

Đối thủ cạnh tranh Doanh nghiệp chiến lược kinh doanh môi trường tác nghiệp.

Người cung cấp

Khả năng ép giá của người cung cấp Người mua

Khả năng ép giá của người mua Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn

Nguy cơ đối thủ cạnh tranh

Sản phẩm

Khách hàng là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến kinh doanh của doanh nghiệp. Khách hàng là những người mua sản phẩm của doanh nghiệp, họ là một bộ phận không thể tách rời trong môi trường cạnh tranh của doanh nghiệp. Khách hàng là nhân tố trung tâm trong bộ ba chiến lược trên thị trường: khách hàng, doanh nghiệp, các đối thủ cạnh tranh. Họ là người đóng vai trò quan trọng trong việc tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp, là điều kiện tồn tại và phát triển của mỗi doanh nghiệp.

Sơ đồ: I.4 Các yếu tố môi trường tác nghiệp

Sự tín nhiệm của khách hàng có thể là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp, do đó sự tín nhiệm đạt được do biết thoả mãn tốt hơn các nhu cầu và thị hiếu của khách hàng so với đối thủ cạnh tranh.

Doanh nghiệp cần quan tâm tới khả năng trả giá của khách hàng, người mua có thể ép giá làm cho lợi nhuận của doanh nghiệp giảm xuống, hoặc đòi hỏi hàng hoá có chất lượng cao hơn một cách khắt khe hoặc đòi hỏi những điều kiện ưu đãi khác. Với những khách hàng có thế lực tức là số lượng hàng hoá của họ mua chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số hàng hoá của doanh nghiệp và nếu họ chuyển sang mua hàng khác thì không tốn kém gì đáng kể cho sự thay đổi đó, sản phẩm của doanh nghiệp không ảnh hưởng gì đến chất lượng sản phẩm của người mua (nếu họ đi mua của doanh nghiệp khác thì chiến lược sản phẩm của họ không thay đổi) khi quan hệ với khách hàng có thế lực thì cần có chính sách khôn khéo: Xây dựng quan hệ hữu hảo lâu dài, các điều kiện mua bán phải được định rõ để giảm đến mức tối thiểu sự biến động của doanh nghiệp trước khách hàng có thế lực. Doanh nghiệp cần phải xác định cho mình những khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng, kết cấu, số lượng khách hàng, quy mô, nhu cầu, thị hiếu...để xây dựng chiến lược kinh doanh, đồng thời phải chú trọng quan tâm đến một số vấn đề:

- Thị hiếu : nếu như khách hàng có tư tưởng thích dùng hàng ngoại hơn thì lập tức sẽ có tác động tới quá trình tiêu thụ của doanh nghiệp trong nước. Đòi hỏi những doanh nghiệp phải có những biện pháp để hàng hoá của họ có thể cạnh tranh được với hàng ngoại. Hay người tiêu dùng yêu cầu những sản phẩm ngoài chất lượng cao, giá hợp lý còn phải độc đáo, mới lạ, thuận tiện và đa năng… cũng sẽ đòi hỏi các doanh nghiệp phải cạnh tranh với nhau trong việc thoả mãn các yêu cầu này.

- Thu nhập của khách hàng: Là một yếu tố ảnh hưởng, quyết định đến nhu cầu có khả năng thanh toán. Nếu khách hàng có thu nhập thấp thì họ chỉ tiêu dùng sản phẩm có mức giá thấp với thu nhập tương đối. Do vậy nếu doanh nghiệp đưa ra thị trường những sản phẩm có giá bán cao sẽ không thể cạnh tranh được với sản phẩm có giá bán cùng loại có mức giá thấp hơn. Chính vì vậy mà mỗi doanh nghiệp cần thiết phải dựa vào thị hiếu và thu nhập của khách hàng mà định hướng cho chiến lược kinh doanh đối với các sản phẩm của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w