TỔNG NGUỒN

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (Trang 36 - 47)

 Các biện pháp thực hiện

TỔNG NGUỒN

VỐN 58.639.490.852 100 90.470.241.692 100 31.830.750.840 54,28 0,00

Từ bảng phân tích trên cho thấy: tổng nguồn vốn của Công ty năm 2003 tăng 31.830.750.840 đồng so với năm 2002 với tỷ lệ tăng 54,28% - đây là một tỷ lệ tăng khá cao; trong đó nguồn vốn chủ sở hữu tăng 741.265.602 đồng với tỷ lệ tăng là 11,6% còn Nợ phải trả tăng 31.089.485.238 đồng với tỷ lệ tăng 59,5%. Như vậy tổng nguồn vốn tăng chủ yếu là do Nợ phải trả tăng lên với số tiền lớn. Điều này cho thấy Công ty Xây dựng Ngân Hàng chủ yếu sử dụng chính sách tài trợ bằng nợ vay. Trong năm 2003 Công ty đã vay vốn với số lượng lớn hơn rất nhiều so với năm 2002 và những năm trước đó, điều đó chứng tỏ quy mô của Công ty ngày càng lớn mạnh hơn. Công ty ngày càng nhận được nhiều hợp đồng và vì vậy Công ty phải đi vay vốn để nhận thi công các công trình này.

- Nguồn vốn chủ sở hữu của Công ty tăng chủ yếu do nguồn vốn kinh doanh và quỹ đầu tư phát triển tăng. Điều này cho thấy Công ty đã chú ý đến tổ chức, khai thác và huy động vốn của chính mình, tuy nhiên quy mô của vốn chủ sở hữu là nhỏ chứng tỏ quy mô của Công ty chưa thực sự lớn.

- Nợ phải trả của Công ty tăng lên một cách rất đáng kể chủ yếu là do Nợ ngắn hạn của Công ty tăng 31.461.795.229 đồng với tỷ lệ 61,93%; trong khi đó các khoản nợ khác giảm 372.309.991 với tỷ lệ giảm 25,61%. Nợ ngắn hạn của Công ty tăng chủ yếu do vay ngắn hạn và người mua trả trước tăng lên. Điều này thể hiện được uy tín của Công ty trên thị trường bởi vì mặc dù nhiều công trình Công ty chưa bàn giao cho khách hàng nhưng họ vẫn chấp nhận trả trước cho Công ty.

3.2.5.3.Phân tích các nhóm tỷ số tài chính cơ bản của Công ty Xây dựng Ngân Hàng

Như ở chương 2: Thực trạng công tác phân tích tài chính của Công ty Xây dựng Ngân Hàng đã trình bày, rõ ràng trong phần nội dung phân tích các tỷ số tài chính cơ bản thì Công ty đã phân tích một cách không đầy đủ. Cán bộ phân tích chỉ tiến hành phân tích hai nhóm chỉ số là: nhóm chỉ số về cơ cấu vốn và nhóm tỷ số về khả năng sinh lời. Như vậy không thể sử dụng phần nội dụng phân tích này để

đánh giá tình hình tài chính của Công ty được bởi vì nó còn thiếu rất nhiều các tỷ số quan trọng khác. Dưới đây là nội dung phân tích các tỷ số tài chính cơ bản của Công ty một cách đầy đủ.

Để cho công việc này mang tính tổng quát, ta đưa ra một bảng tổng hợp các chỉ tiêu và tỷ lệ tài chính để tiện cho việc phân tích. Sau đây là bảng tổng hợp các tỷ số tài chính cơ bản của Công ty Xây dựng Ngân Hàng:

Bảng 18: Bảng tổng hợp các tỷ số tài chính cơ bản của Công ty Xây dựng Ngân Hàng

CHỈ TIÊU Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003

1.Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động

1.1.Hệ số thanh toán hiện hành 1.2.Hệ số thanh toán tức thời 1.3.Hệ số thanh toán nhanh

1,150 0,969 0,169 1,118 0,734 0,075 1,081 0,652 0,096 2.Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động 2.1.Vòng quay hàng tồn kho 2.2.Kỳ thu tiền bình quân 2.3.Hiệu suất sử dụng TSLĐ 2.4.Hiệu suất sử dụng TSCĐ

2.5.Hiệu suất sử dụng tổng Tài sản

7,657 176 1,204 48,944 1,164 2,956 155 1,015 40,562 0,983 1,904 192 0,755 45,714 0,743 3.Nhóm tỷ số về cơ cấu vốn 3.1.Hệ số nợ 3.2.Hệ số tự tài trợ 0,870 0,130 0,896 0,104 0,921 0,079

4.Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời

4.1.Hệ số sinh lời doanh thu

4.2.Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE) 4.3.Hệ số sinh lời tài sản (ROA)

4.4.Hệ số doanh lợi tổng tài sản

0,022 0,190 0,033 0,025 0,021 0,189 0,030 0,021 0,018 0,173 0,027 0,014 (Nguồn: số liệu phòng Kế toán – Tài vụ)

Đây là nhóm tỷ số được rất nhiều người quan tâm như: các nhà đầu tư, người cho vay, nhà cung cấp vật liệu,… Đứng trên giác độ nhà quản trị doanh nghiệp thì họ phân tích nhóm tỷ số này để biết tình hình đáp ứng các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp.

