Những hạn chế trên đây về vấn đề quản lý TD của Agribank Hoàng Mai do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan gây ra.
Môi trường kinh tế:
Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang ở trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới, nhiều vấn đề còn dở dang, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới, bởi vậy nhiều vấn đề còn chưa hoàn thiện.
Các Doanh nghiệp sản xuất kinh doanh kém hiệu quả, khả năng tự vay vốn bị hạn chế, dẫn đến vốn để đầu tư chiều sâu, mở rộng bị thu hẹp, thiếu thị trường tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong cả khâu sản xuất lẫn tiêu thụ hàng hoá, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của Doanh nghiệp và khả năng trả nợ vốn vay Ngân hàng.
Môi trường pháp lý :
Môi trường pháp lý cho kinh doanh tín dụng của Ngân hàng chưa đầy đủ, đồng bộ. Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp vốn vay Ngân hàng, ở khía cạnh này hay khía cạnh khác qui định chưa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu các văn bản hướng dẫn, hoặc có hướng dẫn nhưng chưa phù hợp, nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thể hiện:
* Về cơ sở pháp lý của tài sản thế chấp:
Theo quy định của luật pháp thì cơ sở đảm bảo cho việc thế chấp tài sản là bản hợp đồng được ký kết giữa hai bên thế chấp và nhận thế chấp, cùng bản gốc giấy tờ
chứng minh cùng sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thế chấp. Thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm cấp chứng thư nhận quyền sở hữu tài sản cho các chủ sở hữu chưa được rộng khắp. Do đó thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn Ngân hàng nhiều khó khăn phức tạp, do thiếu cơ sở pháp lý và quyền sở hữu tài sản.
* Vấn đề phát mại tài sản thế chấp:
Pháp lệnh kế toán thống kê chưa đủ hiệu lực bắt buộc các doanh nghiệp thực hiện chế độ hoạch toán thống kê chính xác kịp thời. Các doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa hoạch toán kế toán theo qui định, chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với các báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nên số liệu không phản ánh chính xác tình hình sản xuất, kinh doanh tài chính của khách hàng, làm cho việc xử lý phân tích thông tin và ra quyết định của Ngân hàng cũng thiếu chính xác.
Hiệu lực của cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng và hợp đồng kinh tế...
Về trình độ cán bộ tín dụng:
Mặc dù luôn quan tâm tới việc đào tạo đội ngũ cán bộ tín dụng, ngay trong việc tuyển lựa cán bộ tín dụng cũng đặt ra yêu cầu trình độ đại học, đã qua công tác tín dụng ở Ngân hàng khác, hiểu biết về các ngành kinh tế khác. Song điều bất cập xảy ra là trình độ bằng cấp thì nhiều song việc áp dụng vào thực tế công việc lại đòi hỏi phải năng động, nhanh nhạy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực quản lý, trình độ, kiến thức khoa học và thực tiễn cuộc sống để quyết đoán một món vay cho phù hợp, đúng cơ chế, tính toán được hiệu quả cho cả Ngân hàng và kháchh hàng, và có thể lường trước được những bất trắc có thể xảy ra.
Quy trình tín dụng :
Trong việc thực hiện chiến dịch màng lưới gắn với cơ chế khoán tài chính phân phối tiền lương theo kết quả làm ra để chiếm lĩnh thị trường, tăng cường lợi thế cạnh tranh với các tổ chức tín dụng khác. Một số cán bộ chưa ý thức được mục đích, ý nghĩa của nó là mở rông kinh doanh Ngân hàng gắn liền với hiệu quả kinh tế xã hội và
hiệu quả của chính bản thân Ngân hàng, mở rộng cho vay mang tính thái quá, để có thu nhập cao, chạy theo số lượng mà không quan tâm tới chất lượng và hiệu quả vốn đầu tư, dẫn đến hậu quả xấu cho chất lượng tín dụng.
Thông tin tín dụng :
Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa có một qui chế đủ hiệu lực đưa các ngân hàng, tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng vào guồng máy để có sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong việc đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác kịp thời.
Kiểm soát nội bộ:
Vai trò chủ động kiểm tra, kiểm soát tự phát hiện của Ngân hàng cơ sở làm chưa thường xuyên và chưa sâu sát và nghiêm túc, cả về mặt nội dung, phương pháp và các biện pháp xử lý. Chất lượng kiểm tra, phúc tra và sửa chữa sai sót kiểm tra chưa cao, khắc phục xử lý chưa kiên quyết và dứt điểm.
Tóm tắt chương2
Qua đánh giá các giải pháp quản lý tín dụng ở Agribank Hoàng Mai trong những năm qua đã khẳng định được vai trò tín dụng Ngân hàng góp phần vào sự nghiệp phát triển xây dựng kinh tế, kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ. Tuy vậy, vẫn còn nhiều vấn đề tồn tại cần phải xem xét một cách nghiêm túc để có giải pháp khắc phục, nhằm không ngừng củng cố về quản lý rủi ro tín dụng,đảm bảo chất lượng tín dụng, đóng góp tốt hơn nữa cho quá trình xây dựng kinh tế và phát triển xã hội đất nước.
Rủi ro trong hoạt động tín dụng của các NHTM nói chung và trong hoạt động tín dụng của NHNo&PTNT Hoàng Mai là một tất yếu khách quan, không thể tránh khỏi; vấn đề đặt ra đối với các nhà quản lý là phải nhận diện được các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng, từ đó có biện pháp quản lý nhằm giamr thiểu rủi o, thực mục tiêu tối đa lợi nhuận.
Thực tiễn hoạt động tín dụng và công tác quản lý rủi ro tại NHNo& PTNT Hoàng Mai ở chương 2 sẽ là cơ sở để hoàn thiện các giải pháp quản lý rủi ro tại NHNo&PTNT Hoàng Mai.