- Chia cổ tức năm nay
3. Thực trạng và giải pháp:
3.1. Thực trạng:
Quy trình và hệ thống kế toán tại mỗi doanh nghiệp được xây dựng trên cơ sở đặc thù mô hình sở hữu và quản lý của mỗi doanh nghiệp.
Vài năm trở lại đây, quá trình thay đổi về sở hữu, mô hình, cơ cấu tổ chức quản lý tại các doanh nghiệp đã và đang diễn ra. Tuy nhiên, việc thay đổi về cơ cấu tổ chức và vận hành của bộ máy kế toán có thể chưa được tiến hành đồng thời và phù hợp với sự thay đổi của cơ cấu quản lý, sở hữu. Điều này có thể thấy rất rõ khi thời gian gần đây các tập đoàn kinh tế Nhà Nước thành lập nhiều công ty con, công ty thành viên và công ty liên kết. Tuy nhiên, công tác kế toán tại các công ty con này được tổ chức và vận hành ra sao cho phù hợp với mô hình chung của tập đoàn thì không phải lúc nào cũng có câu trả lời thích đáng.
Qua tìm hiểu, khó khắn của các doanh nghiệp trong việc lập BCTC hợp nhất có thể được nhìn nhận ở các khía cạnh sau:
3.1.1. Thông tin lập BCTC được cung cấp không đầy đủ, đôi khi chưa phù hợp. Tại nhiều đơn vị , việc các công ty con, công ty thành viên nộp BCTC lên công ty mẹ một cách định kỳ cho mục đích quản lý nhiều hơn là mục tiêu hợp nhất BCTC. Do đó, các thông tin này không được thiết kế cho mục tiêu hợp nhất, dẫn đến không cung cấp đầy đủ thông tin phù hợp cho quá trình hợp nhất BCTC.Hơn thế, trong cùng một tập đoàn, một tổng công ty thì đôi khi số liệu báo cáo của các đơn vị thành viên cũng không nhất quán nhau về chính sách, mẫu biểu,…làm cho quá trình hợp nhất gặp nhiều khó khăn.
3.1.3. Kinh nghiệm, trình độ của một bộ phận đội ngũ nhân sự kế toán thực hiện công tác lập BCTC hợp nhất chưa cao.
Có thể khái quát rằng, công tác lập BCTC hợp nhất của một số doanh nghiệp không được lập kế hoach chi tiết một cách đầy đủ. Do đó, đến cuối năm tài chính, khi đặt ra vấn đề lập BCTC hợp nhất thì các khó khăn mới được đề cập.Ngoài khó khăn về mặt nhân sự thì các thông tin phục vụ cho quá trình hợp nhất thường không đầy đủ, không kịp thời và không đủ chất lượng đáp ứng yêu cầu hợp nhất. Lý do đơn giản là các thông tin này đã không được theo dõi một cách đầy đủ và theo một mẫu biểu thống nhất từ khi nó phát sinh.
3.2 Giải pháp:
Như vậy, để việc lập BCTC hợp nhất được đơn giản, thuận tiện. đi vào thực tế và đáp ứng đồi hỏi về chất lượng cũng như tiến độ thì công tác kế toán cần được tổ chức trên phạm vi toàn bộ tập đoàn, toàn bộ hệ thống các công ty mẹ, công ty con, công ty liên kết và không có sự tách biệt đáng kể giữa công ty mẹ-công ty con hay kế toán hợp nhất BCTC.Trong quá trình tổ chức công tác kế toán tại các công ty con, công ty liên kết thì mục tiêu phục vụ cho quá trình hợp nhất cũng là mục tiêu bắt buộc.
Một số gợi ý về quá trình tổ chức kế toán trên phạm vi toàn bộ tập đoàn:
Một là, Đồng nhất quy trình khóa sổ và lập BCTC hợp nhất:
Quy trình khóa sổ kế toán và lập BCTC cần được xây dựng và triển khai áp dụng đồng bộ cho tất cả các đơn vị trong tập đoàn. Quy trình đồng nhất này phải đảm bảo một số yêu cầu tối thiểu sau:
3.2.1. Đồng nhất về chính sách kế toán áp dụng: các hoạt động kinh doanh tương tự nhau trên phạm vi toàn bộ tập đoàn cần được ghi nhận và xử lý theo cùng một chính sách, một phương pháp thống nhất. Điều này đảm bảo số liệu ghi nhận giữa các đơn vị có sự tương đồng và thể hiện đầy đủ toàn bộ hoạt động của toàn bộ tập đoàn.Quá trình này không chỉ bao gồm, đồng bộ các chính sách nghiệp vụ kinh tế phát sinh, mà còn đồng bộ về quy trình lập BCTC, đồng bộ
các thủ tục kiểm soát được thành lập trong các quy trình như: thực hiện các bút toán điều chỉnh cuối kỳ, quá trình soát xét, kiểm tra, phê duyệt BCTC.
3.2.2. Đồng nhất hệ thống mẫu biểu báo cáo: các mẫu biểu báo cáo, bao gồm cả: BC tổng hợp, BC chi tiết cần được quy định đầy đủ, đồng nhất và thống nhất áp dụng giữa tất cả các đơn vị thành viên.