- Hệ số thanh toán hiện hành

Hệ số thanh toán hiện hành của năm 2002 thấp hơn 2001 và hệ số thanh toán hiện hành của năm 2003 tiếp tục giảm so với năm 2002. Hệ số thanh toán hiện hành của năm 2001 là 1,150 trong khi đó hệ số thanh toán hiện thanh toán hiện hành của năm 2002 là 1,119 (giảm so với 2001); năm 2003 hệ số thanh toán hiện hành là 1,081 (giảm so với 2002).

Hệ số thanh toán hiện hành cho ta biết cứ 1đ nợ ngắn hạn đảm bảo bởi 1,150đ tài sản lưu động vào năm 2001; 1,118đ tài sản lưu động vào năm 2002; 1,081đ tài sản lưu động vào năm 2003. Như vậy các tỷ số này đều >1 nhưng vẫn thấp hơn so với mức chuẩn là 2:1 chứng tỏ khả năng bù đắp cho sự giảm giá trị tài sản lưu động của Công ty là thấp.

- Hệ số thanh toán nhanh

Hệ số thanh toán nhanh của Công ty cho thấy năm 2001 cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,969đ tài sản quay vòng nhanh (ở đây ta tạm gọi biểu thức “TSLĐ - Hàng tồn kho” là “tài sản quay vòng nhanh”) ; năm 2002 cứ 1đ nợ ngắn hạn đảm bảo bởi 0,734đ tài sản quay vòng nhanh; năm 2003 cứ 1đ nợ ngắn hạn được đảm bảo bởi 0,652đ tài sản quay vòng nhanh. Như vậy hệ số thanh toán nhanh giảm dần qua các năm. Do hệ số này <1 trong cả ba năm chứng tỏ Công ty phải trích các khoản tồn kho và các tài sản lưu động khác để thanh toán cho nợ ngắn hạn.

- Hệ số thanh toán tức thời

Hệ số thanh toán tức thời của Công ty năm 2002 là 0,075 giảm so với năm 2001 là 0,196; hệ số tức thời năm 2003 là 0,096 tăng so với năm 2002 nhưng vẫn

thấp hơn so với năm 2001. Như vậy hệ số thanh toán tức thời của Công ty vẫn ở mức thấp bởi vì nó nhỏ hơn rất nhiều so với mức chuẩn là 0,5. Điều này cho thấy Công ty sẽ gặp khó khăn nếu tất cả các khoản nợ ngắn hạn đều bị yêu cầu phải thanh toán ngay.

3.2.5.3.2.Nhóm tỷ số về khả năng hoạt động

Các tỷ số này dùng để đo lường hiệu quả sử dụng vốn, tài sản của một doanh nghiệp bằng cách so sánh doanh thu với việc bỏ vốn vào kinh doanh dưới các tài sản khác nhau.

- Vòng quay hàng tồn kho

Vòng quay hàng tồn kho của năm 2002 là 2,956 giảm so với năm 2001 là 7,657; vòng quay hàng tồn kho năm 2003 là 1,904 giảm so với năm 2002. Như vậy vòng quay hàng tồn kho của Công ty giảm dần trong ba năm. Điều này cho thấy Công ty cần cố gắng hơn nữa trong việc quản lý hàng tồn kho vì chúng ta biết rằng quản lý hàng tồn kho trong sản xuất kinh doanh xây dựng là một vấn đề khó khăn và phức tạp. Việc quản lý hàng tồn kho tốt sẽ là điều kiện tốt cho Công ty nâng cao được hiệu suất sử dụng vốn lưu động. Đây là nhân tố giúp cho Công ty nâng cao được khả năng cạnh tranh của mình trong đấu thầu xây dựng và trong sản xuất cung ứng sản phẩm phục vụ ngành xây dựng.

