Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM)

Một phần của tài liệu VIỆT NAM - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 31 - 33)

III. GIỚI THIỆU CÁC TỔ CHỨC VÀ DIỄN ĐÀN KINH TẾ QUỐC TẾ VIỆT NAM THAM GIA

4. Hội nghị thượng đỉnh Á-Âu (ASEM)

Diễn đàn hợp tác Á–Âu (tiếng Anh: The Asia-Europe Meeting, viết tắt ASEM) được chính thức thành lập vào năm 1996 trong hội nghị cấp cao đầu tiên tại Bangkok. ASEM là một diễn đàn liên khu vực bao gồm Ủy ban châu Âu và 27 nước thành viên của Liên minh châu Âu (EU) và 14 thành viên của nhóm ASEAN cộng 3.

Thực chất hiện nay ASEM là một diễn đàn hợp tác, cơ chế phối hợp thông qua các nước điều phối viên và chưa có Ban thư ký điều hành. Các nước vẫn đang tiếp tục nghiên cứu thảo luận hướng phát triển của ASEM trong thời gian tới và có nhiều khả năng ASEM sẽ được nâng lên thành một tổ chức kinh tế khu vực giải quyết vấn đề tự do hoá thương mại, đầu tư giữa châu Á và châu Âu.

Trong bối cảnh toàn cầu hoá và khu vực hoá nền kinh tế thế giới hiện nay, hợp tác Á-Âu có ý nghĩa hết sức to lớn. Các nước châu Âu thành viên ASEM đã trở thành một trung tâm kinh tế quan trọng với việc hình thành Liên minh tiền tệ châu Âu (EMU) và việc sử dụng đồng tiền chung EURO vào tháng 1-1999. Liên minh châu Âu cũng đang đẩy nhanh quá trình nhất thể hóa cả về chiều rộng và chiều sâu.

Song song với EU, vai trò của châu Á ngày càng được củng cố trong hệ thống kinh tế và chính trị quốc tế với tiềm năng to lớn về cơ hội thương mại và đầu tư. Sự liên kết giữa hai khối kinh tế lớn này thông qua ASEM sẽ tạo ra một động lực mới thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư giữa hai châu lục phát triển, tạo nên một sức mạnh tổng hợp của 3 khối kinh tế lớn là EU, Nhật Bản và các nước châu Á đang phát triển.

Ngoài ra, trong bối cảnh Mỹ và các nước Bắc Mỹ đã xây dựng và đang phát triển mạnh mẽ mối quan hệ kinh tế với các nước châu Á trong khuôn khổ Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC), châu Âu đã có liên hệ chặt chẽ với Bắc Mỹ qua quá trình lịch sử và mạng lưới dày đặc của những thể chế xuyên Đại Tây Dương, hợp tác ASEM còn có một ý nghĩa mang tính chất chiến lược, đó là cái cầu nối thắt chặt hơn châu Âu với Châu á, tạo đối trọng trong quan hệ giữa các trung tâm kinh tế lớn là EU - Mỹ- Nhật Bản và các nước châu Á đang phát triển.

b. Quan hệ Việt Nam với ASEM

Việt Nam đã có đóng góp to lớn vào quá trình hình thành ASEM và là một trong 26 bên sáng lập ASEM (3/1996). Từ đó đến nay, Việt Nam có nhiều nỗ lực cùng các đối tác trong ASEM đưa tiến trình ASEM phát triển theo đúng các mục tiêu ban đầu và đưa quan hệ đối tác Á- Âu lên một tầm cao mới, ngày càng hiệu quả và thiết thực hơn cho sự phát triển của cả hai châu lục.

Không chỉ giới hạn trong việc tích cực triển khai các thỏa thuận của 4 Hội nghị Cấp cao trên cả 3 lĩnh vực: đối thoại chính trị, hợp tác kinh tế và hợp tác trong các lĩnh vực khác, Việt

Nam còn chủ động nêu ra nhiều sáng kiến, góp phần làm phong phú và đa dạng thêm các hoạt động hợp tác trong ASEM. Các đại diện của Việt Nam tại Hội đồng Thống đốc Quỹ Á - Âu (ASEF), Nhóm Viễn cảnh Á - Âu, Nhóm Đặc trách Kinh tế ASEM, Nhóm Chuyên gia về Đầu tư đã có những đóng góp tích cực và thiết thực cho hợp tác chung.

Ngoài ra, từ tháng 10 năm 2000 đến hết tháng 10 năm 2004, Việt Nam đã đảm nhiệm cương vị điều phối viên châu Á trong bốn điều phối viên của ASEM. Với trọng trách này, Việt Nam đã điều hành tốt các hoạt động của ASEM, có những đóng góp cụ thể vào những vấn đề quan trọng của tiến trình hợp tác ASEM và được các thành viên ASEM đánh giá cao. Đóng góp tích cực nhất của Việt Nam đối với ASEM là việc tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao Á - Âu lần thứ 5 (ASEM 5) tại Hà Nội từ ngày 8-9/10/2004 và đưa tiến trình hợp tác Á-Âu lên một tầm cao mới, sống động hơn, thực chất hơn.

Các nguồn tham khảo:

www.customs.gov.vn vndgforcus.vietnamgateway.org www.nciec.gov.vn vovnews.vn

www.asean2010.vn tailieu.vn vi.wikipedia.org tạp chí pháp luật

Một phần của tài liệu VIỆT NAM - CƠ HỘI VÀ THÁCH THỨC TRÊN CON ĐƯỜNG HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(33 trang)
w