I-Triển vọng:

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất một số mặt hàng nông thủy sản chủ đạo của nước ta trong những năm qua (Trang 31 - 34)

1-Triển vọng của gạo và cà phê:

Mặc dù, hiện nay, xuất khẩu gạo và xuất khẩu cà phê gặp rất nhiều khó khăn do giá xuống quá thấp, song về lâu dài xuất khẩu gạo và cà phê có triển vọng phát triển rất lớn. Bởi vì nước ta có nhiều lợi thế về đất đai, khí hậu, lao động để phát triển sản xuất.

Thứ nhất: Năng suất sản xuất gạo và cà phê của ta cao hơn hẳn các nước khác.

Thứ hai: Chi phí để sản xuất gạo và cà phê của ta cũng rẻ hơn. Đó là điều

kiện rất thuận lợi để cạnh tranh về giá.

Thứ ba: Chất lượng gạo và cà phê của ta đang ngày càng được cải thiện

do nhà nước đã quan tâm đầu tư đúng mức nhằm đổi mới trang thiết bị, công nghệ phục vụ sản xuất và xuất khẩu.

Thứ tư: Sản phẩm gạo và cà phê của ta ít nhiều đã có tiếng tăm trên thị

trường thế giới. Hiện nay, thị trường gạo đã mở rộng tới hơn 50 nước, thị trường cà phê mở rộng tới hơn 40 nước, trong đó chỉ có một số nước là thị trường chính còn lại đa số các nước có nhập khẩu nhưng với số lượng và trị giá thấp. Chính các nước này sẽ là đối tượng của chúng ta trong tương lai.

Thứ năm: Hiện nay, gạo và cà phê đóng góp một nguồn ngoại tệ khá lớn

(khoảng 1,5 tỉ USD, chiếm khoảng 12,5% tổng kim ngạch xuất khẩu) cho công cuộc CNH-HĐH đất nước, do vậy Đảng và Nhà nước rất quan tâm và đề ra nhiều chính sách nhằm thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu hai mặt hàng này.

Xét riêng về gạo thì những năm qua và trong những năm tới, sản lượng

gạo thế giới tăng rất ít, trong khi sản lượng gạo Việt Nam liên tục tăng (theo FAO, trong 10 năm 1990-1999 sản lượng gạo tăng 70 triệu tấn trong đó Việt Nam đóng góp 10 triệu tấn chiếm 14,29%). Năm 2000, sản lượng lúa gạo thế giới đạt 581 triệu tấn, tăng so với năm 1999 là 8 triệu tấn, thì trong đó Việt Nam tăng 1,5 triệu tấn, chiếm 18,75%(1). Như vậy, dân số thế giới thì không ngừng tăng mà sản lượng lúa gạo thế giới tăng chậm, đó là điều kiện thuận lợi để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu gạo trong tương lai. Năm 1999, chúng ta đã đạt đến đỉnh cao trong xuất khẩu là 4,55 triệu tấn, trong khi sản lượng chỉ đạt 31,4 triệu

(1): Xu t kh u g o Vi t Nam-10 n m nhìn l i-Nguy n Sinh Cúc. T p chí C ng s n s 7ấ ạ ở ệ ă ả ố (4/1999) trang 45

tấn. Hy vọng trong những năm tiếp theo, xuất khẩu của nước ta sẽ vượt con số này.

Xét về cà phê thì nước ta là một nước trẻ trong thế giới xuất khẩu cà phê,

vì vậy có rất nhiều tiềm năng để phát triển. Tiềm năng lớn nhất là tiềm năng đất đai. Chúng ta còn một diện tích đất lớn chưa khai thác (1,7triệu ha), trong khi các nước trồng cà phê già cỗi khác hầu như đã khai thác hết. Thứ hai là chi phí sản xuất cà phê của ta rất thấp do năng suất cao hơn mức trung bình của thế giới từ 1,7-2,5 lần. Do đó, chúng ta có lợi thế về giá. Thứ ba là các nước khác đặc biệt là khu vực Mĩ latinh thường hay xảy ra thiên tai gây mất mùa nên cà phê nước ta lúc đó rất được giá, không những xuất hết mà nhiều khi phải nhập ở châu Phi về để giao cho khách đã trót kí hợp đồng từ trước.

2-Triển vọng của cao su và thủy sản:

Đối với cao su thì trong điều kiện hiện nay, nhu cầu tiêu thụ cao su mủ ly

tâm (mủ kem) trên thị trường thế giới vẫn còn lớn. Cụ thể là, nếu năm 1991, thế giới tiêu thụ 596 ngàn tấn mủ ly tâm (mủ kem) thì đến năm 1996 đã lên đến 781 ngàn tấn, nghĩa là tăng 31,0% trong vòng 5 năm. Cũng trong thời gian đó, toàn bộ cao su tự nhiên tiêu thụ trên thị trường thế giới chỉ tăng 21,1%(1). Điều này có thể ở ra triển vọng cho cao su Việt Nam khả năng chen chân vào thị trường cao su mủ ly tâm đang rộng mở. Trước hết là thị trường Malaysia, Hàn Quốc, Đài Loan, Trung Quốc, Pháp...hiện đang nhập mặt hàng này của Việt Nam và nhu cầu mỗi năm một tăng, theo dự kiến mỗi năm có thể tăng thêm vài vạn tấn. Đây là điều rất thuận lợi cho việc tăng cường xuất khẩu cao su trong tương lai.

Đối với thủy sản thì có thể khẳng định rằng, với đà tăng trưởng như

những năm qua, với tiềm năng về điều kiện tự nhiên và lao động, với chính sách đúng đắn cho sự phát triển; trong xu hướng ngày một tăng nhu cầu thủy sản trên thế giới chúng ta có thể vươn lên thành một nước mạnh về thủy sản, lấy xuất khẩu làm mũi nhọn góp phần tăng tích lũy cho CNH-HĐH đất nước. Xét về

(1): Công nghi p ch bi n cao su trên ệ ế ế đường h i nh p. Nguy n ộ ễ Đăng Ki u, Nguy n H u ề Ti n. T p chí C ng s n s 18 (9/2000) trang 52.ế ả ố

tiềm lực ngành thủy sản, nước ta có đủ khả năng tăng trưởng mạnh hơn trong thời gian tới và như trong các dự báo, đến năm 2010 có thể đạt 2 tỉ USD xuất khẩu và 2,4 triệu tấn thủy sản cả nuôi trồng và khai thác.

Một phần của tài liệu Thực trạng sản xuất một số mặt hàng nông thủy sản chủ đạo của nước ta trong những năm qua (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(41 trang)
w