- Kỳ thu tiền bình quân

Năm 2002 kỳ thu tiền bình quân của Công ty là 155 ngày thấp hơn so với năm 2001 là 176 ngày; năm 2003 kỳ thu tiền bình quân là 192 ngày tăng so với năm 2002 và lớn hơn cả năm 2001. Mặc dù ta rằng trong tất cả các ngành sản xuất kinh doanh thì ngành xây dựng là ngành có thời gian bán nợ dài nhất, mức thu hồi vốn chung của ngành thông thường khoản 90-100 ngày. Còn ở Công ty Xây dựng Ngân Hàng kỳ thu tiền bình quân cao hơn rất nhiều so với mức trung bình ngành, điều này chứng tỏ Công ty chưa có biện pháp trong việc thu nợ từ phía khách hàng. Chỉ tiêu kỳ thu tiền bình quân của Công ty cho thấy Công ty bị ứ đọng vốn trong

khâu thanh toán. Nhưng đây có thể chỉ là chính sách tín dụng được nới lỏng để khách hàng được trả nợ chậm hơn nhằm gây dựng uy tín cho Công ty.

- Hiệu suất sử dụng tài sản lưu động

Do đặc tính của ngành cho nên trong các doanh nghiệp xây dựng, tài sản lưu động đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty. Khi quy mô của tài sản lưu động tăng càng nhanh thì điều đó có nghĩa là quy mô sản xuất càng được mở rộng.

Số vòng quay vốn lưu động của Công ty năm 2002 là 1,015 giảm so với năm 2001 là 1,204; số vòng quay vốn lưu động năm 2003 là 0,755 giảm so với năm 2002. Như vậy vòng quay vốn lưu động của Công ty giảm qua các năm. Điều này chứng tỏ Công ty sử dụng vốn lưu động qua ba năm gần đây chưa có hiệu quả.

- Hiệu suất sử dụng tài sản cố định

Chỉ số hiệu suất sử dụng tài sản cố định cho biết 1đ tài sản cố định mà Công ty sử dụng đem lại 48,944đ doanh thu năm 2001; 40,562đ doanh thu năm 2002; 45,714đ doanh thu năm 2003. Như vậy hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty năm 2002 là thấp hơn năm 2001, hiệu suất sử dụng tài sản cố định của Công ty năm 2003 tuy đã tăng lên so với năm 2002 nhưng vẫn thấp hơn so vơí năm 2001. Điều này cho thấy Công ty đã sử dụng có hiệu quả tài sản cố định.

- Hiệu suất sử dụng tổng tài sản

Chỉ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản cho biết cứ 1đ tài sản mà Công ty sử dụng đem lại 1,164đ doanh thu năm 2001; 0,983 đ doanh thu năm 2002; 0,743đ doanh thu năm 2003. Như vậy hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty giảm dần qua những năm gần đây. Điều này chứng tỏ trong những năm gần đây Công ty sử dụng tài sản chưa có hiệu quả.

Để cải thiện chỉ số này Công ty cần tăng cường đổi mới máy móc thiết bị nhưng đồng thời phải có kế hoạch bồi dưỡng cho người lao động về kỹ thuật sử dụng có hiệu quả máy móc thiết bị, nâng cao tay nghề cho họ dể tận dụng hết năng suất của máy móc thiết bị đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng. Đồng thời Công ty cần tiến hành các thủ tục để thanh lý các tài sản đã quá cũ, không còn phù hợp với yêu cầu kỹ thuật ngày càng cao của các công trình, tăng cường các biện pháp mở rộng thị trường và mở rộng ngành nghề kinh doanh để tăng cường doanh thu và lợi nhuận cho Công ty.

3.2.5.3.3.Nhóm tỷ số về cơ cấu vốn

Chỉ số về cơ cấu vốn phản ánh mức độ tự chủ về tài chính cũng như khả năng sử dụng vay nợ của doanh nghiệp. Xem xét cơ cấu vốn hợp lý, bảo đảm an toàn cho các chủ nợ hay không, tốc độ tăng của vốn vay có đảm bảo khả năng thanh toán lãi vay của công nghiệp hay không là rất cần thiết. Và với hệ số nợ như vậy thì khả năng huy động vốn của doanh nghiệp trong tương lai có gặp khó khăn gì không?

