Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Thù lao lao động sự bất đồng và thống nhất về lợi ích ở VN hiên nay (Trang 26 - 29)

Hiện nay, ở nước ta, lực lượng sản xuất còn ở trình độ phát triển chưa cao và không đồng đều giữa các ngành, vùng, thậm chí giữa các đơn vị trong cùng một ngành hay một vùng; theo đó, quan hệ sản xuất của nước ta cũng được cấu trúc phức tạp, tồn tại nhiều thành phần kinh tế cũng như hình thức sở hữu. Mỗi thành phần kinh tế đều được xác định trên cơ sở hình thức sở hữu chi phối và do một giai cấp hoặc tầng lớp xã hội đại diện cho nó. Sự phát triển của kinh tế nhiều thành phần tất yếu dẫn tới sự phân tầng xã hội hay phân hóa giai cấp. Khi đã có sự phân hóa giai tầng thì tất yếu, sẽ tồn tại cả sự thống nhất lẫn mâu thuẫn giai cấp,dẫn đến mâu thuẫn về lợi ích.

Tiêu biểu cho mối quan hệ vừa thống nhất, vừa mâu thuẫn trên con đường đi lên chủ nghĩa xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng là quan hệ giữa giai cấp công nhân và tầng lớp doanh nhân ở nước ta hiện nay. Đây cũng là vấn đề phức tạp, đang được tranh luận khá sôi nổi ở một số diễn đàn khoa học trong nước. Có quan điểm đã cho rằng, việc chuyển sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, trong đó có thành phần kinh tế tư bản tư nhân cũng như kinh tế tư bản nhà nước, tất yếu sẽ dẫn tới việc khôi phục tình trạng bóc lột người lao động trong xã hội ta. Cần hiểu thực chất vấn đề này như thế nào? Doanh nhân có thực sự bóc lột người lao động?

Việt Nam đang phát triển "theo hướng chủ nghĩa xã hội” (lời Chủ tịch Hồ Chí Minh), vì lẽ đó, Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định, chúng ta không đi theo con đường phát triển tư bản chủ nghĩa; mặt khác, nước ta chưa phải là một nước đã xây dựng xong chủ nghĩa xã hội - chế độ xã hội mà hiện tượng người bóc lột người về cơ bản được xóa bỏ. Trong bối cảnh đó, tất yếu tồn tại hiện tượng thuê lao động và lao động làm thuê (hiện tượng mua bán sức lao động). Đây là một trong những cơ sở dẫn đến sự bóc lột sức lao động. Tuy nhiên, nếu khẳng định rằng, tất cả những người làm kinh tế tư bản tư nhân là người bóc lột sức lao động, hay doanh nhân là những người bóc lột sức lao động của công nhân, thì chưa hoàn toàn chính xác.

C.Mác đã nhận xét,về nguyên tắc,”mỗi người SX phải nhận được đầy đủ giá trị lao động của sản phẩm của mình”,nhưng nơi nào mà bộ phận xã hội chiếm độc quyền

về những tư liệu SX thì nơi đó người lao động,tự do hay không tự do,đều buộc phải thêm thời gian lao động cần thiết để nuôi sống bản thân mình,một số thời gian lao đông được dôi ra dùng để SX những tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu sinh hoạt cho người chiếm hữu tư liệu SX”.Ph.Ăngghen bổ sung thêm rằng”dù dưới bất kì chế độ XH nào có thể hình dung được thì người công nhân cũng không thể nhận được giá trị đầy đủ giá trị sản phẩm của người tiêu dùng và quỹ tích lũy,và vì vậy lúc đó người công nhân này,nghĩa là mọi thành viên của XH sẽ chiếm hữu và sử dụng tất cả sản phẩm của mình,nhưng mỗi người riêng lẻ sẽ không sử dụng”toàn bộ số thu nhập của người lao động-của mình”

Chúng ta cần phải thừa nhận rằng,một trong những mục đích cốt lõi của hoạt động SXKD là lãi suất(lợi nhuận)-đó cũng là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển của các DN cũng như doanh nhân trong mọi nền kinh tế hoạt động theo cơ chế thị trường.Mặt khác doanh nhân còn lực lượng gián tiếp tạo ra sản phẩm,nhưng việc khấu hao tài sản cố định cũng như sự sinh lời (lợi nhuận đương nhiên)của số tiền đầu tư vào SXKD mà đi gửi tiết kiệm,là trong những nguyên nhân dẫn đến việc họ phải khấu trừ một phần giá trị thặng dư hay giá trị sản phẩm do côxng nhân SX ra để bù đắp(tạo lợi nhuận đương nhiên).