3.2.3. Quy định về thời hạn hoàn thành báo cáo tại các đơn vị: để đáp ứng yêu cầu và thời gian hoàn thành BCTC hợp nhất thì BCTC tại các công ty con, công ty liên kết trong tập đoàn cũng cần phải được hoàn thành trong thời gian phù hợp.
Hai là, Hướng dẫn và giám sát thực hiện:
Các hệ thống chính sách, thủ tục, mẫu biểu đã được thiết lập dần được phổ biến đầy đủ tới các đơn vị thành viên, tới những người trực tiếp làm nhiệm vụ ghi chép kế toán phục vụ cho quá trình hợp nhất. Việc đào tạo, phổ biến kiến thức cần được làm thường xuyên, nhằm đảm bảo hệ thống nhân sự kế toán nắm bắt, cập nhật đầy đủ những yêu cầu mới, những khó khăn phát sinh.
Quá trình này cũng nhằm đảm bảo trong trường hợp có sự thay đổi về nhân sự kế toán thì những người mới đảm trách công việc mới có thể đáp ứng yêu cầu. Việc lập thử nghiệm BCTC hợp nhất có thể được tiến hành để xác định trước các vấn đề phát sinh và có thời gian xử lý kịp thời.
Trong quá trình lập BCTC hợp nhất, các doanh nghiệp cũng nên có một bộ phận hoặc cán bộ giám sát quy trình hợp nhất. Quá trình giám sát có thể đối với việc thực hiện ghi chép ban đầu tại các đơn vị thành viên, việc tuân thủ các quy định về biểu mẫu, thủ tục , chính sách cũng như đáp ứng về yêu cầu thời hạn.
Bộ phận giám sát cũng có thể là nơi nắm bắt và giải đáp các thắc mắc , khó khăn phát sinh tại các đơn vị. Đảm bảo rằng các vấn đề phát sinh tại mỗi đơn vị cục bộ đã được giải quyết trước khi lập BC . Hơn nữa, nếu đó là vấn đề liên quan đến toàn bộ tập đoàn thì cần được phổ biến đến tất cả các đơn vị liên quan.
Kết luận
Từ việc nghiên cứu lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất ở trên cho thấy rằng, việc lập và trình bày Báo cáo tài chính hợp nhất sao cho nó phản ánh đúng tình hình hoạt động kinh doanh của cả tập đoàn là cần thiết. Tuy nhiên, do có nhiều ảnh hưởng đến các nghiệp vụ về kỹ thuật xử lý hạch toán nên việc lập và trình bày BCTC hợp nhất rất phức tạp đòi hỏi phải có chuẩn mực và thông tư hướng dẫn cụ thể về việc này.
Chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS 25- “Báo cáo tài chính hợp nhất và kế toán khoản đầu tư vào công ty con” được Bộ Tài chính ban hành và công bố theo Quyết định số 234/2003/QĐ-BTC ngày 30/12/2003 đã hướng dẫn một cách khá cụ thể về lập và trình bày BCTC hợp nhất; tuy nhiên còn nhiều vấn đề có ảnh hưởng quan trọng đến BCTC hợp nhất vẫn chưa được quy định một cách cụ thể trong Chuẩn mực kế toán này.
Vì tập đoàn kinh tế là một hình thức còn khá mới mẻ đối với nền kinh tế Việt Nam nên khó có thể tiếp cận hết các vấn để phát sinh liên quan đến nó. Chính vì vậy, Chuẩn mực kế toán Việt Nam chưa được hoàn thiện là một điều không thể tránh khỏi; cần học hỏi kinh nghiệm của các quốc gia đi trước để ngày càng hoàn thiện hơn hệ thống pháp lý kế toán về BCTC hợp nhất.
Hiện nay, khi nền kinh tế Việt Nam đang chuyển đổi và hội nhập với nền kinh tế thế giới, cùng với sự xuất hiện ngày càng nhiều các tập đoàn thì phạm vi của một tập đoàn cũng ngày càng mở rộng vượt ra khỏi biên giới một quốc gia. Một số nhà đầu tư nước ngoài, ngân hàng… muốn đầu tư liên doanh vào các tập đoàn Việt Nam, đều mong muốn nhận được Báo cáo tài chính hợp nhất phản ánh trung thực toàn cảnh tình hình tài chính của tập đoàn mà họ định đầu tư và cho vay. Điều này đã đặt ra yêu cầu cấp thiết cần phải hoàn thiện hệ thống pháp lý kế toán về BCTC hợp nhất cũng như việc sớm ban hành thêm các chuẩn mực liên quan và thông tư hướng dẫn cụ thể cho việc lập và trình bày BCTC hợp nhất
để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lập và trình bày BCTC hợp nhất để BCTC hợp nhất có thể đáp ứng được nhu cầu của những người quan tâm.
Trên đây là những tìm hiểu ban đầu của em về lập và trình bày BCTC hợp nhất nhằm hiểu rõ hơn về BCTC hợp nhất. Chính vì vậy, bài viết này không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong thầy cô; các bạn và những ai quan tâm đến vấn đề này đóng góp ý kiến để em có thể hoàn thành tốt bài viết. Em xin chân thành cảm ơn.