- Hệ số nợ

Hệ số nợ của Công ty qua các năm 2001, 2002, 2003 có xu hướng tăng lên. Điều này có thể làm cho các chủ nợ không hài lòng vì tỷ số nợ càng cao thì họ sẽ không có cơ sở để tin tưởng vào việc trả nợ của Công ty. Hệ số nợ của Công ty năm 2001 là 0,870; năm 2002 là 0,896; năm 2003 là 0,921. Công ty không có các khoản nợ dài hạn mà chỉ có các khoản nợ ngắn hạn do quá trình sản xuất kinh doanh trong ngành xây dựng kéo dài, giá trị sản phẩm lớn, loại hình sản xuất mang tính gián đoạn. Điều đó làm cho nhu cầu về vốn trong kinh doanh xây dựng rất lớn so với các ngành khác. Như vậy hệ số nợ của Công ty thể hiện sự bất lợi đối với các chủ nợ nhưng nó lại có lợi cho chủ sở hữu. Nhưng hệ số nợ cao thì mức độ an

toàn trong kinh doanh càng kém vì chỉ cần một lượng tới hạn không trả được sẽ rất dễ làm cho cán cân thanh toán mất thăng bằng, do đó sẽ xuất hiện nguy cơ bị phá sản.

- Hệ số tự tài trợ

Do hệ số nợ của Công ty tăng cao nên hệ số tự tài trợ của Công ty giảm dần. Hệ số tự tài trợ của Công ty năm 2001 là 0,130; năm 2002 là 0,104; năm 2003 là 0,079. Thông thường các nhà tài chính cho rằng tỷ lệ này bằng 0,5 là hợp lý, thế nhưng hệ số tự tài trợ của Công ty thấp hơn rất nhiều so với mức này. Điều này cho thấy mức độ tự chủ về tài chính của Công ty là chưa cao, phần tài sản tài trợ bằng vốn đi vay lớn hơn phần tài sản tài trợ bằng vốn tự có. Tuy nhiên trong thực tế kinh doanh hiện nay, đây là mức phổ biến ở các doanh nghiệp thuộc mọi loại hình kinh doanh vì nếu doanh nghiệp không tích cực đi vay để kinh doanh mà chỉ dựa vào vốn chủ sở hữu thì sẽ không một doanh nghiệp nào có đủ vốn. Do sản phẩm của ngành xây dựng là các công trình có giá trị lớn, đòi hỏi Công ty phải có một lượng vốn lớn. Do đó Công ty cần tìm các biện pháp huy động vốn hoặc tìm các nguồn tài trợ để đảm bảo quá trình sản xuất kinh doanh được tiến hành liên tục. Nhưng trước khi xem xét, lựa chọn các thiết bị đầu tư cần quan tâm đến chi phí vốn. Nếu xem nhẹ hoặc bỏ qua chi phí vốn trong huy động các nguồn tài trợ thì đó sẽ là yếu tố nguy hiểm làm giảm hiệu quả kinh doanh của Công ty.

3.2.5.3.4.Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời

Nhóm tỷ số về khả năng sinh lời phản ánh tổng hợp nhất hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả quản lý doanh nghiệp.

- Hệ số sinh lời doanh thu

Hệ số sinh doanh thu cho biết trong 1đ doanh thu có 0,022đ lợi nhuận sau thuế năm 2001; 0,021đ doanh thu năm 2002; 0,018đ doanh thu năm 2003. Như vậy hệ số sinh lời doanh thu của Công ty qua các năm có xu hướng giảm dần, và ở mức

thấp. Trong những năm tới để nâng cao chỉ tiêu hệ số sinh lời doanh thu Công ty cần đề cao công tác quản lý tiến độ, chất lượng, kỹ thuật các công trình nhằm tránh mọi rủi ro gây khả năng tăng thêm chi phí, phân công phân cấp lãnh đạo chuyên sâu phụ trách và chịu trách nhiệm từng công việc cụ thể nhằm giảm đến mức tối thiểu các chi phí, từ đó sẽ có khả năng tăng lợi nhuận cho Công ty, góp phần làm tăng chỉ số sinh lời doanh thu.

- Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu (ROE)

Hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu cho biết trong 1đ vốn chủ sở hữu có 0,190đ lợi nhuận sau thuế năm 2001; 0,189đ lợi nhuận sau thuế năm 2002; 0,173đ lợi nhuận sau thuế năm 2003. Như vậy hệ số sinh lời vốn chủ sở hữu của Công ty có xu hướng giảm đi trong những năm gần đây. Đây là điều mà Công ty cần phải xem xét lại và phải có những biện pháp hữu hiệu để làm tăng tỷ số này trong thời gian tới.

- Hệ số sinh lời tài sản (ROA)

Hệ số sinh lời tài sản của Công ty năm 2002 là 0,030 giảm so với năm 2001 là ,033; năm 2003 hệ số sinh lời tài sản là 0,027 giảm so với năm 2002. Như vậy hệ số sinh lời tài sản của Công ty giảm đi trong những năm gần đây. Điều này cho thấy Công ty sử dụng tài sản là chưa có hiệu quả. Điều này đã được phân tích bởi tỷ số hiệu suất sử dụng tổng tài sản của Công ty.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH (Trang 36 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(47 trang)
w