Ở đây,chúng ta còn chưa tính đến công sức,trí tuệ mà doanh nhân bỏ ra trong suốt quá trình SX sản phẩm.Bên cạnh đó việc trích lại một phần giá trị thặng dư còn nhằm mục đích tái SX và điều này xét cho cùng,cũng góp phần để duy trì việc làm- nguồn thu nhập cho người lao động.Rõ công nhân không thể tạo ra giá trị thặng dư nếu trong quá trình lao động SX thiếu sự tác động(quản lí,lãnh đạo)của doanh nhân.

Như vậy đứng ở góc độ xem xét này, chúng ta có thể chấp nhận hiện tượng doanh nhân khấu trừ một phần giá trị thặng dư do người công nhân sản xuất ra ở mức độ hợp lý (nếu việc khấu trừ đó nhằm mục đích phục vụ cho lợi ích không chỉ của bản thân doanh nhân, mà còn phục vụ cho lợi ích của xã hội). Điều đó có nghĩa là, tuy còn tồn tại hiện tượng bóc lột sức lao động trong cơ sở sản xuất kinh doanh ở một mức độ nhất định khiến người lao động chưa tỏ ra “bức xúc", song hiệu quả của việc "khấu trừ" đó lại được chuyển vào những hoạt động vì cộng đồng xã hội. Ở đây, xét

cho cùng, doanh nhân là đối tượng trung gian đưa một phần hiệu quả lao động sản xuất kinh doanh của người lao động vào việc phục vụ xã hội.

Thông qua mối quan hệ về lợi ích cũng như sự mâu tuẫn và bất đồng gữa người chủ DN và người lao động,chúng ta có thể thấy rằng thù lao lao động phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách quan song quan trọng hơn,nó chính là điểm mấu chốt trong việc giải quyết mối quan hệ về lợi ích.

Nhân tố khách quan: đó là nhân tố về quá trình hội nhập,về trình độ hiểu biết cũng như trình độ quản lí của nhà lãnh đạo.Hội nhập kinh tế kéo theo nó sự phát triển của kinh tế xã hội,sự thay đổi của nấc thang giá trị văn hóa và do vậy cũng là cơ hội cho mâu thuẫn phát sinh.Nếu vấn đề về lợi ích khi không được giải quyết thỏa đáng rất dễ dẫn đến hậu quả đặc biệt trong SX đó có thể là sự trì trệ,hiệu quả SX giảm sút,chất lượng sản phẩm và vấn đề lợi nhuận.Ở VN nhân tố khách quan biểu hiện do sự thay đổi cơ cấu kinh tế,sự chuyển đổi chế độ nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang cơ chế thị trường năng động,bởi vậy việc tồn tại những sai sót là viêc không thể tránh khỏi.

Nhân tố chủ quan: đó chính là các yếu tố thuộc cá nhân của người lãnh đạo cũng như công nhân làm thuê.Trình độ kiến thức,suy luận cũng như khả năng thích nghi với điều kiện mới cũng là một vấn đề quan trọng.Người lao động bên cạnh khả năng trình độ thích hợp với yêu cầu của công việc cũng cần phải có những nhu cầu mang tính tích cực và hợp lí với những gì mình đáng được hưởng so với những gì mình mình đã cống hiến cho công việc.Mặt khác đó còn là do sở thích cá nhân,chủ nghĩa mà người lao động hay chủ DN theo đuổi.Có người với họ thì vật chất là vấn đề quan trọng song bên cạnh đó thì cũng có người cho rằng vật chất chỉ là vấn đề tầm thường.Song tùy cách nhìn nhận vấn đề của chủ DN cũng như của người lao động là khác nhau mà việc đi đến thống nhất về việc đảm bảo cho vấn đề lợi ích là cả một quá trình vất vả đòi hỏi mất thời gian và công sức.

Nhìn chung ngày nay mối quan hệ mâu thuẫn nhau về lợi ích là tồn tại khách quan và tất yếu.Hệ thống thù lao lao động dù đã sửa đổi vẫn còn tồn tại những mặt chưa làm được bởi vậy thù lao lao động cần được hoàn thiện kĩ hơn.Đặc biệt,tiền

lương là vấn đề cần được quan tâm và giải quyết triệt để.Cải cách tiền lương cho đến tận bây giờ vẫn đang được bàn bạc để nhằm đi đến một quyết định về cải cách tiền lương cho người lao động.Tiền lương khi ấy phải trở thành động lực thiết thực của người lao động,thúc đẩy họ làm việc và tăng hiệu suất của công việc.

Một phần của tài liệu Thù lao lao động sự bất đồng và thống nhất về lợi ích ở VN hiên nay (Trang 26 - 29)