Số liệu gần đây nhất của Cơ quan Thống kê Liên hiệp quốc (Comtrade) cho thấy, Trung Quốc (tính cả Hồng Kông và Ma cao) đã vượt qua Italia để trở thành thị trường xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới trong năm 2005.Với sự trợ giúp của chính phủ, việc đầu tư vào các công xưởng và vận tải đã góp phần dẫn đến sự phát triển mạnh mẽ của ngành chế tạo các sản phẩm gỗ có giá trị cao, đặc biệt là đồ gỗ. Trong thập kỷ qua, kim ngạch xuất khẩu gồ gỗ của Trung Quốc ước đạt mức tăng trưởng bình quân 34%/năm. Trung Quốc đã trở thành nước cung ứng đồ gỗ lớn nhất cho thị trường Mỹ.Lợi thế đối với ngành gỗ Trung Quốc là chi phí nhân công rẻ có thể bù đắp cho sự gia tăng chi phí nguyên liệu, năng lượng và vận tải.Tuy nhiên, nguyên liệu cho ngành gỗ xuất khẩu của Trung Quốc chủ yếu là do nhập khẩu,không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng,không đáp ứng được yêu cầu chất lượng và vệ sinh an toàn của hàng hóa nên khi Mỹ có những quy định chặt chẽ hơn,thì doanh nghiệp xuất khẩu đồ gỗ của Mỹ đã gặp không ít khó khăn. Bài học rút ra đối vỡi việt Nam là phải biết tận dụng nguồn nguyên liệu,nhân công giá rẻ và cung ứng đa dạng hơn các chủng loại,quy cách sản phẩm.Ngoài ra các doanh nghiệp Việt Nam phải nắm thật kỹ những yêu cầu và quy định về xuất khẩu vào Mỹ để tránh bị kiện hay bị phạt.
Malaysia hiện là nước xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất châu Á với tổng kim ngạch từ đầu năm đến nay khoảng 2 tỉ USD. Tuy nhiên, sản phẩm gỗ của Malaysia chủ yếu làm từ gỗ cao su, trong khi theo tham tán thương mại Mỹ tại Kuala Lumpur, thị trường Mỹ và châu Âu cần những sản phẩm chất lượng cao hơn và làm từ gỗ cứng. Năm 2006, Malaysia chiếm 11% tỷ trọng gỗ nhập khẩu của Mỹ. John Chan, giám đốc phụ trách khu vực Đông Nam Á và Trung Quốc của AHEC cho rằng, do Việt Nam đang nhanh chóng trở thành đối thủ cạnh tranh lớn nhất của Malaysia tại khu vực ASEAN (Hiệp hội Các nước Đông Nam Á), Malaysia cần phải cải thiện chất lượng các sản phẩm đồ gỗ xuất khẩu.
Theo ông John Chan, Việt Nam đã vượt qua Malaysia trở thành nước nhập khẩu gỗ cứng hàng đầu của Mỹ tại ASEAN với kim ngạch ước đạt 50 triệu USD năm 2006, cao hơn so với mức bình quân 32 triệu USD/năm trong 3 năm qua của Malaysia. Mặc dù đồ gỗ Malaysia đứng đầu khu vực với kim ngạch xuất khẩu đạt khoảng 7 tỷ Ringgit (1,97 tỷ USD) năm 2006, đồ gỗ Việt Nam cũng đang nhanh chóng tiến gần tới mức này.
Theo Jonathan Gressel, Đại sứ Mỹ tại Kuala Lumpur, Malaysia cần phải tìm được chỗ đứng thích hợp tại thị trường Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) qua việc cải thiện chất lượng sản phẩm, có định hướng rõ ràng về nguồn cung gỗ cứng từ nước ngoài và ngành đồ gỗ không nên chỉ dựa vào nguồn nguyên liệu gỗ cao su.
Ông Chan cũng cho rằng, giá trị các sản phẩm đồ gỗ của Malaysia sẽ tăng lên nếu Malaysia biết kết hợp nguồn nguyên liệu gỗ cao su với nhiều chủng loại gỗ cứng khá